Lý do lựa chọn giữa các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)

Phương án Số hộ Lý do Tần số * Tỷ lệ (%) Thu gom chất thải rắn 10 (8,33%)

Thu được lợi ích từ bán phân 4 40,00

Tiết kiệm chi phí xây dựng, lắp đặt 4 40,00

Quy mô chăn nuôi ít và diện tích đất hạn hẹp 2 20,00 Biogas 86 (71,67%)

Giá trị lợi ích tương đối cao 40 46,51

Giảm mùi 10 11,63

Giảm ô nhiễm nước 4 4,65

Giữ được mối quan hệ tốt với hàng

xóm 16 16,80 Trợ cấp của chính phủ 16 18,60 Kết hợp (biogas + thu gom) 24 (20%)

Lượng phân nhiều biogas xử lý không

hết 4 16,67

Thu được lợi ích do bán phân 6 25,00

Giá trị lợi ích tương đối cao 12 50,00

Giảm đáng kể ô nhiễm mùi 2 8,33

Qua bảng 4.8 ta thấy, lý do phổ biến nhất giải thích cho việc lựa chọn phương án thu gom chất thải rắn của hộ là lợi ích thu được từ bán phân, tức lợi ích kinh tế mà phương án mang lại. Lý do quan trọng thứ hai là phương án này không phải đầu tư chi phí lắp đặt, xây dựng ban đầu so với việc sử dụng hầm biogas, do đó lợi nhuận hộ áp dụng thu được tương đối cao. Điều này tương đối dễ hiểu bởi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là yếu tố được quan tâm đầu tiên của bất kỳ một người sản xuất nào. Cho nên việc lựa chọn cách thức xử lý chất thải phải đảm bảo trước tiên là về lợi ích kinh tế của cá nhân.

Với phương án biogas và kết hợp, lý do được đưa ra nhiều nhất là do giá trị lợi ích thu về cao (lợi ích từ khí gas, từ phụ phẩm sau biogas), tiếp theo là những hỗ trợ hay mức trợ cấp của nhà nước cho người xây hầm biogas. Như vậy, sự trợ cấp của Chính phủ có ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng biogas của hộ chăn nuôi đặc biệt là ở những vùng kinh tế khó khăn. Hộ có quyết định đầu tư hay không còn tùy thuộc vào sự cân nhắc giữa những lợi ích cá nhân hộ nhận được so với chi phí hộ phải bỏ ra. Lợi ích này đủ lớn, hộ sẽ đầu tư. Do đó, để mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ biogas vào xử lý chất thải chăn nuôi thì có những chính sách, dự án hỗ trợ là điều cần thiết.

4.1.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố quy mô chăn nuôi

Qua điều tra cho thấy, với những hộ chăn nuôi có quy mô dưới 5 con/lứa đều không xây dựng biogas, các hộ có quy mô từ 10 con trở lên phần lớn đều xây hầm biogas bởi để có đủ khí đốt thì gia đình cần phải thường xuyên duy trì trên 5 con lợn trong chuồng. Nếu quy mô quá nhỏ sẽ không đủ lượng phân hay chất thải để tạo khí sinh học. Quy mô chăn nuôi càng lớn thì hiệu quả ứng dụng càng cao. Quy mô chăn nuôi nhỏ, không ổn định do đó không có đủ nguyên liệu để cung cấp cho công trình ổn định làm hạn chế hiệu quả ứng dụng biogas. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân đã chỉ ra những khó khăn mà hộ gặp phải trong quá trình xây dựng và mở rộng biogas trong đó có yếu tố quy mô (cụ thể là thiếu vốn, thiếu diện tích xây dựng, thiếu lao động, kỹ thuật khó và quy mô chăn nuôi nhỏ). Theo đó, 70 hộ được điều tra đã phải đi mua nguyên liệu từ các hộ khác làm hạn chế hiệu quả ứng dụng của biogas rất nhiều.

Như vậy để áp dụng được phương án xử lý chất thải bằng hầm biogas thì trước tiên cần có quy mô chăn nuôi thích hợp mới có thể xây hầm được. Kết quả điều tra cho thấy, trong số 120 hộ được điều tra thì có 110 hộ sử dụng biogas nuôi từ 10 con lợn thịt trở lên, trong đó 100% số hộ quy mô lớn sử dụng biogas,

tỷ lệ này ở nhóm quy mô vừa là 77,78% và 90% là tỷ lệ lựa chọn áp dụng ở nhóm hộ quy mô nhỏ.

Quy mô chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương án thu gom bởi nếu hộ nuôi ít thì có thể thu gom lại sử dụng cho cây trồng mà không cần xây hầm biogas vừa đỡ tốn kém chi phí đầu tư. Nhưng nếu quy mô chăn nuôi nhiều, cây trồng không sử dụng hết thì hộ sẽ bán hoặc chuyển sang đầu tư xây hầm biogas. Việc bán hay không bán còn phụ thuộc vào nhu cầu mua phân lợn của thị trường. Thu gom là biện pháp đơn giản nhất, là phương án tốn kém ít chi phí nhất nhưng tính ổn định của nó không cao vì nhu cầu sử dụng của cây trồng còn phụ thuộc vào diện tích trồng trọt của hộ; việc bán còn tùy thuộc vào thị trường phân hữu cơ. Nếu nhu cầu trên thị trường cần nhiều, giá bán tăng hộ chuyển sang tích cực thu thập phân rắn để bán thay vì cho xuống biogas còn nếu giá bán thấp cộng với thu gom tốn thời gian, vất vả cho người thu gom thì khi đó hộ sẽ giảm thu gom, chuyển sang cho hết phân thải xuống hầm biogas mà không phân tách nữa. Cũng theo kết quả phỏng vấn hộ nông dân, nếu khi phân lợn không thể tiêu thụ được hộ sẽ chuyển sang đầu tư xây biogas nhiều hơn (đối với nhóm quy mô vừa, chưa có hầm biogas) còn nhóm hộ quy mô nhỏ cho biết sẽ xây biogas nếu mở rộng quy mô trong tương lai.

4.1.3.2. Yếu tố diện tích đất đai sử dụng cho chăn nuôi

Vốn, đất đai, lao động là những nguồn lực có vai trò quyết định hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Thiếu, chất lượng các yếu tố không đảm bảo đã làm hạn chế và giảm hiệu quả của các hoạt động. Đất đai có sẵn của hộ không những giúp người chăn nuôi có thêm lựa chọn sản xuất cây thực phẩm và thức ăn gia súc, mà còn giúp xác định phương thức quản lý chất thải liên quan đến việc bón phân cho cây trồng. Với các hộ không có đất thì cách tốt nhất là bán phân chuồng cho thương lái để họ vận chuyển và bán lại cho nông dân ở nơi khác.

Trên thực tế, do điều kiện đất đai khan hiếm nên công trình xử lý chất thải thường được các hộ xây dựng ngay cạnh chuồng nuôi, do đó hạn chế về nguồn lực đất đai có ảnh hưởng tới khả năng lựa chọn phương án xây hầm biogas. Qua khảo sát, hiện nay phần lớn các hộ đều xây hầm ngay trên diện tích đất của gia đình mình, số hộ xây hầm theo quy mô đất trang trại là rất thấp. Các hộ trên địa bàn huyện thường bố trí xây dựng hầm biogas ở vườn hoặc dưới chuồng nuôi hay bên cạnh chuồng nuôi. Số hộ có hầm được lắp đặt trên một khu đất riêng chủ yếu

là những hộ trong nhóm quy mô lớn ở khu chăn nuôi tập trung, các hộ tiến hành dồn điền đổi thửa, áp dụng mô hình VAC. Mỗi hộ có diện tích đất canh tác bình quân 0,5 – 0,7 ha/hộ, vì thế mà khâu xử lý chăn nuôi, kiểu thiết kế chuồng trại, vị trí đặt hầm đều được bố trí hợp lý hơn so với các hộ nhỏ lẻ. Điều đáng lưu ý là một số hộ chăn nuôi trong khu dân cư, do diện tích chăn nuôi quá nhỏ, chỉ đủ để xây dựng công trình có cỡ quy mô nhỏ dẫn đến hiện tượng thừa nguyên liệu, tràn ra ngoài làm giảm hiệu quả xử lý, ảnh hưởng đến môi trường và làm giảm tuổi thọ của hầm biogas. Đây cũng là ý kiến của 44/120 hộ dân điều tra trên địa bàn.

Hộp 4.1. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến lựa chọn phương án xử lý chất thải

“Do thiếu diện tích nên năm 2008 khi xây chuồng trại gia đình tôi đã không xây dựng hầm biogas. Nhưng 4 năm trở lại đây, do mở rộng quy mô, đàn lợn nhà tôi lên đến 50 con, lượng phân thải ra hàng ngày khá lớn, gia đình lại chỉ có bể chứa và diện tích cây trồng ít nên hàng ngày khi dọn chuồng tôi đã thu gom phân rắn lại cho vào bao bán cho những hộ trồng trọt ở nơi khác. Người thu mua đến tận nơi, thu gom của mấy nhà trong xóm nuôi nhiều, cứ 3 ngày họ đến chở một lần. Giá bán cũng ổn định dao động từ 13 – 15 nghìn đồng/bao. Mặc dù đây chỉ là phương án tạm thời nhưng nó cũng đã giúp gia đình tôi có thêm 1 khoản thu dù chỉ rất ít nhưng quan trọng là giải quyết được tình trạng ô nhiễm phân thải tràn lan xung quanh khu vực nhà ở. Sắp tới gia đình cũng dự định bố trí xây dựng lại khu chuồng nuôi và xây hầm biogas dưới chuồng nuôi nhằm tiết kiệm diện tích đất”. Nguyễn Văn Quý – thôn Vĩnh Hạ – Sơn Công – Ứng Hòa.

Lựa chọn phương án xử lý khác nhau trong các phương án biogas, thu gom và kết hợp còn tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, đất đai của từng hộ. Các hộ muốn xây dựng được hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi có quy hoạch thì phải cần một diện tích đất trống để thực hiện điều này nhưng không phải hộ nào cũng có đất trống để làm được điều đó. Một số lý do của các hộ chưa xây hầm biogas đó là do diện tích đất chật hẹp (trong khu dân cư), khi xây chuồng nuôi chưa có ý định xây biogas nên chưa thiết kế, chi phí vốn đầu tư ban đầu khá cao, ... Thay vì xả thải trực tiếp ra môi trường, một số hộ quy mô vừa mà không có biogas đã thu gom lại để bán bởi có cầu về phân lợn trên thị trường, giá bán cũng tạm ổn, giúp xử lý tạm thời lượng phân phát sinh lớn; hộ quy mô nhỏ chưa có biogas cũng thu gom lại để bón cho cây trồng và làm thức ăn cho cá.

Hộp 4.2. Điều kiện đất đai hạn chế ảnh hưởng đến lựa chọn phương án xử lý chất thải

“Tổng diện tích đất nhà bác chỉ có 800 m2 trong khi đó nhà bác chăn nuôi nhiều nên diện tích nhà ở, chuồng trại đã chiếm ¾ tổng diện tích hiện có. Nhiều khi bác cũng muốn xây thêm một số công trình để xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn nhưng diện tích không có nên tạm thời bác phân bác thu gom lại để bán còn nước thải thì bác cho một phần xuống ao, phần còn lại thải ra kênh mương”. Nguyễn Đình Tỵ – thôn Nội Xá – Vạn Thái – Ứng Hòa.

4.1.3.3. Yếu tố trình độ học vấn, nhận thức của các chủ hộ chăn nuôi

Chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng, thường là người đưa ra những quyết định liên quan đến phương hướng sản xuất kinh doanh và hiệu quả các hoạt động của cả gia đình. Các yếu tố quyết định đến năng lực và trình độ quản lý của chủ hộ đó là: Tuổi, giớ tính, trình độ học vấn. Trình độ, nhận thức của các chủ hộ về tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của việc không xử lý chất thải chăn nuôi nó vừa là nguyên nhân nhưng một phần phản ánh hiệu quả của công tác quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Biểu đồ 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa

bàn huyện Ứng Hòa

Theo kết quả thống kê phiếu điều tra, số lượng chủ hộ có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao trong phương án sử dụng hầm biogas (22/86 chủ hộ); phương án

kết hợp (có 6/24 chủ hộ) còn lại đa số chủ hộ có trình độ THCS tập trung ở nhóm thu gom chất thải rắn. Như vậy, có sự khác nhau trong lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các nhóm trình độ. Nói cách khác, trình độ cao hơn có xu hướng tiếp nhận và sử dụng các biện pháp xử lý tiên tiến hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)