Những thành tựu và tác động của việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 86 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên

4.2.4. Những thành tựu và tác động của việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công

công nghiệp tỉnh Hưng Yên

4.2.4.1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong gần 20 năm qua liên tục tăng và duy trì ở mức cao, trung bình tăng 20,24%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 1997 là 918 tỷ đồng, năm 2016 đạt 28.184 tỷ đồng, tăng gấp 30,7 lần so với năm 1997. Trong đó nguồn vốn FDI vẫn duy trì mức độ tăng mạnh qua các năm, nhất là từ khi địa phương có các chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN; các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đã góp phần bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho tỉnh. Vốn đầu tư phát triển của khu vực FDI năm 1997 chiếm 12,5% tổng nguồn vốn của tỉnh; năm 2005 đạt 452.394 triệu đồng, chiếm 8,69%; năm 2010 đạt 1.886.777 triệu đồng, chiếm 15,11%; năm 2016 đạt 9.560.747 triệu đồng, chiếm 33,92% tổng nguồn vốn của tỉnh và tăng gấp 2,5 lần so với năm 1997.

Bảng 4.15. Vốn đầu tư theo giá hiện hành chia theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Chia ra: Vốn khu vực Nhà nước Vốn khu vực ngoài Nhà nước Vốn khu vực FDI Năm 2010 12.483.886 1.808.179 8.788.930 1.886.777 Năm 2011 14.078.641 1.241.760 10.599.463 2.237.418 Năm 2012 17.525.201 2.804.205 11.639.891 3.081.105 Năm 2013 19.665.167 3.594.848 11.734.278 4.336.041 Năm 2014 22.458.982 4.023.758 11.918.781 6.516.443 Năm 2015 25.328.961 4.000.026 13.276.924 8.052.011 Năm 2016 28.183.986 4.231.201 14.392.038 9.560.747 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Với sự thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, nhất là các dự án FDI đã góp phần tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng dần hàng năm và cao hơn trung bình của cả nước, trong đó: Năm 1997 chiếm 35,56%; năm 2001 chiếm 42,25%; năm 2006 chiếm 62,61%; năm 2010 chiếm 48,62%; năm 2011 chiếm 49,34%; năm 2015 chiếm tới 53,78% và năm 2016 chiếm tới 54,76%.

4.2.4.2. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với đóng góp quan trọng của các dự án FDI với phát triển công nghiệp của tỉnh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế của cả nước và mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên qua các nhiệm kỳ đề ra. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI về tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng dần qua hàng năm và và đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2005 chiếm 9,72%, năm 2012 chiếm 13,38%, năm 2016 chiếm 14,63%. Như vậy, sau hơn 10 năm, cơ cấu của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng hơn 5 điểm %.

Bảng 4.16. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP toàn tỉnh

Năm Giá trị tổng sản phẩm khu vực FDI (Triệu đồng) Giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2005 801.049 8.238.568 9,72 Năm 2010 2.531.974 26.446.131 9,57 Năm 2011 3.509.210 32.189.536 10,90 Năm 2012 4.826.873 36.079.408 13,38 Năm 2013 5.696.362 39.304.206 14,49 Năm 2014 6.263.061 42.983.360 14,57 Năm 2015 6.924.859 47.095.922 14,70 Năm 2016 7.526.964 51.464.200 14,63

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng gấp hơn hai lần từ 20,26% năm 1997 lên 51,15% năm 2016. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng đã tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ sản xuất công nghiệp của tỉnh, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.... đây là những ngành được lãnh đạo tỉnh quan tâm nhiều nhất nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ % GDP của khu vực FDI so với GDP toàn tỉnh

4.2.4.3. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân

Các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết được việc làm mới cho người lao động trong tỉnh cũng như lao động từ các địa phương khác trên cả nước, nhất là lao động trẻ; nâng cao chất lượng lao động, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước cho tỉnh. Trong những năm qua, số lao động việc làm trực tiếp trong các DN FDI liên tục tăng lên; năm 1997, khu vực FDI tạo việc làm cho 697 lao động, chiếm 0,13% tổng tao động trên địa bàn thì năm 2005 khu vực FDI tạo việc làm cho 14.175 lao động, chiếm 2,44%; năm 2010 tạo việc làm cho 29.237 lao động, chiếm 4,26%; năm 2015 tạo việc làm cho 59.139 lao động, chiếm 8,03%; năm 2016 tạo việc làm cho 68.824 lao động, chiếm 9,20%; bình quân giai đoạn 1997-2016, mỗi năm khu vực FDI tạo thêm việc làm cho gần 4 nghìn lao động/năm và tỷ lệ lao động làm việc trong các dự án FDI và tốc độ tăng ngày càng tăng theo từng năm….

Tác động gián tiếp, bởi sự có mặt của các DN FDI đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển mạnh các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, từ đó cũng tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, vốn đầu tư FDI đã tạo cơ hội cho người dân có thêm khả năng tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm, mở thêm ngành nghề mới, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đồng thời tạo cơ hội và điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ sản xuất và đời sống với những

yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Vì vậy đã tạo cơ hội và điều kiện cho người dân nơi phát triển các ngành dịch vụ. Như vậy, ngoài khả năng giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp thì nguồn vốn FDI cũng đóng vai trò quan trọng đối với lao động gián tiếp của các thành phần kinh tế khác. Vì thế, số lượng lao động tăng thêm từ nguồn vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên gia tăng đáng kể.

Bảng 4.17. Lao động đang làm việc phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Chia ra:

Nhà nước Ngoài Nhà nước Khu vực FDI

Năm 2005 580.914 35.648 531.091 14.175 Năm 2010 687.104 41.125 616.742 29.237 Năm 2011 700.501 38.884 624.552 37.065 Năm 2012 712.643 39.820 629.436 43.387 Năm 2013 721.282 40.430 633.051 47.801 Năm 2014 728.254 40.935 631.809 55.510 Năm 2015 736.184 41.492 635.553 59.139 Năm 2016 748.336 41.791 635.721 68.824

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Biểu đồ 4.9. Chỉ số phát triển lao động thời điểm 01/7 chia theo loại hình kinh tế

Lĩnh vực thu hút được nhiều lao động nhất là ngành sản xuất trang phục với hơn 2,3 vạn lao động; đứng thứ hai là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản gần 1 vạn lao động; đứng thứ ba là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn với hơn 8 nghìn lao động; tiếp đến là ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan với hơn 7 nghìn lao động….

Bảng 4.18. Lao động công nghiệp đang làm việc của các DN FDI

Đơn vị tính: Người

Chi theo ngành công nghiệp 2010 2014 2015 2016

- Sản xuất chế biến thực phẩm 431 1.191 1.315 3.830

- Dệt 737 1.570 1.742 2.173

- Sản xuất trang phục 10.556 17.759 20.448 23.802 - Sản xuất da và các SP có liên quan 3.929 5.784 1.560 7.051 - Sản xuất giấy và SP từ giấy 325 450 364 379 - Sản xuất hóa chất và SP hóa chất 372 274 356 490 - Sản xuất SP từ cao su và plastic 693 2.865 3.446 4.333 - Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại kác 528 1.017 982 2.226 - Sản xuất kim loại 57 123 189 131 - Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn 2.129 6.189 8.042 8.251 - Sản xuất SP điện tử, máy vi tính và sản 1.536 7.522 7.542 9.448 - Sản xuất thiết bị điện 409 477 1.002 2.800 - Sản xuất MM, TB chưa được phân vào đâu 328 547 514 562 - Sản xuất xe có động cơ 522 5.118 6.387 5.538 - Sản xuất phương tiện vận tải khác 4.508 3.519 3.518 3.442 - Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 167 760 879 459 - Hoạt động thu gom, xử lý rác thải 30 16 16 27 Tổng số 27.286 55.228 58.733 75.672 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

4.2.4.4. Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

Những năm đầu tái lập, số DN FDI sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh không nhiều; cơ sở vật chất công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, trình độ nhân lực hạn chế, hoạt động sản xuất ban đầu chỉ có một số công ty may gia công áo xuất khẩu nhưng giá trị không đáng kể. Với chính sách thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài về lĩnh vực công nghiệp vào tỉnh Hưng Yên thì các DN tham gia xuất khẩu cũng tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu cũng ngày càng mở rộng, đa dạng về hàng hóa cũng như thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có khoảng hơn 500 DN hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó có khoảng trên 220 DN FDI trong lĩnh vực công nghiệp có hoạt động xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị xuất khẩu; giá trị xuất khẩu của các DN FDI có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của các DN có vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp tăng rất nhanh trong các năm qua, góp phần làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Hưng Yên.

Bảng 4.19. GTSX công nghiệp theo giá hiện hành và kim ngạch xuất khẩu

Năm

Giá trị sản xuất công nghiệp Kim ngạch xuất khẩu

GTSXCN khu vực FDI (Tỷ đồng) GTSXCN toàn tỉnh (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (nghìn USD) Kim ngạch xuất khẩu chung toàn tỉnh (nghìn USD) Tỷ lệ (%) Năm 2005 4.692 13.511 34,73 96.961 211.128 45,93 Năm 2010 12.561 54.951 22,86 285.330 594.568 47,99 Năm 2011 17.602 70.014 25,14 396.262 813.268 48,72 Năm 2012 23.872 82.840 28,82 681.562 1.218.388 55,94 Năm 2013 27.296 88.964 30,68 1.067.938 1.706.316 62,59 Năm 2014 29.793 96.657 30,82 1.325.073 2.151.587 61,59 Năm 2015 32.671 105.764 30,89 1.655.503 2.518.268 65,74 Năm 2016 35.510 114.747 30,95 1.993.262 3.198.780 62,31 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Năm 2005, giá trị xuất khẩu của các DN có vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp đạt 96.961 nghìn USD, chiếm 45,93% giá trị xuất khẩu của tỉnh thì đến năm 2016 giá trị xuất khẩu của các DN có vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp đạt 1.993.262 nghìn USD, chiếm 62,31% giá trị xuất khẩu của tỉnh và tăng 20,6 lần so với năm 2005. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI tăng mạnh giai đoạn 2011-2013 là do trong thời gian này KCN Thăng Long II của tỉnh đi vào hoạt động, thu hút được nhiều DN lớn của Nhật Bản vào đầu tư. Các DN này đều có hoạt động xuất, nhập khẩu với giá trị lớn, chủ yếu là gia công sản phẩm cho các công ty mẹ ở nước ngoài.

Biểu đồ 4.10. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 86 - 93)