Những chính sách thu hút FDI của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Những chính sách thu hút FDI của Việt Nam hiện nay

Chỉ thị số 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Ở cấp vĩ mô, ngày 29/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103 NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (Nguyễn Mại, 2014). Các chủ trương chính sách đã được cụ thể hóa và đưa vào thực hiện một cách có hiệu quả, nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn Chính phủ Việt Nam đã có một số chủ trương chính sách mới:

- Chính phủ Việt Nam thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình DN, đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà ĐTNN;

- Ngoài chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, ra nhập WTO. Các cam kết quốc tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung là mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động ĐTNN;

- Thực hiện tốt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước với phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả một số Tổng công ty, DN lớn làm ăn có hiệu quả, kể cả các ngành trước đây nhà nước giữ độc quyền như điện lực, bưu chính viễn thông, ngân hàng … Các nhà ĐTNN đều được mua cổ phiếu của các DN trong nước;

- Chính phủ cho phép chuyển đổi một số DN ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và có chủ trương mở rộng tỷ lệ mua cổ phiếu của các nhà ĐTNN trong DN …

Trong năm 2012 và thời gian tới quản lý FDI sẽ chú trọng và tăng cường theo hướng:

(1) nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI;

(3) hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI.

Thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực có cơ sở, hạ tầng công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực … Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 31)