Cơ cấu GRDP trên địa bàn tỉnh năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 48 - 61)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp. Sau gần 20 năm, tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh từ 51,87% năm 1997, xuống còn 13,54% năm 2015; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng gấp hơn hai lần từ 20,26% năm 1997 lên 48,98% năm 2015; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 27,87% năm 1997 lên 37,48% năm 2015. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng đã tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ giữa các các ngành, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc....

Bảng 3.2. Cơ cấu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành giai đoạn 1997-2016 Đơn vị tính: % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Năm 1997 100,00 51,87 20,26 27,87 Năm 2001 100,00 38,04 32,44 29,52 Năm 2006 100,00 27,70 40,20 32,10 Năm 2010 100,00 17,85 48,00 34,09 Năm 2011 100,00 19,47 48,69 31,84 Năm 2015 100,00 13,54 51,09 35,59 Năm 2016 100,00 12,84 51,15 36,01

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Từ thành công trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh, các DN phát triển nhanh và hình thành nên các KCN tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến cuối 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 5.342 DN thực tế đang tồn tại, trong đó có 4.930 DN đang hoạt động (trong số này có 4.068 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 100 DN đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh; 762 DN không hoạt động, chỉ đóng thuế môn bài); có 301 DN tạm ngừng kinh doanh; có 108 DN ngừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản; có 263 DN không tìm thấy, không xác định được và có 27 DN đóng mã số thuế; 377 DN, dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 3.615,4 triệu USD. Tổng diện tích đất thuê của các DN tỉnh ngoài và dự án FDI là 2.217 ha (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

Trong tổng số 4.068 DN, dự án đang hoạt động SXKD; trong đó hơn 2.600 DN, dự án trong tỉnh đang hoạt động và sử dụng gần 60.000 lao động; 415 DN, dự án đầu tư tỉnh ngoài hoạt động và sử dụng 61.950 lao động với tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện khoảng 17.570 tỷ đồng, đạt 36% vốn đầu tư đăng ký; 228 DN FDI đang hoạt động và sử dụng 75.672 lao động với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 850 triệu USD, đạt 27,34% vốn đầu tư đăng ký.

Với hơn 4.068 DN, dự án đang hoạt động đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh gần 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 87,5% khoản thu ngân sách nội địa của tỉnh (chưa tính khoản thu thuế xuất, nhập khẩu của các DN) và góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (tổng giá trị của các DN, dự án đang hoạt động đạt gần 25.500 tỷ đồng và chiếm khoảng 50% Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016).

Kinh tế phát triển nhanh, nguồn thu ngân sách ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi tiêu dùng xã hội. Năm 1997, các khoản thu nội địa đạt 91 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 6.704,5 tỷ đồng, tăng gấp 74,5 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 23,98%; trong đó thu từ kinh tế quốc doanh 231 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm 1997. Thu từ khu vực này những năm gần đây tương đối ổn định, số lượng DN trong khu vực kinh tế nay ít biến động, đã ổn định sau những năm cổ phần hóa mạnh mẽ diễn ra; thu thuế ngoài quốc doanh 2.749,6 tỷ đồng, tăng 290 lần so với năm 1997; thu từ khu vực có vốn FDI là 1.319,43 tỷ đồng, tăng gấp 99 lần so với năm 1997; thu tiền sử dụng đất 964 tỷ đồng; tăng gấp 400 lần so với năm 1997. Cùng với thu nội địa, thu thuế xuất nhập khẩu cũng liên tục tăng cao, năm 1997 đạt 12,5 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 2.771,5 tỷ đồng; tăng gấp 221 lần so với năm 1997.

Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường. Cũng như nhiều địa phương khác, đời sống của nhân dân Hưng Yên chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của nhiều ngành nghề mới như: Công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ khác... cùng với việc nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều đã được cải thiện rõ rệt.

Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình từ năm 2006 đến năm 2016 cho thấy: Thu nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 556 nghìn

đồng năm 2006 lên 2.626 nghìn đồng năm 2016, tăng gấp hơn 4,72 lần. Tỷ lệ hộ nghèo trong những năm gần đây cũng liên tục giảm xuống, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 11,5% thì đến năm 2016 còn 4,2%. Bên cạnh việc thu nhập tăng lên, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong những năm trở lại đây được giữ ổn định. Năm 2006, chệnh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 5,7 lần thì đến năm 2016 là 5,6 lần (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Do đặc điểm phần lớn các dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh nằm trong các KCN của tỉnh. Do vậy, điểm nghiên cứu được chọn là các KCN trên địa bàn tỉnh. Các KCN của tỉnh Hưng Yên được chọn làm điểm điều tra bao gồm: KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối (Phố Nối B), KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức. Đây là các KCN đã đi vào hoạt động và thu hút được khá nhiều các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI.

3.2.2. Nguồn số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu gián tiếp (nguồn thứ cấp)

Sử dụng kết quả điều tra DN hàng năm của ngành Thống kê. Sử dụng từ nguồn thông tin hành chính có sẵn của Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án các KCN tỉnh Hưng Yên và Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên.

3.2.2.2. Điều tra thu thập thông tin cơ sở (nguồn sơ cấp)

* Chọn mẫu điều tra: Phỏng vấn cán bộ quản lý của các Sở, ngành bao gồm: 1 lãnh đạo và 1 cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch đầu tư; 1 lãnh đạo và 1 cán bộ Phòng Tổng hợp Cục Thống kê. Tổng số là 4 mẫu phỏng vấn.

Phỏng vấn Ban quản lý các KCN tỉnh bao gồm: 1 cán bộ phòng Đầu tư và 1 cán bộ phòng DN. Tổng số là 2 mẫu phỏng vấn.

Điều tra các DN lĩnh vực công nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm 30 mẫu.

* Phương pháp chọn mẫu: Trong tổng số 377 dự án có vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động; được xếp theo thứ tự độ dốc về qui mô vốn đăng ký từ 1 đến hết, chọn mẫu theo khoảng cách k = N/n; trong đó: k là khoảng cách chọn mẫu, n là số mẫu cần chọn, N là tổng số mẫu có sẵn.

Số mẫu cần chọn là 30 thì: k = 377/30 = 12.

thì mẫu thứ 2 sẽ là dự án mang số thứ tự số 13 (1+12=13), mẫu thứ 3 sẽ mang số thứ tự số 25 (13+12=25) và tiếp tục như vậy cho tới khi chọn đủ mẫu.

* Nội dung điều tra, phỏng vấn:

Đối với cán bộ quản lý các Sở, ngành

- Việc tiếp cận các dự án đầu tư nhằm thu hút đầu tư có thuận lợi hay gặp phải những khó khăn gì?

- Việc xúc tiến đầu tư có hiệu quả hay không đến việc thu hút đầu tư? - Những khuyến khích đầu tư nào chiếm ưu thế để thu hút được các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh?

- Cơ cấu các dự án đầu tư theo ngành, ngành nào được các nhà đầu tư quan tâm và xác định đầu tư chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu?

- Vị trí địa lý của tỉnh có tác động như thế nào đến thu hút FDI?

Đối với Ban quản lý các khu công nghiệp

- Tình hình thu hút các dự án FDI vào các KCN từ 2005 đến 2016 thuận lợi hay khó khăn?

- Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu hoạt động theo ngành sản xuất kinh doanh nào là chủ yếu?

- Các nhà đầu tư thường quan tâm đến lĩnh vực nào khi xác định đầu tư vào các KCN?

- Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đầu tư của tỉnh có tác động đến việc thu hút FDI?

Đối với các DN FDI

- Điều tra các thông tin về DN như: loại hình DN, ngành sản xuất kinh doanh, số lượng lao động đang sử dụng, kết quả sản xuất kinh doanh; hoạt động xuất nhập khẩu; kế hoạch sản xuất kinh doanh....

- Đánh giá của DN FDI về thuận lợi, khó khăn khi đầu tư tại tỉnh; lĩnh vực đầu tư, ngành đầu tư có lợi thế; Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh có ảnh hưởng gì đến hoạt động đầu tư của DN....

3.2.3. Phương pháp phân và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến năm 2016.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Sử dụng để đánh giá tình hình đầu tư của các DN theo năm, theo hình thức đầu tư, theo ngành sản xuất kinh doanh và theo đối tác đầu tư. Từ đó đánh giá về quy mô, tốc độ thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh; quy mô bình quân của một dự án FDI; cơ cấu FDI; giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI; đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI và cơ cấu kinh tế của tỉnh để xác định các yếu tố chiến lược, then chốt để làm cơ sở xác định nên thu hút đối tác nào cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

3.2.3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của FDI, so sánh để phân tích quy mô FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế.

3.2.3.4. Phương pháp dự báo thống kê

Dựa vào tốc độ phát triển bình quân được sử dụng để dự báo số vốn FDI của các năm tiếp theo.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

- Tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh; Số lượng các quốc gia được cấp phép đầu tư vào địa bàn tỉnh;

- Tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI, tỷ lệ so với tổng số vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh; Lượng vốn đầu tư thực hiện, tỷ lệ so với tổng vốn đăng ký;

- Số lượng dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tỷ lệ với tổng số dự án được cấp phép và số vốn đầu tư đăng ký của các dự án;

- Giá trị lĩnh vực công nghiệp của các dự án FDI, tỷ lệ so với giá trị lĩnh vực công nghiệp của toàn bộ các DN đóng trên địa bàn tỉnh; - Giá trị xuất khẩu của các dự án FDI, tỷ lệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh;

- Số tiền đóng góp vào ngân sách tỉnh của các dự án FDI, tỷ lệ so với tổng ngân sách thu được toàn tỉnh;

- Số lượng lao động của các dự án FDI đang sử dụng;

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

Khi đất nước đang trên đà thực hiện công cuộc đổi mới cũng là lúc tỉnh Hưng Yên được tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương trong điều kiện kinh tế phát triển chậm, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và lạc hậu do thời gian quá dài không được đầu tư phát triển; năm 1997, trên địa bàn tỉnh chỉ có 13 DN Nhà nước, 19 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 9 DN tư nhân, 8 công ty TNHH, 13.706 cơ sở công nghiệp cá thể; ngành nghề và lành nghề mai một, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, năng suất thấp, chất lượng kém, hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Đây là những sự trợ giúp rất cụ thể và thiết thực đối với công nghiệp của tỉnh cũng như lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, tạo lên bộ mặt mới cho nông thôn Hưng Yên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 giai đoạn 2010 – 2016 giai đoạn 2010 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng số Chia ra Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn ĐTNN Năm 2010 52.455 3.089 37.448 11.918 Năm 2011 60.947 3.302 41.786 15.860 Năm 2012 70.259 3.397 46.786 20.076 Năm 2013 75.425 3.626 47.637 24.162 Năm 2014 81.720 4.006 51.582 26.132 Năm 2015 88.903 1.434 58.832 28.638 Năm 2016 96.945 1.702 64.205 31.038 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 và Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp đến năm 2000, cùng với những cơ chế, chính sách cởi mở thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từng bước mở rộng đầu tư chiều sâu công nghiệp địa phương, khuyến khích hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hưng Yên đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và phát triển. Công nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 1997-2000 có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 60,35%/năm. Trong đó, công nghiệp Nhà nước tăng 9,40%/năm, công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 23,89%/năm, công nghiệp có vốn ĐTNN tăng 185,78%/năm.

Phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 1997-2000, và thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Nghị quyết số 08 của Tỉnh uỷ Hưng Yên về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005, trong giai đoạn này công nghiệp Hưng Yên tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 26,72%/năm, tăng 3,27 lần so với năm 2000, Hưng Yên đã đứng thứ 19/61 tỉnh thành phố về giá trị sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp các khu vực trong tỉnh cũng có sự chuyển dịch tích cực với sự vươn lên của khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước: năm 2000 công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng 22,36%, năm 2005 đã tăng lên 53,87%, khu vực công nghiệp có vốn ĐTNN vẫn tăng trưởng nhưng tỷ trọng đã giảm dần từ 70,95% năm 2000 xuống còn 34,52% năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2016 được thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh 2010

Năm 2000, toàn tỉnh có trên 14.133 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 16 DN Nhà nước, 3 DN có vốn FDI, 30 DN công nghiệp ngoài quốc doanh và 14.059 cơ sở công nghiệp cá thể; giải quyết việc làm cho 41.544 người. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới được coi trọng, một số làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hoạt động trở lại và có chiều hướng phát triển như nghề thêu ren, chạm bạc, mộc mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan,... Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 48 - 61)