Về môi trường đầu tư kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 107 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.6.Về môi trường đầu tư kinh doanh

4.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công

4.3.6.Về môi trường đầu tư kinh doanh

Về môi trường đầu tư, lãnh đạo tỉnh đã xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các huyện, thành phố nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông vận tải, đô thị, hạ tầng các KCN. Cùng với đó, để bảo đảm môi trường đầu tư, tỉnh đã đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể như: Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường; các ngành chức năng thẩm tra kỹ các dự án.

Để hỗ trợ các DN đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay, việc hỗ trợ DN Nhật Bản tại Hưng Yên hoạt động đạt hiệu quả, đã hỗ trợ 5 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính đăng ký đầu tư và đăng ký DN trong thời gian 3 ngày, rút ngắn 15 ngày làm việc so với quy định của pháp luật… qua đó đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút dự án đầu tư. Ông Đỗ Ngọc Bảo – Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thu hút FDI của tỉnh những năm qua được thực hiện tốt, cụ thể:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện cắt giảm được trên 40% thời gian thực hiện. Cụ thể, đối với công tác cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký DN được thực hiện trong thời gian chỉ từ 2 - 3 ngày (quy định của Luật DN là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ); công tác cấp/điều chỉnh Giấy chứng

nhận đăng ký đầu tư được thực hiện trong thời gian từ 7 - 9 ngày (theo quy định tại Luật Đầu tư là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ); giảm thời gian khởi sự đối với DN xuống còn 1 ngày.

- Tích cực rà soát, điều chỉnh sửa đổi, thay thế Bộ thủ tục hành chính và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập DN, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên cơ sở bộ thủ tục hành chính do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, các bộ phận chuyên môn của Sở đã tích cực rà soát, điều chỉnh và kiến nghị việc xây dựng lại Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh để hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện. Bộ thủ tục hành chính mới được xây dựng dựa trên nguyên tắc dễ hiểu, dễ thực hiện, quy định rõ về các bước, trình tự và thời gian thực hiện cho nhà đầu tư.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đồng thời áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động tại cơ quan. Hiện nay, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ phận một cửa cũng như các phòng chuyên môn đều thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính trên hai hệ thống: Hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh (áp dụng cho đăng ký DN) và Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (áp dụng cho cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Theo đó, nhà đầu tư có thể tự truy cập vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ của bộ phận chuyên môn và khi xử lý xong sẽ tự động chuyển kết quả đến tài khoản của nhà đầu tư.

Qua đánh giá của các Sở, ngành được khảo sát; bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; đó là Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Hưng Yên có nhiều biến động và nhìn chung ở thứ hạng khiêm tốn. Theo kết quả công bố của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, PCI tỉnh Hưng Yên so với cả nước từ năm 2010-2015 có sự thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2010, Hưng Yên là tỉnh có PCI tương đối thấp. Năm 2011, 2012, tỉnh đã vươn lên nằm trong nhóm các tỉnh có PCI khá, tuy nhiên đến năm 2013, 2014, 2015, 2016 lại tụt hạng và là tỉnh có PCI tương đối thấp. Ông Đỗ Ngọc Bảo – Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Nguyên nhân trước hết là do công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền trong giải quyết thủ tục cho DN, nhà đầu tư chưa đồng bộ, nhịp nhàng, điển hình như cấp giấy phép xây

dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản, đền bù giải phóng mặt bằng... làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số sở, ngành còn chưa quan tâm đúng mức việc vận động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN, trợ giúp pháp lý đối với các nhà đầu tư… Trong khi một số sở, ngành chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính thì công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền nhiễu DN”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 107 - 109)