Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 33 - 48)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, FDI là nguồn vốn rất quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Một số chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư chưa được xác định rõ ràng, các biện pháp khuyến khích đầu tư hiện hành chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến các lĩnh vực mà nước ta cần đẩy mạnh. Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật ban hành chậm và chưa đầy đủ, tình trạng tùy

tiện trong thi hành luật, tình trạng địa phương hóa chính sách ưu đãi đầu tư vẫn chưa được khắc phục. Hệ thống thuế còn phức tạp, chồng chéo có nhiều điểm bất hợp lý hay thay đổi gây khó khăn cho việc thực hiện dự án hoặc tạo kẽ hở làm thiệt hại cho Nhà nước.

2.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư: được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010. Thực hiện tốt cơ chế một cửa trong cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh. Hỗ trợ đầu tư một cách có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án. Thực hiện biên soạn giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn FDI thời kỳ 2010-2015 làm căn cứ xúc tiến, thu hút đầu tư. Quảng bá hình ảnh, maketting địa phương giới thiệu môi trường đầu tư, thực hiện tuyên truyền, giới thiệu đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí. Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bắc Ninh. Đồng thời, tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư vận động ĐTNN. Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư. Chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước (JETRO, AUSAID, KOTRA, JICA …) và Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh thường xuyên gặp mặt các DN nhằm tháo gỡ khó khăn để thức đẩy sản xuất, nâng hiệu quả các khu, cụm công nghiệp trong thu hút đầu tư. Với quan điểm phát triển DN là động lực chủ yếu, nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Ninh tập trung hành động quyết liệt, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN làm ăn hiệu quả và lâu dài tại Bắc Ninh theo phương châm “Thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi”. Đặc biệt, tỉnh tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống thể chế, kiên quyết giảm thời gian giải quyết công việc cho DN; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tập trung cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn nhiều vướng mắc như đất đai, xây dựng, lao động, hải quan…

Đến nay, đã có khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Các quốc gia có nhiều dự án đầu tư tại tỉnh như Hàn Quốc với 100 dự án, vốn đầu tư đăng ký 1.077 triệu USD (chiếm 30% tổng số vốn đăng ký FDI toàn tỉnh). Nhật Bản có 52 dự án, vốn đầu tư đăng ký 638 triệu USD (chiếm 18%). Đài Loan 28 dự án, vốn đầu tư đăng ký 543 triệu USD. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn trên thế giới đã vào đầu tư tại Bắc Ninh như: Samsung, Nokia, Hồng Hải, Canon, Pepsi Co, Honhai… với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh đến 31/12/2016 là 4.725,79 triệu USD. Đây là điểm đáng chú trong khi trên phạm vi cả nước, số lượng các tập đoàn lớn đầu tư cũng còn khá khiêm tốn, không đạt như kỳ vọng.

Trong những năm qua, khu vực kinh tế ĐTNN của Bắc Ninh đã khẳng định vị trí của mình và trở thành một bố phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của Đảng. Kết quả nổi bật của chính sách thu hút FDI của Bắc Ninh trong thời gian qua đó là: Khu vực kinh tế có FDI đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh cũng tăng dần qua các năm: năm 2001 là 7,7%, năm 2006 là 9,7%, năm 2010 đạt 28,2% và năm 2016 lên đến 58,9%. Khu vực kinh tế có vốn FDI cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh, giá trị sản xuất khu vực FDI tăng với tốc độ nhanh qua các năm: năm 2001 đạt 842 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng, năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng (chiếm 62% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2010), năm 2016 GTSX công nghiệp FDI đạt 631.632 tỷ đồng, chiếm 89,6% (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm gần đây, Vĩnh Phúc nổi lên là một trong những địa phương có sức hấp dẫn lớn về thu hút vốn đầu tư FDI. Nếu như năm 1998, Vĩnh Phúc chỉ có 8 dự án FDI đầu tư vào Tỉnh thì tính đến tháng 12/2016, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 255 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 3,7 tỷ USD. Ngoài các lợi thế về vị trí địa lý như giáp với Hà Nội, gần cảng biển hay đường cao tốc thì cách ứng xử với nhà đầu tư là rất tốt và đẩy mạnh gọi vốn đầu tư. Ưu đãi là một phần, nhưng không phải chính, quan trọng là lãnh đạo tỉnh biết kêu gọi, biết chọn nhà đầu tư thích hợp với vị thế, điều kiện địa phương mình; sẵn sàng cung cấp, phổ biến thông tin đối với các nhà đầu tư. Cùng với đó là thủ tục nhanh chóng, thuận

lợi. Để từ đó nhà đầu tư có những cái nhìn tích cực và yên tâm hơn. Cụ thể:

- Cấp phép cho dự án chỉ trong 3 ngày: Mấu chốt thành công về thu hút FDI của Vĩnh Phúc là chính sách cải cách thủ tục hành chính. Vĩnh Phúc luôn xác định tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của địa phương để thu hút đầu tư, in sách báo, tạp chí nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh bằng tiếng Nhật … đồng thời thực hiện dịch và lồng tiếng phim 3D “Vĩnh Phúc-điểm đến của nhà đầu tư”giới thiệu quy hoạch thành phố Vĩnh Phúc bằng tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung.

- Ưu tiên thu hút vốn FDI vào nông nghiệp: Chính sách của Vĩnh Phúc là luôn dành ưu tiên đặc biệt cho các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dự án FDI vào nông nghiệp sẽ được tranh thủ công nghệ cao và đưa sản xuất theo hướng quy mô lớn. Sau 20 năm tái lập tỉnh nền kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt được ở tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 1997-2016 tăng trưởng GDP đạt 12,2%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 2.442 USD. Vĩnh Phúc, khi mới tái lập vào năm 1997, thu ngân sách địa phương chỉ đạt khoảng 100 tỷ đồng, nhưng tới thời điểm hiện tại đã lên tới 32.000 tỷ đồng. Không chỉ đóng góp vào tăng thu ngân sách, FDI còn thay đổi bộ mặt thành phố và nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua.

Đến nay, Quy mô sản xuất DN FDI cũng không ngừng tăng với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Honda, Toyota (Nhật); Piaggio, Foxcon, Compal, Fullpower (Đài Loan); GO Max, Kumho Lotte (Hàn Quốc); YCH (Singapore) … Vĩnh Phúc là một trong 13 tỉnh, thành phố có đóng góp lớn cho ngân sách, đặc biệt tỉnh đã thành công trong việc ban hành các cơ chế chính sách mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của Vĩnh Phúc luôn được xếp ở nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước (Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hải Dương đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường; ưu tiên các lĩnh vực chê biến nông, lâm, thủy sản; điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học; hàng thủ công mỹ nghệ (UBND tỉnh Hải Dương, 2016).

là chỗ dựa vững chắc về mặt pháp lý cho DN và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để DN đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tỉnh đề nghị các DN đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới công nghệ làm tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động.

Tỉnh luôn xác định FDI là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương; ưu tiên thu hút các dự án có FDI có quy mô đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn; dự án sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án sản xuất hướng xuất khẩu, dự án lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, dự án sản xuất có sử dụng thế mạnh nguyên liệu của địa phương. Hiện nay Hải Dương là một điểm sáng trong 17 địa phương cả nước có vốn FDI lớn; tính đến hết tháng 12/2016, tỉnh Hải Dương đã có tới 348 dự án FDI đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6.736 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI ước đạt 2.195 triệu USD. Trong những thành tựu kinh tế Hải Dương đạt được có sự đóng góp lớn của DN FDI. Giá trị sản xuất năm 2016 của các DN khu vực FDI của tỉnh đạt 91.017 tỷ đồng, tăng 11,11% so với năm 2015, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 4.322 triệu USD, chiếm 95,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các dự án FDI đã tạo việc làm cho 150.343 lao động, đồng thời nộp ngân sách nhà nước 110 triệu USD/năm, chiếm 45,4% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường UBND tỉnh Hải Dương đã ra những cơ chế chính sách rõ ràng và cụ thể. Không cấp giấy phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường, làm ảnh hưởng đến các dự án khác. Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ của dự án, cân nhắc suất đầu tư/diện tích đất. Tỉnh cũng luôn quan tâm đến những giải pháp kiểm soát chất lượng ĐTNN. Trên cơ sở đó đề xuất các Bộ, ngành sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh thuận lợi và hiệu quả góp phần vào sự đảm bảo phát triển bền vững (UBND tỉnh Hải Dương, 2016).

2.2.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Từ một tỉnh nông nghiệp chiếm trên 50% GDP, đến năm 2016, công nghiệp và xây dựng đã thay thế vị trí của nông nghiệp, Đồng Nai đã hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với tỷ trọng công nghiệp hiện chiếm

57,3%, dịch vụ 32,8%, nông nghiệp 9,9%. Chỉ tính trong 15 năm qua, Đồng Nai đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 13% GDP, cao gần 2 lần bình quân chung của cả nước. Trụ cột tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai là nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đã đóng góp gần 70% GDP của tỉnh.

Một trong những thành tựu nổi bật của Đồng Nai trong những năm qua là sớm xây dựng và quy hoạch các KCN tập trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, làm thay đổi cơ bản nền kinh tế thuần nông trước đây chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với 29 KCN có gần 1.000 dự án FDI còn hiệu lực, hơn 14.000 DN dân doanh, giá trị sản xuất chiếm khoảng 60% cơ cấu công nghiệp - xây dựng toàn tỉnh, Đồng Nai là địa phương đi đầu trong việc xây dựng, phát triển và dẫn đầu về số lượng KCN trong cả nước. Phát triển KCN, thu hút dòng vốn FDI được xem là mũi nhọn đột phá của Đồng Nai để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thoát nghèo cho bộ phận dân cư ở nông thôn.

Việc phát triển KCN, tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, kéo dòng vốn FDI vào Đồng Nai ngày càng tăng đã có tác động rất lớn tới các thành phần kinh tế khác, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương. Chính sự phát triển nhanh của các KCN thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là thu hút các DN FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao. Đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có gần 1.000 DN FDI với tổng vốn đăng ký hơn 18 tỷ USD, trong đó hơn 700 DN FDI đã đi vào hoạt động thu hút gần 400 ngàn lao động từ khắp mọi miền của đất nước đến làm việc. Hiện Đồng Nai không còn địa phương trắng về KCN và ĐTNN. Quá trình xây dựng, phát triển các KCN, thu hút ĐTNN đã góp phần phát triển khu dân cư, khu đô thị mới, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ như: tư vấn, xây dựng, tài chính, bảo hiểm, nhà ở, đi lại, ăn uống, giải trí, cung ứng lao động...

Các KCN phát triển thu hút ngày càng nhiều DN FDI đã đưa kim ngạch xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng nhanh. Nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 1990 chỉ có 28,6 triệu USD thì đến năm 2016 đạt 8,4 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI chiếm hơn 90% và giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này luôn chiếm gần 70% tổng giá trị công nghiệp trên địa bàn. Từ thực tế phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của tỉnh Đồng nai trong những năm qua nói chung cũng như tình hình thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh nói riêng,

có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư như sau:

- Tính năng động, sáng tạo của chính quyền Đồng Nai được coi là yếu tố quan trọng nhất. Ngay từ những năm 1989-1990, trong khi cơ chế chính sách của cả nước chưa thực sự mở cửa thì tỉnh Đồng Nai đã cử đoàn cán bộ do Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi nghiên cứu KCN ở Đài Loan. Đây được coi là bước đi tiên phong cho việc thu hút mạnh vốn FDI vào tỉnh từ năm 1991 đến nay.

- Tỉnh đã khai thác tốt lợi thế về mặt địa lý của mình, đây có thể coi là lợi thế quan trọng của tỉnh để thu hút đầu tư. Đồng Nai vừa nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam, vừa gần các trung tâm kinh tế lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng… Đồng thời, lại có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, khí tượng điều hòa, thủy văn thuận lợi, đất đai, thổ những đa dạng…

- Môi trường kinh doanh thuận lợi cũng là lợi thế lớn của tỉnh Đồng Nai. Hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 33 - 48)