Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn
Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, khi nói đến năng lực cạnh tranh sản phẩm và đặc biệt là cạnh tranh sản phẩm của ngành dệt may thì cần đề cập đến.
* Các nội dung chủ yếu của năng lực cạnh tranh sản phẩm
- Giá bán sản phẩm: Quyết định mực tiêu dùng sản phẩm trên thị trường, khách hàng sẽ chọn sp của doanh nghiệp có giá bán thấp hơn các sp khác cùng loại của các doanh nghiệp khác.
- Sự khác biệt: Chính sự khác biệt của hàng hóa này so với hàng hóa khác
đem lại những giá trị khác nhau cho những hàng hóa khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho hàng hóa. Để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp cần chú ý đến.
Chất lượng sản phẩm: Là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực mua của người tiêu dùng. Khi chất lượng được đánh giá là tốt, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại.
Mức độ hấp dẫn của sản phẩm là mẫu mã, kiểu dáng,hình thức, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu... Mức độ hấp dẫn tạo ra sức cạnh tranh của hàng hóa vì nó mang lại nhưng đặc thù riêng biệt của hàng hóa này so với hàng hóa khác. Đặc biệt, với sản phẩm may mặc tính thời trang nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩn rất cao. Doanh nghiệp cần chú ý tới kiểu dáng, mẫu mã hình thức... của sản phẩm tạo nên tính độc đáo hấp dẫn của sản phẩm, sự khác biệt hóa theo hướng tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với sản phẩm của đối thủ.
Dịch vụ: Được thể hiện ở trước, trong và sau khi bán hàng. Công cụ này tạo ra được tiện lợi cho khách hàng.
Uy tín thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu sản phẩm thể hiện uy tín và chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp.Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm của các công ty có thương hiệu mạnh, sẵn sàng trả giá cao và tự hào khi được tiêu dùng sản phẩm của công ty đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng được thể hiện số sản phẩm cùng loại được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.
- Tập trung hóa thị trường: Để doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu,
giúp doanh nghiệp hiểu thấu đáo hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được đúng và trùng những nhu cầu và ước muốn đó, không lãng phí tiền của và công sức và thu lợi nhuận cho công ty. Đây là tiền đề để doanh nghiệp tăng thêm năng lực cạnh tranh sản phẩm cho chính mình.
- Hợp tác (liên kết): Hợp tác giữ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
* Các yếu tố ảnh hưởng
- Các yếu tố bên ngoài: Nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh; khách hàng;
chính sách Nhà nước, địa phương, vùng.