Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công

4.3.5. Về cơ chế, chính sách

Về công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, Ông Nguyễn Văn Thơ – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên cho biết: Để thực hiện mục tiêu trên, ngành Công Thương tỉnh tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, Bộ Công Thương, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ trong điều hành kinh tế, nhất là những cơ chế, chính sách liên quan đến DN FDI; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2025.

Cùng với giải pháp trên, ngành Công Thương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là DN FDI; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, các DN để tháo gỡ nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của các DN FDI. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt chú trọng tới các DN FDI, dự án sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu góp phần giảm nhập siêu; phối hợp có hiệu quả với các cơ quan của Bộ Công Thương trong việc khai thác và cung cấp thông tin, dự báo tình hình thị trường tới các DN, mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các DN kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến thị trường, giá cả để đa dạng hóa thị trường cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Tỉnh đã tổ chức được nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư và mời gọi các nhà đầu tư đến đầu tư tại Hưng Yên; bên cạnh đó, tỉnh ta phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc thuộc Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, một số tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, nhiều nhà đầu tư khi được tư vấn đã tìm đến Hưng Yên triển khai các dự án đầu tư và phát triển, mở

rộng sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh tổ chức các cuộc gặp gỡ kiều bào là những người con gốc Hưng Yên đang kinh doanh và thành đạt ở nước ngoài để kêu gọi kiều bào mang vốn, công nghệ kỹ thuật về quê hương đầu tư thành lập DN; hiện nay tỉnh Hưng Yên có trên 10 nghìn kiều bào đang định cư, sinh sống, làm việc, học tập ở nhiều quốc gia trên thế giới, hàng năm lượng kiều hối gửi về qua hệ thống ngân hàng hàng năm đạt từ 250-270 triệu USD. Công đồng người Hưng Yên ở nước ngoài còn là cầu nối giúp tỉnh thúc đẩy đầu tư, thiết lập các mối quan hệ hợp tác hiệu quả với đối tác nước ngoài.

Những vấn đề khó khăn phức tạp nảy sinh trong quá trình đầu tư như: cấp phép đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... đã được các cấp, các ngành của tỉnh cùng với các nhà đầu tư bàn bạc tháo gỡ, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư thành lập DN và kinh doanh thuận lợi trên đất Hưng Yên.

Hệ thống dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, ngoài ngân hàng Nhà nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Ngân hàng TMCP Công thương; Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng đầu tư… còn xuất hiện một loạt các ngân hàng thương mại tư nhân và cổ phần khác như: Ngân hàng ACB; Ngân hàng Sài gòn Thương tín; Nngân hàng Quân đội; Ngân hàng Nam Việt; Ngân hàng An Bình; Ngân hàng Techcombank: ngân hàng Vietcombank… Hệ thống ngân hàng đã đáp ứng việc giao dịch, vay vốn để phát triển sản xuất, nhất là việc trả lương cho lao động của các DN qua tài khoản ngân hàng được thuận lợi.

Biểu đồ 4.12. Đánh giá của dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh năm 2017

Về cải cách thủ tục hành chính, giống như các tỉnh bạn có điều kiện tương tự đã thu hút được một khối lượng lớn các dự án FDI, Hưng Yên cũng nhận thức rõ thủ tục hành chính nhanh gọn là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, do vậy tỉnh đã thực hiện nhiều các hoạt động cải cách hành chính để tạo thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư. Phân cấp, phân quyền rõ ràng, quy định rõ phạm vi, chức năng quyền hạn trong cơ cấu quản lý các dự án đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mối giúp cho UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN; phối hợp với các sở, ngành chức năng khác như Sở Xây dựng và các cơ sở quản lý các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xin thuê đất của DN; phối hợp cùng Sở tài nguyên và môi trường trong việc thủ tục cho các DN thuê đất tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 105 - 107)