Đánh giá một số chỉ tiêu về mặt bằng sản xuất của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 99)

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá Rất cao Cao Trung bình

1. Giá đền bù giải phóng mặt bằng 2 4 4 2. Giá thuê đất đã có cơ sở hạ tầng 4 15 11 3. Phí bảo dưỡng hạ tầng hàng năm 6 14 10 4.Chi phí xử lý nước thải 0 15 15

5. Giá cấp điện 1 9 20

6. Giá cấp nước 2 8 20

e. Công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài của tỉnh Hưng Yên chưa thực sự hiệu quả

Trong thời gian qua, mặc dù công tác vận động xúc tiến đầu tư của tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cải tiến nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa đón đầu các xu hướng phát triển và chuyển dịch của các luồng vốn giữa các nền kinh tế trên thế giới. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, bị phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác tiềm năng, các lĩnh vực trọng điểm.

Bên cạnh đó, chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào tỉnh Hưng Yên còn chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương. Chính vì vậy, không có sự thống nhất, đồng bộ trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan Trung ương và tỉnh. Đồng thời công tác điều phối, phối hợp giữa các Bộ, ngành, các trung tâm xúc tiến đầu tư trong tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến đầu tư, sự phối kết hợp giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động ngoại giao, thương mại, du lịch còn rất hạn chế do đó làm hạn chế hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.

4.3. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

4.3.1. Về chính sách đầu tư

Bảng 4.11. Đánh giá việc thực hiện các chính sách đầu tư của tỉnh

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chính sách Rất tốt Tốt Trung

bình Kém

1. Chính sách thu hút đầu tư 6 13 9 2 2. Chính sách khuyến khích đầu tư 5 16 8 1 3. Chính sách ưu đãi đầu tư 3 11 15 1 4. Xúc tiến đầu tư 4 7 17 2

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017)

Chặng đường 20 năm tái lập tỉnh, Hưng Yên đã thực hiện nhiều chính sách trải thảm đỏ để mời gọi, thu hút đầu tư. Với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hình ảnh một Hưng Yên thân thiện, cởi mở, giàu tiềm năng phát

triển ngày càng trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn bao giờ hết trong mắt các nhà ĐTNN. Trên 50% số DN FDI đánh giá tốt về chính sách thu hút đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư; dưới 50% số DN FDI đánh giá trung bình về chính sách ưu đãi đầu tư, xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Ông Kunihiko Okuyama - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Việt Nam MIE tâm sự: “Môi trường đầu tư ở Hưng Yên rất tốt, mọi thủ tục hành chính đều được giải quyết thông thoáng, nhanh, gọn”. Ông Nobutaka Okada, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kyoto Biken Hà Nội cho biết: “Khi đầu tư vào địa bàn tỉnh, công ty đã nhận được sự tạo điều kiện của các ngành, các cấp có thẩm quyền trong cấp phép đầu tư, thủ tục cấp phép thuận lợi”.

4.3.2. Về vị trí địa lý

Về lợi thế vị trí địa lý, Hưng Yên có một vị trí hết sức thuận lợi khi nằm trong vùng trọng điểm Đồng bằng sông Hồng; Ông Trần Quốc Văn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Các địa bàn phía Bắc mới có vị trí địa lý “đẹp”, hệ thống giao thông thuận lợi, đặc biệt có quốc lộ 5A Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh cho nên dễ dàng thu hút và tiếp nhận các dự án đầu tư, còn các địa bàn phía Nam là những địa bàn cuối tỉnh chỉ có tuyến đường 39A sang Thái Bình và đường 1 sang Hà Nam, Nam Định. Do vậy, xét về mặt tổng thể thì yếu tố vị trí địa lý của tỉnh là một trong những yếu tố quan trọng để tu hút các nhà đầu tư, nhưng xét đến các khía cạnh chi tiết thì không phải địa bàn nào của tỉnh cũng có được những lợi thế đó. Tuy nhiên, với vị trí thuận lợi của các địa bàn phía Bắc tỉnh và kết quả thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã khẳng định: “vị trí địa lý Hưng Yên là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.

Trong tổng số 30 mẫu điều tra DN FDI có 25 ý kiến đánh giá tốt về vị trí địa lý của tỉnh, bên cạnh đó còn 5 ý kiến đánh giá chỉ ở mức trung bình bởi vì trên thực tế vị trí tốt chỉ tập trung ở một số địa bàn khu vực phía Bắc tỉnh, còn các địa bàn ở khu vực phía Nam cũng đã từng có nhiều nhà đầu tư đi thăm dò thực địa nhưng rất ít, thậm trí có địa bàn không có một nhà đầu tư nào chấp nhận dừng chân như địa bàn của huyện Tiên Lữ. Ông Kenzo Yamada - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kawakin Core-tech Việt Nam cho biết: “Công ty chọn đầu tư tại tỉnh vì địa phương có nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi cho việc xuất - nhập nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty. Khi đầu tư vào địa bàn tỉnh, công ty đã nhận được sự tạo điều kiện của các ngành, các cấp có thẩm quyền cũng như có được môi trường sản xuất thuận lợi”.

4.3.3. Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng các KCN

Trong những năm qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, công tác thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà ĐTNN, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó, các dự án đầu tư tại các KCN nhìn chung đều triển khai nhanh, đúng tiến độ và mục tiêu đăng ký, sử dụng đất có hiệu quả.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trong năm 2017, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tập trung tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển; hỗ trợ chủ đầu tư các KCN tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm được bàn giao đất để triển khai xây dựng hạ tầng; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư vận động thu hút đầu tư vào các KCN. Chú trọng nâng cao chất lượng trong việc thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có đóng góp nhiều cho ngân sách.

Theo đánh giá của Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, khó khăn trong thu hút đầu tư dự án vào các KCN nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn là việc giải phóng mặt bằng chậm, trở thành rào cản trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng xã hội tại các KCN còn thiếu, nhất là lĩnh vực nhà ở cho người lao động… gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư về tình trạng người lao động “nhảy” việc, bỏ việc. Không ít nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cho rằng, trình độ người lao động trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề, mặc dù DN muốn sử dụng người lao động địa phương song do trình độ tay nghề chưa đáp ứng nên phải tuyển dụng ở các địa phương lân cận. Một số DN khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất, gây

rủi ro cho DN khi thiếu hụt lao động.

Thời gian tới, Ban quản lý các KCN tỉnh tập trung phối hợp đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư, các bộ, ngành của Trung ương trong hoạt động xúc tiến, vận động thu hút đầu tư vào các KCN tập trung đã được quy hoạch. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án sản xuất các sản phẩm có có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ các DN trong quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào tỉnh Hưng Yên; đa phần DN FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đầu đánh giá cơ sở hạ tầng của Hưng Yên được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi, nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong số 30 DN FDI được khảo sát thì trên 50% số doanh đánh giá tốt, rất tốt của hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp DV viễn thông và internet, hệ thống dịch vụ ngân hàng; còn hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải các DN FDI đánh giá chưa cao.

Bảng 4.22. Đánh giá về kết cấu hạ tầng của tỉnh

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá Rất

tốt Tốt

Trung

bình Kém

1. Hệ thống đường giao thông 3 13 11 3 2. Hệ thống xử lý nước thải 0 4 18 8 3. Hệ thống cung cấp điện 2 9 10 9 4. Hệ thống cung cấp nước 0 8 15 7 5. Hệ thống cung cấp DV viễn thông và internet 4 12 12 2 6. Hệ thống dịch vụ ngân hàng 8 12 8 2

Bà Lê Thị Quyến – Quản lý của Công ty TNHH Kisung Tech cho biết: “Các công trình kết cấu hạ tầng của tỉnh Hưng Yên đã từng bước hiện đại và đảm bảo kết nối. Hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm có quy mô lớn đang được tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm, KCN giúp cho DN thuận lợi trong vẩn chuyển hàng hóa. Hệ thống dịch vụ ngân hàng phục vụ tốt nhu cầu của DN”.

4.3.4. Về chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn lao động dồi dào, người dân Hưng Yên có tinh thần yêu nước, giàu truyền thống cách mạng, ham học hỏi tiếp thu những cái mới; tuy nhiên chất lượng và trình độ lao động còn hạn chế. Qua kết quả khảo sát 30 DN FDI có 17 DN FDI trả lời đáp ứng một phần, 11 DN FDI chưa đáp ứng, 2 DN FDI trả lời hoàn toàn không đáp ứng; có 22/30 ý kiến trả lời của các DN cho rằng nguồn nhân lực của tỉnh rất dồi dào, địa phương đã đáp ứng tốt nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực cho các DN, với lực lượng lao động trẻ khỏe, nhiệt tình trong công việc, luôn chấp nhận làm tăng ca; 20/30 DN trả lời giá cả nhân công rẻ nhất so với các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Dương. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của một số DN FDI, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao còn thiếu và yếu.

Biểu đồ 4.11. Đánh giá của DN FDI về chất lượng nguồn lao động của tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017)

Ông Kunihiko Okuyama - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Việt Nam MIE tâm sự: “Lực lượng lao động trẻ, làm việc hiệu quả, ý thức kỷ luật cao. Sự

giao lưu, gần gũi giữa người quản lý với người lao động dần mang lại sự hiểu biết chung về văn hóa Việt Nam, Nhật Bản đã tạo nên môi trường sống và làm việc lành mạnh, khuyến khích người lao động hăng say làm việc, giúp công ty phát triển, mở rộng sản xuất”. Ông Kenzo Yamada - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kawakin Core-tech Việt Nam cho biết: “Với đặc thù sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao của người lao động, công ty đã dành thời gian tuyển dụng và đào tạo trên 80% số lao động là người Hưng Yên vào làm việc”.

4.3.5. Về cơ chế, chính sách

Về công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, Ông Nguyễn Văn Thơ – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên cho biết: Để thực hiện mục tiêu trên, ngành Công Thương tỉnh tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, Bộ Công Thương, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ trong điều hành kinh tế, nhất là những cơ chế, chính sách liên quan đến DN FDI; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2025.

Cùng với giải pháp trên, ngành Công Thương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là DN FDI; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, các DN để tháo gỡ nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của các DN FDI. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt chú trọng tới các DN FDI, dự án sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu góp phần giảm nhập siêu; phối hợp có hiệu quả với các cơ quan của Bộ Công Thương trong việc khai thác và cung cấp thông tin, dự báo tình hình thị trường tới các DN, mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các DN kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến thị trường, giá cả để đa dạng hóa thị trường cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Tỉnh đã tổ chức được nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư và mời gọi các nhà đầu tư đến đầu tư tại Hưng Yên; bên cạnh đó, tỉnh ta phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc thuộc Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, một số tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, nhiều nhà đầu tư khi được tư vấn đã tìm đến Hưng Yên triển khai các dự án đầu tư và phát triển, mở

rộng sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh tổ chức các cuộc gặp gỡ kiều bào là những người con gốc Hưng Yên đang kinh doanh và thành đạt ở nước ngoài để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 99)