Bài học kinh nghiệm cho huyện Ứng Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Phần 2 .Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ứng Hòa

Qua quá trình tìm hiểu các mô hình quản lý chất thải, các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nhận thấy:

Thứ nhất, chất thải chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng có giá trị cho cây trồng, chất thải chăn nuôi cần được xem xét như là một nguồn tài nguyên, từ đó tập trung vào việc tìm kiếm các lựa chọn nhằm tối đa hóa lợi ích ròng.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ biogas vào xử lý chất thải có ảnh hưởng rất

tích cực đến quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, rất phù hợp với quy mô sản xuất ở các vùng nông thôn nước ta. Nó có đóng góp rất lớn vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng (nâng cao thu nhập cho người dân) và là giải pháp phát triển bền vững cho kinh tế nông thôn. Vì vậy cần phát triển mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ biogas cho xử lý chất thải trên khắp cả nước.

Thứ ba, về hạn chế khả năng tiếp cận các biện pháp xử lý chất thải hiệu

quả: một trong những lý do mà nhiều nông dân ở khu vực nông thôn kháng nghị từ bỏ cách sử dụng chất thải theo cách truyền thống (sử dụng trực tiếp phân tươi làm phân bón) để chuyển sang áp dụng công nghệ KSH mới là do chi phí đầu tư, mức trợ cấp của chính phủ và tính chất phức tạp của công nghệ mới. Ứng dụng biogas có chi phí đầu tư cao hơn công nghệ khác từ 1,2 đến 1,5 lần (qua khảo sát thực tế loại công trình bằng túi nilon của Trung Quốc giá khoảng 1,2 đến 2 triệu đồng. Công nghệ của VACVINA giá xây dựng 1 hầm với thể tích 7 m3 (năm 2005) khoảng 2 triệu đồng. Theo kết quả điều tra, các công trình xây dựng năm 2005 của Dự án khí sinh học có giá thành là 0,55 triệu đồng/m3) do vậy hạn chế tính tiếp cận của công nghệ biogas tới cộng đồng người dân có mức thu nhập thấp và trung bình.

Qua kết quả phỏng vấn sâu, một số nông dân và cán bộ địa phương cho rằng thủ tục đăng ký, bảo hành, nhận tiền hỗ trợ cờn rườm rà, phức tạp chưa phù hợp với trình độ và mong muốn của người sử dụng khí.

Thứ tư, CBA là một công cụ mà sẽ giúp người chăn nuôi lợn đưa ra quyết

định tốt hơn về phân bổ tài nguyên của họ. Lợi ích và chi phí trong nghiên cứu này sẽ được phân tích dưới góc độ tài chính tư nhân. Doanh số bán hàng của việc bán sản phẩm được sản xuất bởi mỗi phương án xử lý, ví dụ như phân bón, thức ăn cho cá, khí sinh học,… là những lợi ích tài chính của mỗi phương án.

Thứ năm, trong phân tích tài chính, cần trả lời hai câu hỏi:

+ Tại sao người chăn nuôi lại lựa chọn phương án xử lý chất thải đó? + Cần phải làm gì để người chăn nuôi thay đổi hành vi của họ thông qua áp dụng các phương án xử lý chất thải thân thiện với môi trường hơn?

Để trả lời được 2 câu hỏi này thì việc so sánh NPV tài chính của các phương án xử lý chất thải được lựa chọn là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)