Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm áo sơ min của tổng công tymay
4.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm áo sơmi của Tổng
4.1.8.1. Các nhân tố bên ngoài
* Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Yếu tố nhà cung cấp trong ngành may mặc là các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, các nhà cung cấp vốn, cung cấp lao động.
- Nguồn vật lực
Nguồn vốn của May 10 chủ yếu là từ nguồn vốn vay, vốn huy động từ cổ đông, vốn tự bổ sung
Đối với một đơn vị chuyên sản xuất hàng may mặc như May 10 thì nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất của May 10 được mua ở cả trong và ngoài nước. Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu cho May 10 rất phong phú, tránh được sự thiếu hụt nguyên vật liệu trong sản xuất. Nhà cung ứng nguyên vật liệu cho May 10 chủ yếu là các nhà cung ứng nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Asean, Việt Nam…
Ngành may mặc vẫn nhập khẩu tới 90% vải và 70% phụ liệu và chỉ tạo ra lợi nhuận từ các công đoạn đơn giản (cắt, may, hoàn chỉnh sản phẩm). Và điều này đã làm giảm sức cạnh tranh các sản phẩm may mặc của May 10. Bởi vì hầu như tổng công ty phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, do vậy khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như: nhà cung cấp đột ngột
tăng giá hoặc giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ đọng vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này trở thành một áp lực và rủi ro tương đối lớn cho tổng công ty. Điều này đòi hỏi tổng công ty phải có chính sách cung ứng, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro từ những bất ổn của giá cả nguyên vật liệu.
Bảng 4.13. Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Tổng công ty May 10 cho Tổng công ty May 10
STT NGUYÊN LIỆU NHÀ CUNG CẤP QUỐC GIA
1 Vải sơmi các loại Chua lim enterprises & co Singapore 2 Vải sơmi các loại Thai textile industry public company
limited Thailand
3 Vải sơmi các loại S.A.S weaving co., Ltd Thailand 4 Vải sơmi các loại G.A export (Thai Land) company limited Thailand 5 Vải sơmi các loại P.T woongjin Indonexia 6 Vải Lu thai textile company Ltd Trung Quốc 7 Vải sơmi các loại Namjing co., Ltd Thailand 8 Vải sơmi các loại Tổng Công ty X 28 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam 9 Vải quần khaki các loại Công ty Hữu Hạn Pangrim Neotex Việt Nam 10 Chỉ may các loại Công ty Coast Phong Phú Việt Nam 11 Dựng các loại Wendler interlining HK Ltd Hongkong
12 Vải quần tây các loại BSL. ,Ltd India
13 Vải quần tây các loại Rukshmani syntex private Ltd India 14 Dây kéo các loại Công ty TNHH YKK Việt Nam Việt Nam 15 Dựng các loại Freudenberg Vilene International Co Hongkong Nguồn: Phòng kế hoạch - Nguồn nhân lực
Một tình trạng chung của ngành dệt may là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng, miền khiến công tác tuyển dụng nhân lực gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ sau khi công ty thành lập trường Cao đẳng nghề Long Biên thì công ty đã chủ động đào
tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
* Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Theo số liệu từ tổng cục thống kê, dân số tại Việt Nam năm 2015 là 90 triệu người và tập trung về các thành phố ngày càng nhiều. Mỗi người dân là một khách hàng của ngành may cũng như là khách hàng hiện tại và tương lai của May 10.
Đối với trong nước, kinh tế - văn hóa – xã hội càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm may càng gia tăng và ngày càng phong phú và đa dạng. Thị hiếu của họ luôn thay đổi, nếu như nhà sản xuất không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Khách hàng có khả năng lựa chọn.
Khách hàng nội địa của công ty rất đa dạng. Với chiến lược phân biệt giá, sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi từ những khách hàng có thu nhập cao cho đến những khách hàng thu nhập trung bình. Tuy nhiên công ty vẫn tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá.
* Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành may như vốn đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật không cao cũng có thể mở công ty nhỏ hoặc cửa hàng may nhỏ. Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp may mặc mới sẽ là gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường nội địa.
Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc từ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Từ đó, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước về mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Và đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà công ty cần cẩn trọng. Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp may mặc nói chung và Tổng công ty May 10 nói riêng.
* Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm may khó thay thay thế, vì hàng hóa này vẫn là nhu cầu duy nhất trong nhu cầu may mặc của con người. Tuy nhiên sự thay đổi mẫu mã, chất liệu sẽ làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.
Tổng công ty May 10 chủ yếu sản xuất các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo Jacket… Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy trong chiến lược sản phẩm tổng công ty cần đưa ra đích cho sản phẩm của mình là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp lứa tuổi, thời tiết…
* Áp lực đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, việc cá lớn nuốt cá bé không còn xa lạ. Vì vậy trước khi thâm nhập thị trường công ty phải biết rõ mình là ai, khả năng tài chính của mình đến đâu, cũng như hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào để có chính sách thật phù hợp. Nằm trên địa bàn của thành phố Hà Nội, công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển xong song song với nó là việc công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ngay trên địa bàn của mình.
Đối thủ của Tổng công ty có thể được phân thành hai nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước
- Đối thủ cạnh tranh trong nước
May 10 có sản phẩm chủ lực là áo sơ mi, quần âu, áo Jacket… Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu có đặc điểm sản phẩm kinh doanh giống công ty có thể kể đến là tổng công ty cổ phần Việt Tiến, Tổng công ty may Nhà Bè – công ty cổ phần, công ty may Đức Giang, may Thăng Long, May An Phước... Các công ty đã và đang tích cực mở thêm mạng lưới tiêu thụ là các cửa hàng đại lý ở các thành phố lớn kể cả đến tận tay người tiêu dùng. Họ cũng đã nhận thấy thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng đầy sức hút và đang ra sức tăng doanh số bán, giành lại thị phần bằng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Như vậy tổng công ty đã và sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các đối thủ trong nước trên thị trường nội địa. Do vậy May 10 sẽ cần tập trung nâng cao hơn nữa tới thương hiệu, chất lượng cũng như kiểu dáng mẫu mã, đồng thời mở rộng thị phần trên thị trường nội địa để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tạo lợi thế riêng cho tổng công ty.
- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: nếu ví thị trường tiêu dùng hàng may mặc Việt Nam là một hình tháp nón thì từ đỉnh đến trung – cao cấp là chỗ dựa của các
Gues – Mỹ; Seident Sticker, Marubeni, Kaneta – Nhật;… với bao gói đẹp, sang trọng, kỹ thuật may tốt với những phụ liệu đắt giá), khoảng trung là lan xuống “chân đáy” là “địa phận tung hoành” của hàng Trung Quốc. Vì vậy có thể nói hàng Trung Quốc chính là đối thủ cạnh tranh đáng gờm không chỉ của May 10 mà còn của tất cả nhà may, các hãng thời trang và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Dù không còn ở thời điểm hoàng kim như mấy năm trước, nhưng hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh tới 60% thị trường tiêu dùng của Việt Nam nhất là thời trang nữ và đồ dành cho giới trẻ như jeans, pull... Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ, hợp thời trang, mầu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp đến trung bình, khá đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ở khu vực này, hầu như không xuất hiện hàng may mặc nội địa mà chỉ có hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình, thấp cùng với hàng may sẵn của các hộ gia đình địa phương.
Ngoài ra, do Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ (từ tháng 1/2009) theo thỏa thuận khi gia nhập WTO nên doanh nghiệp may mặc của Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Asean,...
4.1.8.2. Các yếu tố bên trong
a. Năng lực tài chính
May 10 được đánh giá là một công ty có tiềm lực tài chính mạnh. Là một doanh nghiệp lâu năm với kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan nên không những vốn tự có của May 10 lớn mà công ty còn tạo được niềm tin cho các tổ chức tài chính trong cũng như nước ngoài. Đây là một lợi thế rất lớn của May 10 mà không phải doanh nghiệp nào cũng có, cũng nhờ đó mà công ty có thể dễ dàng đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
* Tình hình tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty trong ba năm gần đây
Qua bảng 4.14 ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty tăng lên khá nhiều qua các năm. Năm 2014 tăng 76.060.597.509 đồng hay 24.66% so với năm 2013; năm 2015 tăng 160.903.713.286 đồng hay 41.86% so với năm 2014. Đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư vào máy móc thiết bị và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Song để đánh giá chính xác tình hình tài sản nguồn vốn của Tổng công ty cần xem xét các chỉ số sau.
Bảng 4.14. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh 2014/2013 2015/2014 GT(VNĐ) (%) GT(VNĐ) (%) GT(VNĐ) (%) +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn. 200.904.611.208 65 270.574.030.963 70 404.007.292.346 74 69.669.419.755 34,68 133.433.261.383 49.32 I.Tiền, khoản TĐT 21.968.616.287 7 15.151.140.502 4 46.797.936.077 9 -6.817.475.785 31,03 31.646.795.575 208.87 II.Các khoản ĐTNH 42.943.500.000 14 47.131.000.000 12 5.189.700.000 1 4.187.500.000 9,75 - 41.941.300000 -88.99 III.Các khoản PTKH 79.746.741.869 26 135.405.982.539 35 202.093.390.216 37 55.659.240.670 69,8 66.687.407.677 49.25 VI.Hàng tồn kho 51.681.475.924 17 64.038.696.667 17 130.717.886.067 24 12.357.220.743 23,91 66.679.189.400 104.12 V.Tài sản NH khác 4.564.277.128 1 8.847.216.254 2 19.208.397.986 4 4.282.939.126 93,84 10.351.181.732 117.00 B.Tài sản dài hạn. 107.490.594.059 35 113.881.766.813 30 141.352.223.714 26 6.391.172.754 5,95 27.470.456.901 24.12 I.Tài sản cố định. 92.676.495.872 30 91.588.599.593 24 112.121.524.934 21 -1.087.936.279 1,17 20.532.925.341 22.42 II.Các khoản ĐTTCDH. 9.832.321.861 3 16.697.059.134 4 21.232.321.861 4 6.864.737.273 69,82 15.535.262.727 93.04 III.Tài sản DH khác 4.981.776.371 2 5.596.148.086 1 7.998.376.919 1 614.371.715 12,33 3.016.600.548 53.9 TỔNG TÀI SẢN 308.395.205.266 100 384.455.802.775 100 545.359.516.061 100 76.060.597.509 24,66 160.903.713.286 41.86 A.Nợ phải trả 211.965.328.991 69 273.252.807.040 71 407.156.880.710 75 61.287.478.049 28,91 133.904.073.670 49.00 I. Nợ ngắn hạn 185.831.515.339 60 256.290.746.677 67 373.213.348.554 68 70.459.231.338 37.92 116.912.501.877 45.62 II.Nợ dài hạn 26.133.813.653 8 16.962.060.369 4 33.943.532.156 6 -9.171.753.284 35,1 16.981.471.787 100.11 B.Vốn chủ sở hữu. 96.429.876.275 31 111.202.995.736 29 138.202.635.365 25 14.773.119.461 15,32 26.999.640.029 24.28 I.Vốn chủ sở hữu 79.541.430.955 26 94.937.645.758 25 123.036.520.099 23 15.396.214.803 19,36 28.098.874.341 29.6 II.NKP và quỹ khác 16.888.445.320 5 16.265.349.978 4 15.166.115.266 3 -623.095.342 3,96 -1.099.234.710 -6.76 TỔNG NGUỒN VỐN 308.395.205.266 100 384.455.802.775 100 545.359.516.061 100 76.060.597.509 24,66 160.903.713.286 41.86 Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 4.15. Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của các công ty cùng ngành trong 3 năm 2012 – 2014
STT Chỉ tiêu tài chính
Đơn vị tính
Tổng công ty May 10 Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến Tổng công ty may Nhà Bè
2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015
I Vốn điều lệ Tỷ 54 230 140
II Cơ cấu tài sản
1 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 35 30 26 29 27 26 28 26 26
2 Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 65 70 74 71 73 74 72 74 74
III Cơ cấu nguồn vốn
1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 69 71 75 69 73 74 84 86 87
2 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 31 29 25 31 27 26 16 14 13
IV Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.08 1,05 1,08 1,08 1,03 1,02 0,88 0,86 0,87 2 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.8 0,8 0,73 0,78 0,64 0,6 0,61 0,52 0,5
V Tỉ suất lợi nhuận
1 Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) % 4.39 4.32 4.05 8 6,9 8,1 3,7 3,31 3,33 2 Hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS) % 2,60 2,70 2,41 4 3,76 3,72 2,53 2,47 2,16 3 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) % 14.04 14.93 15.98 31 30 32 22,72 24,42 25,42
VI Tổng tài sản Tỷ 308 384 545 1.020 1.254 1.544 1.004 1374 1.711
* Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Việt Tiến là cao nhất với 230 tỷ, Nhà Bè thứ 2 với 140 tỷ, May 10 khiêm tốn hơn với 54 tỷ. Như vậy với vốn điều lệ gấp hơn bốn lần May 10, Việt Tiến có lợi thế nhất do có vốn đầu tư cho hoạt động của công ty lớn, sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất với khách hàng đối tác cũng cao hơn. Đây là một lợi thế rất lớn với Việt Tiến và cũng là một khó khăn, thử thách cho May 10 trên con đường nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
* Cơ cấu tài sản: Cả ba công ty đều có tài sản cố định chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản. Cơ cấu tài sản của các công ty nhìn chung đều hợp lý vì đối với công ty may mặc, tỷ trọng tài sản cố định đều cao hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản do các công ty cần đầu tư may móc thiết bị, nhà xưởng cho hoạt động kinh doanh.
* Cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn của May 10 và Việt Tiến khá ngang nhau (nợ phải trả chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn), chỉ có may Nhà Bè có cơ cấu khác một chút đó là nợ phải trả chỉ chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn.
* Khả năng thanh toán
Công ty May 10 có hệ số thanh toán hiện hành trong ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ tốt. Trong năm 2014, có thể thấy cứ mỗi đồng ngắn hạn mà tổng công ty đang giữ thì công ty có 1,08 đồng tài sản lưu