Tình hình sử dụng đất đai huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) (%) CC

Tổng số 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00

1.Đất nông nghiệp 13.122,05 71,42 13.029,19 70,92 13.029,19 70,92

Trong đó đất sản xuất theo mô hình lúa – cá – vịt

32,50 0,25 120,00 0,92 165,00 1,27

2.Đất chuyên dùng 3.332,46 18,14 3.427,67 18,66 3.479,10 18,94

3.Đất khu dân cư 1.098,12 5,98 1.119,68 6,09 1.119,68 6,09

4.Đất chưa sử dụng 820,15 4,46 796,24 4,33 744,81 4,05

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ứng Hòa (2015)

Ứng Hòa là huyện có diện tích đất tự nhiên phân bố tương đối lớn 18.372,78 ha, cơ cấu các loại đất được phân bố khá hợp lý thể hiện qua bảng 3.1. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên (71,42%). Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trũng có khả năng thực hiện mô hình lúa – cá – vịt là 1.303 ha chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, diện tích này nằm ở hầu hết các xã trong huyện.

Diện tích đất chuyên dùng liên tục tăng từ năm 2013 đến năm 2015, năm 2015 chiếm 18,94% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện (53,6%), tiếp đó là đất thủy lợi (29,9%). Đất xây dựng của huyện có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (trung bình 2,1%/năm), cùng với việc xuất hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhưng chỉ chiếm 11,2% tổng diện tích đất chuyên dùng của toàn huyện.

Đất đô thị chiếm 6,73% trong tổng diện tích đất ở của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện có giảm nhẹ qua các năm. Năm 2015 diện tích này là 744,81 ha. Hiện nay trong toàn huyện có 9,65 ha đất bằng và 735,16 ha đất sông ngòi tự nhiên chưa được sử dụng. Đây là những tiềm năng đất đai lớn có thể khai thác trong tương lai, nhất là để nuôi trồng thủy sản.

Ứng Hòa là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, có điều kiện khí hậu thuận lợi để mở rộng nhiều loại mô hình sản xuất, thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nó cũng kéo theo nhiều yếu tố khác như: diện tích đất nông nghiệp bị giảm, đất khu dân cư tăng, giải quyết công ăn việc làm...

Qua bảng 3.2 ta thấy hiện nay dân số của toàn huyện là: 235.508 dân trong đó nữ chiếm 51,6%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2013 – 2015 là 0,57%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện liên lục giảm từ năm 2013 đến nay.

So với các huyện khác lân cận cũng như các địa phương khác nhau trên cả nước, Ứng Hòa có trình độ dân số tương đối cao nhờ thưc hiện vững chắc phổ cập giáo dục. Mặt khác còn có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc tốt.

Năm 2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 109.334 người chiếm 46% tổng dân số. Tổng số lao động làm việc trong các ngành là 86.758 ngườ, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 86,7%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần trong giai đoạn từ 2013 đến nay, trong khi tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Nhìn chung, biến đổi cơ cấu lao động của huyện theo xu hướng tốt. Số lao động có việc làm qua các năm tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 100,42%. Số lao động thất nghiệp giảm qua các năm từ 3,27% xuống còn 3,16% (2015).

Bình quân mỗi năm có khoảng 2300 người bước vào độ tuổi lao động và 1500 người hết tuổi lao động, như vậy mỗi năm có khoảng 800 người bước vào thị trường lao động của huyện.

Nhìn chung cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế: tăng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuần nông trong nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)