Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công

4.3.3. Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng các KCN

Trong những năm qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, công tác thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà ĐTNN, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua đó, các dự án đầu tư tại các KCN nhìn chung đều triển khai nhanh, đúng tiến độ và mục tiêu đăng ký, sử dụng đất có hiệu quả.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trong năm 2017, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tập trung tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển; hỗ trợ chủ đầu tư các KCN tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm được bàn giao đất để triển khai xây dựng hạ tầng; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư vận động thu hút đầu tư vào các KCN. Chú trọng nâng cao chất lượng trong việc thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án có vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có đóng góp nhiều cho ngân sách.

Theo đánh giá của Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, khó khăn trong thu hút đầu tư dự án vào các KCN nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn là việc giải phóng mặt bằng chậm, trở thành rào cản trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng xã hội tại các KCN còn thiếu, nhất là lĩnh vực nhà ở cho người lao động… gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư về tình trạng người lao động “nhảy” việc, bỏ việc. Không ít nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cho rằng, trình độ người lao động trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề, mặc dù DN muốn sử dụng người lao động địa phương song do trình độ tay nghề chưa đáp ứng nên phải tuyển dụng ở các địa phương lân cận. Một số DN khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất, gây

rủi ro cho DN khi thiếu hụt lao động.

Thời gian tới, Ban quản lý các KCN tỉnh tập trung phối hợp đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư, các bộ, ngành của Trung ương trong hoạt động xúc tiến, vận động thu hút đầu tư vào các KCN tập trung đã được quy hoạch. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án sản xuất các sản phẩm có có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ các DN trong quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào tỉnh Hưng Yên; đa phần DN FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đầu đánh giá cơ sở hạ tầng của Hưng Yên được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi, nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong số 30 DN FDI được khảo sát thì trên 50% số doanh đánh giá tốt, rất tốt của hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp DV viễn thông và internet, hệ thống dịch vụ ngân hàng; còn hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải các DN FDI đánh giá chưa cao.

Bảng 4.22. Đánh giá về kết cấu hạ tầng của tỉnh

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá Rất

tốt Tốt

Trung

bình Kém

1. Hệ thống đường giao thông 3 13 11 3 2. Hệ thống xử lý nước thải 0 4 18 8 3. Hệ thống cung cấp điện 2 9 10 9 4. Hệ thống cung cấp nước 0 8 15 7 5. Hệ thống cung cấp DV viễn thông và internet 4 12 12 2 6. Hệ thống dịch vụ ngân hàng 8 12 8 2

Bà Lê Thị Quyến – Quản lý của Công ty TNHH Kisung Tech cho biết: “Các công trình kết cấu hạ tầng của tỉnh Hưng Yên đã từng bước hiện đại và đảm bảo kết nối. Hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm có quy mô lớn đang được tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm, KCN giúp cho DN thuận lợi trong vẩn chuyển hàng hóa. Hệ thống dịch vụ ngân hàng phục vụ tốt nhu cầu của DN”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 102 - 104)