Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiến

2.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam những năm qua

Tính từ 1988 đến ngày 31/10/2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ở Việt Nam đạt 230 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5% vốn đăng ký. Kể từ năm 1991, khi làn sóng ĐTNN đầu tiên vào Việt Nam đến nay, nguồn vốn FDI có nhiều biến động theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 1988 - 1997, tốc độ thu hút vốn FDI tăng khá nhanh, bình quân hằng năm vốn đăng ký tăng 50%, vốn thực hiện tăng 45%. Kết quả là, tổng vốn đăng ký đạt 35,6 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,37 tỷ USD (chiếm 37,5% vốn đăng ký). Sau đó, FDI giảm dần trong giai đoạn 1998-2004, với tổng vốn đăng ký đạt 23,88 tỷ USD, vốn thực hiện là 17,84 tỷ USD, chiếm 75% vốn đăng ký.

Từ năm 2005 đến 2008, hoạt động FDI tăng trở lại. Vốn đăng ký trong năm 2005 là 6,839 tỷ USD, năm 2006 là 12 tỷ USD, năm 2007 là 21,347 tỷ USD và 68 tỷ USD năm 2008. Tổng vốn đăng ký đạt 111,918 tỷ USD, vốn thực hiện là 26,934 tỷ USD, chiếm 24% vốn đăng ký, gấp 4,68 vốn đăng ký và 1,5 lần vốn thực hiện so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 10 năm 2014, vốn FDI đăng ký sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2008 đã giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên vốn thực hiện hằng năm vẫn ổn định ở mức 10-11 tỷ USD. Năm 2014 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2013. Tổng vốn đăng ký đạt 97 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 52,2 tỷ USD, chiếm 53,8% vốn đăng ký. Nguồn FDI vào Việt Nam từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Hồng Kông, Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a…Cho đến nay, FDI trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI (Nguyễn Mại, 2014).

biến mới, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Điều này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu. Nếu giai đoạn 1996- 2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), thì trong thời kỳ 2001-2005 con số này đã tăng lên 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu) tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước (Tổng cục Thống kê, 2016).

Trong giai đoạn 2005- 2010 tổng giá trị doanh thu đạt mức kỷ lục trên 110 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 45,1 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu). Với những đóng góp đáng kể này, có thể nói khu vực ĐTNN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất, là "đòn bẩy" hữu hiệu kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Cùng với sự phát triển trên, mức đóng góp của khu vực ĐTNN vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Trong 5 năm 2001-2005, khu vực này đóng góp hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Từ năm 2005 - 2010 khu vực này đã nộp ngân sách trên 9,2 tỷ USD, bằng 2,6 lần thời kỳ 2001-2005 (Tổng cục Thống kê, 2016).

Ngoài ra, khu vực này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2010 đã có trên 1,46 triệu lao động trực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp khác) làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các DN FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đặc biệt đến hết năm 2010 đã tăng tới mức 12% so với cuối năm 2005. Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống (Tổng cục Thống kê, 2016).

Có thể thấy xu hướng vận động của tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam về cơ bản là cùng pha với nhau. Chỉ có năm 2008 trong khi vốn thực hiện FDI tăng mạnh nhưng do chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ và suy thoái kinh tế toàn cầu, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm

mạnh so với năm 2007. Nhìn dài hạn, chúng ta có thể khẳng định rằng, FDI là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 1992, tỷ lệ này là 2% thì đến năm 2005 đạt khoảng 15%, năm 2015 là trên 17%. Điều này khẳng định vị trí, vai trò của khu vực FDI trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực FDI cũng đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách với giá trị ngày càng tăng. Giai đoạn 1994-2000 là 1,8 tỷ USD, tăng lên 14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2010 và 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015 (Tổng cục Thống kê, 2016).

Biểu đồ 2.1. Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, FDI là nguồn vốn rất quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Một số chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư chưa được xác định rõ ràng, các biện pháp khuyến khích đầu tư hiện hành chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến các lĩnh vực mà nước ta cần đẩy mạnh. Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật ban hành chậm và chưa đầy đủ, tình trạng tùy

tiện trong thi hành luật, tình trạng địa phương hóa chính sách ưu đãi đầu tư vẫn chưa được khắc phục. Hệ thống thuế còn phức tạp, chồng chéo có nhiều điểm bất hợp lý hay thay đổi gây khó khăn cho việc thực hiện dự án hoặc tạo kẽ hở làm thiệt hại cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)