Chính sách và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 111 - 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh

4.4.2. Chính sách và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh

tỉnh Hưng Yên

4.4.2.1. Đổi mới chính sách đầu tư theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu

quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tiếp tục hoàn thiện thể chế để đảm bảo đầu tư của Nhà nước có hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế và trợ giúp vùng khó khăn. Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn và hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng thiết yếu của nền kinh tế. Đầu tư của DN nhà nước hướng vào việc nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vốn của khu vực dân doanh được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và việc làm. Khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển vốn và công nghệ về nước tham gia đầu tư.

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều DN lớn đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu và công nghệ cao. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư đối với ĐTNN; thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

4.4.2.2. Chính sách và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung cho đầu tư phát triển, đạt mức huy động vốn đầu tư trong 5 năm (2016- 2020) 150 nghìn tỷ đồng; trong đó nguồn vốn trung ương khoảng 8,5%, ngân sách địa phương 18,5% (vốn từ quỹ đất khoảng 12,5%), DN nước ngoài 12%, vốn đầu tư của nhân dân và các DN trong nước 58%, nguồn vốn khác khoảng 3% (Tỉnh ủy Hưng Yên, 2016). Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ vùng khó khăn, lĩnh vực cần quan tâm như: xử lý chất thải, môi trường, phát triển văn hóa - du lịch...

Hưng Yên về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới là:

- Tập trung phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, rà soát, ban hành cơ chế chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích việc đầu tư sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao; tập trung thu hút phát triển nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích các DN sản xuất hàng xuất khẩu tăng cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn mà quốc tế quy định. Nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh hàng nông sản; hỗ trợ các DN sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000, HACCP trong sản xuất; tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ hoạt động xuất khẩu có kỹ năng thông thạo về nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ tốt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

- Kết hợp tốt phát triển các KCN tập trung với KCN làng nghề, tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng và từng địa phương. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngoài nhà nước, nghề truyền thống và ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu thị trường.

Để nâng cao hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát triển công nghiệp. Trong những năm tới, cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác tối đa các nguồn vốn trong nước với việc tăng cường thu hút nguồn vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng.

Quan điểm này là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường với việc phát huy sức mạnh thời đại, không hoàn toàn phụ thuộc về kinh tế vào bên ngoài, chạy theo những đòi hỏi mở cửa, tự do hóa nhanh một số tư tưởng sùng bái vốn nước ngoài mang tính cực đoan. Thực hiện chính sách thu hút vốn cho đầu tư phát triển mà không coi nguồn vốn trong nước là quyết định hoặc không chú trọng đến việc phát huy cao nhất các nguồn nội lực của đất nước thì mọi ý định, tư tưởng đề ra trong chiến lược về vốn không thể thực hiện thành công. Ngược lại, có khi còn đưa đến sự phụ thuộc kinh tế của đất nước vào bên ngoài.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn vốn trong nước, cần triệt để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bởi vì nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng đã được thừa nhận là giải pháp tối ưu trong chiến lược tạo vốn không chỉ ở nước ta, mà còn là về sự thành công của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trên con đường tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, thu hút vốn phải kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống công cụ tài chính, tiền tệ và các công cụ khác.

Muốn thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải kết hợp và phát huy sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều này yêu cầu phải phối hợp và phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, trong đó sự phối hợp có hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng đóng vai trò quyết định.

Việc phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng đòi hỏi phải xem xét toàn diện và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các chính sách tài chính như: chính sách thuế, chính sách chi tiêu của Nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách dự trữ bắt buộc... Trên cơ sở kết hợp và phát huy được đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế mà nòng cốt là công cụ tài chính, tiền tệ mới có thể khai thác triệt để các nguồn lực, tận dụng và phát huy mọi tiềm năng về vốn, lao động, đất đai, tài nguyên của đất nước, tiết kiệm của DN và dân cư...cho đầu tư phát triển.

Ba là, việc khai thác và sử dụng vốn phải quán triệt quan điểm tiết kiệm, hiệu quả, gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Tiết kiệm là quan điểm chiến lược lâu dài, toàn dân, toàn diện, mang tính chất "quốc sách" của Đảng và Nhà nước. Nó không chỉ được coi là quốc sách khi đất nước còn nghèo mà còn phải được coi trọng khi nền kinh tế đã phát triển. Thực hành tiết kiệm cả trong tiêu dùng lẫn trong đầu tư xây dựng cơ bản và trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước và toàn dân cùng thực hành tiết kiệm đảm bảo trong tiêu dùng thuần túy. Nhà nước phải giảm tối đa chi tiêu thường xuyên về chi mua sắm, xây dựng trụ sở để tăng cường vốn cho đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát triển công nghiệp.

Nhà nước thống nhất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng huy động mọi tiềm lực về vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không được, không thể hay không muốn đầu tư, song lại có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển nền kinh tế.

Bốn là, thu hút vốn phải gắn liền với việc tổ chức và hoàn thiện thị trường tài chính, đảm bảo xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán, thực hiện đa dạng hóa các công cụ huy động vốn và thúc đẩy giao lưu vốn trên thị trường này. Muốn huy động và giao lưu thuận lợi các nguồn vốn trong và ngoài nước cần phải phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sẽ là nơi huy động chủ yếu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển công nghiệp. Thực hiện đa dạng hóa các công cụ huy động vốn qua thị trường chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu...với các mệnh giá và thời hạn khác nhau, nhằm tạo điều kiện cho sự giao lưu và trao đổi vốn được dễ dàng, mở rộng và phát triển các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ bảo hiểm...

Việc hoàn thiện thị trường tài chính như vậy sẽ giúp cho hoạt động trao đổi vốn được thuận lợi, nhờ đó khuyến khích dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội sẵn sàng đưa vốn tạm thời nhàn rỗi, vốn tiết kiệm của mình vào dòng luân chuyển vốn chung của thị trường vốn, biến nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 111 - 115)