Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 47 - 51)

3.1.2.1. Dân số, lao động

Dân số trung bình của tỉnh Hưng Yên năm 2016 là 1.170.185 người, mật độ dân số 1.258 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2009 đến nay luôn duy trì ở mức dưới 1%/năm. Dân số thành thị chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có tỷ lệ dân số cơ học chiếm tỷ lệ cao bởi vì Hưng Yên có nhiều trường cao đẳng, đại học và nhiều KCN thu hút hàng ngàn sinh viên và công nhân từ các địa phương trong cả nước về cư trú, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh.

Có khoảng 74 vạn lao động, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá. Lao động đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế chiếm khoảng 85-90% lao động trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ khỏe, giá cả sinh hoạt và mặt bằng tiền công, tiền lương, đặc biệt là ở khu vực công nhân sản xuất trong các DN được đánh giá là tương đối thấp với các tỉnh và thành phố lân cận. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cho các dự án FDI nói riêng triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

3.1.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội

Sau gần 20 năm, kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu và tạo ra nhiều sự thay đổi sâu sắc, từ một tỉnh nghèo, thuần nông và độc canh cây lúa Hưng Yên đã vươn lên trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm hàng năm được duy trì ở mức trên hai con số, cao hơn so với cả nước, nhất là các năm đầu mới tái lập tỉnh.

Điều đáng chú ý trong các thời kỳ phát triển kinh tế của tỉnh là cả 3 khu vực kinh tế đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Bình quân chung giai đoạn 1997-2015, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng khoảng 3,27%/năm; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khoảng 19,02%/năm; khu vực thương mại, dịch vụ tăng khoảng 13,05%/năm. Cùng với sự phát triển

của các khu kinh tế, các thành phần kinh tế cũng phát triển khá toàn diện; đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng bình quân gần 24%/năm; khu vực kinh tế tư nhân tăng 9,7%/năm; khu vực kinh tế nhà nước tăng bình quân khoảng 12,7%/năm.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2015

Đơn vị tỉnh: %

Giai đoạn Tổng số

Chia theo khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giai đoạn 1997 - 2000 112,32 104,59 133,30 115,77 Giai đoạn 2001 - 2005 112,27 104,49 120,45 115,17 Giai đoạn 2006 - 2010 111,75 102,51 116,62 113,92 Giai đoạn 2011 - 2015 107,85 101,54 109,55 108,30 Giai đoạn 1997 - 2015 111,02 103,27 119,02 113,05 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Trong gần 20 năm qua, nền kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh với nhiều nội dung, hình thái mới; đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành nên các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp mang tính quyết định đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh; xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp. Sau gần 20 năm, tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh từ 51,87% năm 1997, xuống còn 13,54% năm 2015; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng gấp hơn hai lần từ 20,26% năm 1997 lên 48,98% năm 2015; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 27,87% năm 1997 lên 37,48% năm 2015. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng đã tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ giữa các các ngành, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc....

Bảng 3.2. Cơ cấu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành giai đoạn 1997-2016 Đơn vị tính: % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Năm 1997 100,00 51,87 20,26 27,87 Năm 2001 100,00 38,04 32,44 29,52 Năm 2006 100,00 27,70 40,20 32,10 Năm 2010 100,00 17,85 48,00 34,09 Năm 2011 100,00 19,47 48,69 31,84 Năm 2015 100,00 13,54 51,09 35,59 Năm 2016 100,00 12,84 51,15 36,01

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Từ thành công trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh, các DN phát triển nhanh và hình thành nên các KCN tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến cuối 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 5.342 DN thực tế đang tồn tại, trong đó có 4.930 DN đang hoạt động (trong số này có 4.068 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 100 DN đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh; 762 DN không hoạt động, chỉ đóng thuế môn bài); có 301 DN tạm ngừng kinh doanh; có 108 DN ngừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản; có 263 DN không tìm thấy, không xác định được và có 27 DN đóng mã số thuế; 377 DN, dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 3.615,4 triệu USD. Tổng diện tích đất thuê của các DN tỉnh ngoài và dự án FDI là 2.217 ha (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

Trong tổng số 4.068 DN, dự án đang hoạt động SXKD; trong đó hơn 2.600 DN, dự án trong tỉnh đang hoạt động và sử dụng gần 60.000 lao động; 415 DN, dự án đầu tư tỉnh ngoài hoạt động và sử dụng 61.950 lao động với tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện khoảng 17.570 tỷ đồng, đạt 36% vốn đầu tư đăng ký; 228 DN FDI đang hoạt động và sử dụng 75.672 lao động với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 850 triệu USD, đạt 27,34% vốn đầu tư đăng ký.

Với hơn 4.068 DN, dự án đang hoạt động đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh gần 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 87,5% khoản thu ngân sách nội địa của tỉnh (chưa tính khoản thu thuế xuất, nhập khẩu của các DN) và góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (tổng giá trị của các DN, dự án đang hoạt động đạt gần 25.500 tỷ đồng và chiếm khoảng 50% Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016).

Kinh tế phát triển nhanh, nguồn thu ngân sách ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi tiêu dùng xã hội. Năm 1997, các khoản thu nội địa đạt 91 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 6.704,5 tỷ đồng, tăng gấp 74,5 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 23,98%; trong đó thu từ kinh tế quốc doanh 231 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm 1997. Thu từ khu vực này những năm gần đây tương đối ổn định, số lượng DN trong khu vực kinh tế nay ít biến động, đã ổn định sau những năm cổ phần hóa mạnh mẽ diễn ra; thu thuế ngoài quốc doanh 2.749,6 tỷ đồng, tăng 290 lần so với năm 1997; thu từ khu vực có vốn FDI là 1.319,43 tỷ đồng, tăng gấp 99 lần so với năm 1997; thu tiền sử dụng đất 964 tỷ đồng; tăng gấp 400 lần so với năm 1997. Cùng với thu nội địa, thu thuế xuất nhập khẩu cũng liên tục tăng cao, năm 1997 đạt 12,5 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 2.771,5 tỷ đồng; tăng gấp 221 lần so với năm 1997.

Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường. Cũng như nhiều địa phương khác, đời sống của nhân dân Hưng Yên chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của nhiều ngành nghề mới như: Công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ khác... cùng với việc nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều đã được cải thiện rõ rệt.

Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình từ năm 2006 đến năm 2016 cho thấy: Thu nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 556 nghìn

đồng năm 2006 lên 2.626 nghìn đồng năm 2016, tăng gấp hơn 4,72 lần. Tỷ lệ hộ nghèo trong những năm gần đây cũng liên tục giảm xuống, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 11,5% thì đến năm 2016 còn 4,2%. Bên cạnh việc thu nhập tăng lên, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong những năm trở lại đây được giữ ổn định. Năm 2006, chệnh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 5,7 lần thì đến năm 2016 là 5,6 lần (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 47 - 51)