Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 93 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên

4.2.5. Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

4.2.5.1. Những tồn tại hạn chế

Đối tác đầu tư tăng chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý : Đến 31/12/2016, tỉnh Hưng Yên mới chỉ thu hút được 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh (theo Bảng 6) so với cả nước đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lượng vốn FDI đổ về Việt Nam. Trong đó, chủ yếu là các nước châu Á; còn các nước EU và Hoa Kỳ chưa có nhiều dự án đầu tư, chiếm dưới 10% tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh.

Ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc thì các nước châu Á có dự án FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đều là các nước không có nhiều tiềm lực về vốn công nghệ cao, chủ yếu tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào trong tỉnh, các nhà đầu tư này mang đến những công nghệ đã cũ và lác hậu. Điều này, là một hạn chế lớn cho sự phát triển công nghiệp của các dự án FDI. Tốc độ thu hút dự án FDI không ổn định và không đều giữa các năm (theo Bảng 8). Có năm thì thu hút được nhiều dự án FDI, có năm thì thu hút ít dự án FDI. Điều này thể hiện môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn và chưa được tốt.

Các dự án FDI phân bố không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ, huyện Mỹ Hào và tập trung trong

các KCN như: KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN dệt may Phố Nối, KCN Minh Đức. Đặc biệt, KCN Thăng Long II còn thu hút được nhiều dự án FDI của Nhật Bản có nguồn vốn lớn và công nghệ cao, hiện đại. Các huyện còn lại số lượng dự án thu hút được không nhiều, quy mô dự án nhỏ.

Quy mô các dự án đầu tư nhỏ, tiến độ triển khai chậm : Quy mô vốn bình quân/dự án còn thấp, đạt mức 9,6 triệu USD/dự án so với quy mô vốn trung bình của một dự án FDI ở Việt Nam là 13 triệu USD/dự án. Tuy nhiên, còn nhiều dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD, thậm chí có dự án có quy mô 150 nghìn USD; nhiều dự án FDI không đủ tiềm lực thuê đất, xây dựng nhà xưởng mà phải đi thuê nhà xưởng để sản xuất. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn chưa đủ tin tưởng để đầu tư những dự án lớn hoặc đây là những nhà đầu tư nhỏ, tiềm lực không cao.

Một số dự án FDI không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm; đến hết 31/12/2016 mới có 227/377 dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp đi vào hoạt động, chiếm 60,48% số dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp; các dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao tiếp nhận vào tỉnh Hưng Yên còn thấp. Số dự án có vốn FDI đầu tư vào trong các KCN trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Hưng Yên.

Các dự án FDI có vốn đầu tư lớn, hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao tiếp nhận vào còn ít. Một số dự án chưa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh, như: đóng góp vào thu ngân sách tỉnh còn ít, giải quyết được việc làm còn hạn chế (một số dự án FDI có dưới 10 lao động); công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,…

Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển: Công nghiệp hỗ trợ của nước ta nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng còn kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh của các DN đặc biệt là các DN FDI, đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng thu hút FDI và hiệu quả kinh doanh của các DN FDI. Qua kết quả điều tra cho thấy, có đến 83,33% (25/30) các DN FDI đưa ra lý do họ gặp khó khăn về thiếu nguyên vật liệu, linh kiện cung ứng tại tỉnh. Trong nhiều lĩnh vực, để có thể duy trì được sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, các DN FDI phần lớn là nguyên vật liệu từ nước ngoài.

phát triển kinh tế - xã hội trong liên kết quy hoạch vùng, lãnh thổ. Chính điều này đã dẫn đến công nghiệp hỗ trợ của tỉnh còn kém phát triển. Chẳng hạn khi muốn xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến… cần phải cân nhắc và xem xét kỹ nguyên liệu đầu vào trong phạm vi toàn vùng chứ không phải phạm vi của địa phương để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu và giảm hiệu quả đầu tư. Hạn chế này không những dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các DN FDI mà còn có thể dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư của các DN FDI sang các khu vực khác hay các nước khác có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển tốt hơn.

Thủ tục hành chính, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ : Các dự án đầu tư ngoài các KCN còn khó khăn trong thủ tục thuê đất đai, đặc biệt là giải phóng mặt bằng… Qua kết quả khảo sát 30 DN FDI có 13 DN FDI trả lời duy hoạch đất của tỉnh chưa hợp lý, có 15 DN FDI trả lời giá đất cao, có 8 DN FDI (khảo sát 10 DN FDI ngoài KCN) trả lời giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục về đất đai phức tạp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng bên trong các KCN cũng như bên ngoài KCN đã được tỉnh đầu tư nhiều nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài; đặc biệt là hệ thống điện, nước, đường giao thông… Qua kết quả khảo sát 30 DN FDI có 26,67% số DN FDI trả lời rất tốt, 30% số DN FDI trả lời tốt, 40% số DN FDI trả lời trung bình, 3,33% số DN FDI trả lời kém.

4.2.5.2. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

a. Hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến FDI tuy được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đồng bộ và nhất quán

Việc thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư cũng có tác động không nhỏ đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh như hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, kinh phí đền bù xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng thời gian miễn giảm tiền thuê đất là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư chúng tôi rất quan tâm. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích đầu tư về đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh mới là điều mà chúng tôi hướng tới. Hưng Yên đã làm tương đối tốt điều đó và đó chính là yếu tố then chốt mà chúng tôi chọn Hưng Yên.

Về cơ bản các DN FDI đều đánh giá tốt về các chính sách đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, đối với chính sách thu hút đầu tư cũng còn nhiều bất cập, khó thực hiện bởi vì trên thực tế tỉnh muốn thu hút được những dự án có hàm lượng chất xám cao, có công nghệ hiện đại nhưng có nhiều dự án đăng ký không đáp ứng

được yêu cầu đó, chính vì vậy đã làm nản lòng một số nhà đầu tư. Song đó mới là một chính sách mở mà Hưng Yên đề ra và áp dụng khi số lượng các nhà đầu tư đã lấp đầy trong và ngoài KCN, còn thực tại đã, đang và vẫn thu hút các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào tỉnh.

Các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư được các DN FDI đánh giá cao, tuy nhiên cũng còn một số ý kiến cho rằng các chính sách của tỉnh chưa thật sự đổi mới, chưa khác so với các địa phương khác, các ý kiến này chủ yếu là của các DN FDI nằm ngoài KCN. Rất nhiều nhà đầu tư đã không nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh đúng quy định. Một số trường hợp nhận giấy phép đăng ký kinh doanh quá muộn so với ngày hẹn chính thức. Nhiều nhà đầu tư thực tế phải đi đi về về nhiều lần do bị cơ quan có thẩm quyền lỡ hẹn. Các nhà đầu tư không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các cơ quan chính quyền trong tỉnh trong việc cung cấp thông tin, thủ tục và tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, mặt khác trong quá trình đầu tư các nhà đầu tư phải chi phí không chính thức cho các cán bộ công chức của tỉnh rất lớn

b. Lao động không có tay nghề và trình độ quản lý

Bên cạnh yếu tố số lượng nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực bởi trên thực tế con người đóng vai trò quyết định đến mọi vấn đề trong việc phát triển toàn xã hội nhưng theo đề tài này thì yếu tố đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến nguồn lao động cung ứng cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên, qu kết quả khảo sát 30 DN FDI cho thấy:

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư; các huyện khu vực phía Bắc tỉnh tập trung trên 80% số DN và dự án trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc tuyển dụng lao động tại khu vực này gặp nhiều khó khăn, nhất là các DN có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở đào tạo nghề, tuy nhiên năng lực đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao.

- Tỉnh Hưng Yên có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó nhưng các DN FDI rất khó tuyển dụng được các lao động có tay nghề và trình độ quản lý có sẵn tại tỉnh. Phần lớn các DN tuyển dụng đều phải đào tạo lao động, điều này làm cho các DN mất thêm thời gian và chi phí đào tạo. Việc tuyển dụng các nhân sự cấp cao có trình độ quản lý rất khó khăn.

- Trình độ lao động địa phương còn rất hạn chế. Tình trạng thiếu lao động lành nghề, lao động có kỹ thuật, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại trở thành phổ biến. Vì vậy, đã đánh mất dần lợi thế về lao động của tỉnh. Hơn nữa, cán bộ làm việc trong các DN liên doanh, cán bộ quản lý trong DN FDI còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, không nắm vững pháp luật và trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng trong công việc.

- Theo Thống kê thì tỷ lệ người lao động ở Hưng Yên trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm khoảng 45%, còn lại là lao động ngoại tỉnh. Trong 45% đó thì hầu hết lại là lao động trực tiếp, cơ bản mới chỉ tốt nghiệp THPT, chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng lại không chuyên sâu và không đúng chuyên ngành hoạt động của các nhà đầu tư. Trong khi đó, đa phần các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều đang sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, yêu cầu của người lao động phải có trình độ tay nghề nhất định thì mới có thể vận hành được dây truyền sản xuất …. Do vậy, đây cũng là một vấn đề hết sức lan giải cần phải được giải quyết kịp thời để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có hiệu quả hơn.

c. Kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển, lạc hậu

Trong thời gian qua, đặc biệt trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng bên trong các KCN cũng như bên ngoài KCN đã được tỉnh và Nhà nước đầu tư nhiều song chưa đồng bộ, một số khu vực đầu tư xây dựng tập trung nhưng lại có một số khu vực chưa được thực sự được quan tâm, đường sá còn chật hẹp, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, điện nước chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút của các nhà ĐTNN… đã có nhiều nhà đầu tư từng được giới thiệu vào đầu tư ở Hưng Yên nhưng họ lại e ngại khi thấy cơ sở hạ tầng của tỉnh còn yếu kém. Đây là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo của tỉnh rất quan tâm và luôn đi tìm những biện pháp để giải quyết từng bước với mục tiêu cải thiện tốt hơn môi trường sống của nhân dân địa phương và môi trường sản xuất kinh doanh cho các DN FDI góp phần thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hệ thống giao thông đã được cải tạo, nâng cấp nhiều; tuy nhiên vẫn còn hẹp, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về vận chuyển hàng hóa của DN; đặc biệt các con đường tỉnh lộ nối các huyện trong địa bàn tỉnh vẫn còn tương đối nhỏ và xấu, xe có trọng tải lớn khó khăn trong việc vận hành đẫn đến đội giá chi phí vận tải. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu hút các nhà ĐTNN vào tỉnh.

Hệ thống điện trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều, trên địa bàn tỉnh có các trạm biến áp 110, 220 phân bố rải rác ở tất cả các huyện trong tỉnh đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra, có những đợt cúp điện liên tục trong hai ngày gây tổn thất rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các DN.

Hệ thống thoát nước trong các KCN tuy đã được xây dựng để đảm bảo hoạt động cho các DN; tuy nhiên còn thiếu, chưa đủ công suất nên các DN vẫn xả thải gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Hệ thống nước sạch chưa đảm bảo đủ cho hoạt động sản xuất của các DN, trên thực tế có nhiều dự án ngoài KCN vẫn sử dụng nước giếng khoan chứ chưa có hệ thống nước máy như ở trong KCN.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của tỉnh tuy đã được đầu tư, đặc biệt là đã có 4/13 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng trong các KCN đã được triển khai xây dựng song vẫn chưa thực sự đồng bộ, một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong các KCN còn hạn chế về vốn. Do vậy dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, mỗi năm đầu tư vào một hệ thống (nước sạch, thoát nước, xử lý môi trường…), vừa tiếp nhận các dự án, vừa đầu tư xây dựng trên cơ sở lấy vốn từ các dự án đăng ký vào KCN để xây dựng dần dần cơ sở hạ tầng KCN cho nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các dự án đầu tư.

d. Việc tiếp cận đất, thủ tục thuê đất còn gặp phải nhiều khó khăn

Hiện nay các nhà đầu tư quan tâm nhất đến yếu tố để có thể nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh. Các yếu tố cổ điển thường được sử dụng để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư như: Giá thuê đất rẻ, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng … đang dần mất đi tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, lý do là vì sức ép cạnh tranh nên hầu hết các địa phương khác cũng đã sử dụng những điều kiện đó. Hơn nữa, do nền kinh tế của Hưng Yên còn khó khăn hơn rất nhiều so với các tỉnh thành lân cận cho nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp phải những khó khăn nhất định, không đáp ứng được yêu cầu về mức đền bù thì nhân dân không hợp tác, mà để đáp ứng được mức nhân dân yêu cầu thì tỉnh chưa làm được và chưa có biện pháp giải quyết.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã có những quy định cụ thể về đền bù giải phóng mặt bằng nhưng “ý Đảng” thì còn phải hợp với “lòng dân”. Do vậy, việc giải phóng mặt bằng còn là một trong những yếu tố rất khó khăn đối với tỉnh để có thể tạo mặt bằng sản xuất sẵn có nhằm thu hút các

nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 93 - 100)