3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ứng Hòa là huyện thuộc vùng chiêm trũng nằm ở phía nam của Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 40km, là vùng vành đai xanh của thành phố, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên.
Huyện có hai con sông lớn chảy qua, sống Đáy dài 45km chảy dọc ranh giới phía Tây, sông Nhuệ dài 10km đi qua ranh giới phía Đông. Hàng năm hai hệ thống sông trên cung cấp nước tưới và tiêu cho trên 13 nghìn ha đất nông nghiệp, đồng thời bồi đắp một lượng phù sa lớn cho vùng đất trũng, góp phần làm tăng độ phì nhiêu, chất dinh dưỡng cho đất.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện có thế đất nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, do đất ven sông Đáy phía Tây và Tây Bắc ở cao độ trên 3m có cao độ lên tới 4,5 đến 5m so với mặt nước biển. Toàn huyện có 1/3 diện tích ở cao độ > +3m, 2/3 diện tích ở cao độ < +3m.
Huyện Ứng Hòa có 29 xã và 01 thị trấn được chia thành 3 vùng đó là: - Vùng ven sông Đáy
- Vùng đất chân vàn - Vùng đồng trũng
Địa bàn huyện Ứng Hòa nằm trong lưu vực của nhánh sông Vân Đình và các kênh A2 – 8 và A2 – 10. Các nhánh mương A2 – 8 và A2 – 10 vừa có chức năng tưới và tiêu cho toàn bộ khu vực. Vụ Đông Xuân mực nước sông Vân Đình dâng lên tới cao trình 3,2 m (2,2 – 4,5m). Nằm trong hệ thống công trình phân lũ sông Hồng và sông Đáy nên trong vụ mùa hệ thống kênh mương thủy lợi ở dây luôn chỉ được phép duy trì ở mức nước bằng và thấp hơn 2,5 m. Yếu tố này cũng đã hạn chế một phần khả năng phục vụ tưới của hệ thống thủy lợi với sản xuất nông nghiệp của địa phương.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Ứng Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít. Nhiệt độ bình quân 23,1oC (15,7oC – 29,1oC), nhiệt độ cao nhất trong các tháng 6,7,8. Tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1821mm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), bằng 85% lượng mưa cả năm, đây là thời điểm trước đây xảy ra úng ngập cục bộ khi có mưa lớn kéo dài. Các địa phương trong vùng thường xuyên phải đối phó với việc tiêu úng trong mùa mưa cũng như chống hạn trong vụ sản xuất vụ Đông để đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Ngày nay, nhờ có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên hộ nông dân có thể đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng có quan hệ mật thiết với cây trồng vật nuôi, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh tường phát triển và năng suất, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nếu chúng ta nắng không chắc được quy luật thời tiết diễn biến trong năm, hang năm để trên cơ sở đó bố trí giống cây, giống con thích hợp hoặc những biện pháp phòng chống điều kiện thời tiết xấu, chống dịch bệnh phát sinh, phát triển sẽ đạt hiệu quả thấp, thậm trí không thu được kết quả. Thời tiết trong huyện từ tháng 1 đến tháng 3 nhiệt độ, lượng mưa thấp, ánh sáng, độ ẩm không khí cao có chiều hướng tăng dần. Số giờ nắng giảm mạnh nhất vào tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 9 các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm bình quân hầu hết ít biến động còn lượng mưa và số giờ nắng có chiều hướng tăng dần cho đến tháng 11, số giờ nắng cao nhất là vào tháng 7 đạt bình quân 160,5 giờ/tháng tạo điều kiện cho việc gieo trồng và chăn thả các loài gia súc, gia cầm và chăn thả cá.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
diện tích đất tự nhiên của huyện là 18,375 ha, trong đó sản xuất nông nghệp 12,730 ha. Huyện có một số tài nguyên khoáng sản như than bùn là nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho trồng trọt. Ngoài ra tài nguyên cát còn phục vụ cung cấp cho các công trình xây dựng.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) (%) CC
Tổng số 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00
1.Đất nông nghiệp 13.122,05 71,42 13.029,19 70,92 13.029,19 70,92
Trong đó đất sản xuất theo mô hình lúa – cá – vịt
32,50 0,25 120,00 0,92 165,00 1,27
2.Đất chuyên dùng 3.332,46 18,14 3.427,67 18,66 3.479,10 18,94
3.Đất khu dân cư 1.098,12 5,98 1.119,68 6,09 1.119,68 6,09
4.Đất chưa sử dụng 820,15 4,46 796,24 4,33 744,81 4,05
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ứng Hòa (2015)
Ứng Hòa là huyện có diện tích đất tự nhiên phân bố tương đối lớn 18.372,78 ha, cơ cấu các loại đất được phân bố khá hợp lý thể hiện qua bảng 3.1. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên (71,42%). Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trũng có khả năng thực hiện mô hình lúa – cá – vịt là 1.303 ha chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, diện tích này nằm ở hầu hết các xã trong huyện.
Diện tích đất chuyên dùng liên tục tăng từ năm 2013 đến năm 2015, năm 2015 chiếm 18,94% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện (53,6%), tiếp đó là đất thủy lợi (29,9%). Đất xây dựng của huyện có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (trung bình 2,1%/năm), cùng với việc xuất hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhưng chỉ chiếm 11,2% tổng diện tích đất chuyên dùng của toàn huyện.
Đất đô thị chiếm 6,73% trong tổng diện tích đất ở của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện có giảm nhẹ qua các năm. Năm 2015 diện tích này là 744,81 ha. Hiện nay trong toàn huyện có 9,65 ha đất bằng và 735,16 ha đất sông ngòi tự nhiên chưa được sử dụng. Đây là những tiềm năng đất đai lớn có thể khai thác trong tương lai, nhất là để nuôi trồng thủy sản.
Ứng Hòa là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, có điều kiện khí hậu thuận lợi để mở rộng nhiều loại mô hình sản xuất, thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nó cũng kéo theo nhiều yếu tố khác như: diện tích đất nông nghiệp bị giảm, đất khu dân cư tăng, giải quyết công ăn việc làm...
Qua bảng 3.2 ta thấy hiện nay dân số của toàn huyện là: 235.508 dân trong đó nữ chiếm 51,6%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2013 – 2015 là 0,57%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện liên lục giảm từ năm 2013 đến nay.
So với các huyện khác lân cận cũng như các địa phương khác nhau trên cả nước, Ứng Hòa có trình độ dân số tương đối cao nhờ thưc hiện vững chắc phổ cập giáo dục. Mặt khác còn có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc tốt.
Năm 2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 109.334 người chiếm 46% tổng dân số. Tổng số lao động làm việc trong các ngành là 86.758 ngườ, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 86,7%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần trong giai đoạn từ 2013 đến nay, trong khi tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Nhìn chung, biến đổi cơ cấu lao động của huyện theo xu hướng tốt. Số lao động có việc làm qua các năm tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 100,42%. Số lao động thất nghiệp giảm qua các năm từ 3,27% xuống còn 3,16% (2015).
Bình quân mỗi năm có khoảng 2300 người bước vào độ tuổi lao động và 1500 người hết tuổi lao động, như vậy mỗi năm có khoảng 800 người bước vào thị trường lao động của huyện.
Nhìn chung cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế: tăng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuần nông trong nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp.
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Ứng Hòa
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT BQ (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1.Dân số 232.856 100,00 234.954 100,00 235.508 100,00 100,57 - Thành thị 16.324 7,01 16.682 7,10 17.183 7,30 102,60 - Nông thôn 216.532 92,99 218.272 92,90 218.325 92,70 100,41 2.Tổng số lao động 107.894 100,00 108.079 100,00 108.334 100,00 100,20 - Trong độ tuổi 103.006 95,47 103.756 96,00 104.000 96,00 100,48 - Ngoài độ tuổi 4.888 4,53 4.323 4,00 4.333 4,00 94,34 - Có việc làm 86.027 79,73 86.507 80,04 86.758 80,08 100,42 - Đi học và nội trợ 18.342 17,00 18.214 16,85 18.156 16,76 99,49 - Thất nghiệp 3.525 3,27 3.358 3,11 3.420 3,16 98,55
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa (2015)
3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của vùng cũng như của đất nước. Theo Max “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng lại tác động trở lại thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng”. Đây là mối quan hệ mật thiết với nhau cùng nhau thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hệ thống thủy lợi: Ứng Hòa là một trong những vùng sản xuất lúa trọng
điểm của Hà Nội, mặt khác địa hình của huyện là vùng chiêm trũng với hệ thống cơ sở vật chất chưa đầy đủ trạm bơm, kênh mương, đường giao thông khá kiên cố: 107 trạm bơm tương ứng với 325 máy và hệ thống kênh mương gồm 8 kênh tiêu, 7 kênh tưới cấp II với tổng chiều dài là 155 km, đường giao thông và chợ thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
Hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt: đã có mạng lưới điện quốc gia
đến từng hộ giai đình. Một số vùng đã sử dụng giếng khoan, ngoài ra sử dụng nhiều nước mưa và nước giếng khơi.
Hệ thống thông tin liên lạc: Ứng Hòa là một trong những huyện có hệ thống thông tin liên lạc tương đối phát triển. Toàn huyện với 28 xã và một thị trấn đều đã có điểm bưu điện văn hóa xã. Hầu hết các hộ gia đình, kể cả vùng nông
thôn đều đã có trang bị đài và vô tuyến truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc như vậy cũng đã có tác dụng tương tối trong việc truyền bá các kiến thức kinh tế, kỹ thuật và kinh tế xã hội cho ngành sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.
Hệ thống giáo dục: huyện Ứng Hòa có mạng lưới trường học được trải đều
trên địa bàn toàn huyện, tất cả các xã đều có trường mầm non và tiểu học. Hầu hết các có trường phổ thông cơ sở, huyện có 4 trường phổ thông trung học. Hiện nay số trường học, lớp học đã đáp ứng được nhu cầu đi học của học sinh. Các ban ngành liên quan đã có kế hoạch xây dựng phát triển mạng lưới trường học cả về số lượng và chất lượng theo chiến lược phát triển kinh tế của thành phố.
Điều kiện về hệ thống giáo dục và sự quan tâm của các ban ngành như vậy đã tạo diều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của người dân trong mọi lĩnh vực, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống y tế: mạng lưới y tế của huyện tương đối phát triển, các xã đều
có trạm y tế, phòng khám, tuy nhiên trang thiết bị và các cán bộ y tế chưa đầy đủ. Mặc dù vậy, mạng lưới y tế của huyện đã đáp ứng được các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương.
Tình hình an nình trật tự xã hội: nhìn chung là tốt, người dân ở đây sống
hiền lành, chịu khó làm ăn cộng với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng an ninh từ cấp cao đến huyện và các thôn xóm nên người dân có thể yên tâm sinh sống và sản xuất kinh doanh. Điều kiện an ninh, trật tự xã hội tốt là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả và ổn định cho sản xuất.
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013 – 2015
Ứng Hòa vốn là huyện xuất phát từ nông nghiệp, diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, do đó trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành Ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tập trung cao của huyện ủy, HĐND và UBND huyện, bên cạnh đó là sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn nên kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng cụ thể ở các lĩnh vực sau:
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 6.167,78 100,00 6.452,71 100,00 7.358,30 100,00 104,62 114,03 109,33 1 Ngành nông nghiệp 2.820,13 45,72 2.849,95 44,17 3.009,54 40,90 101,06 105,60 103,33 2 Ngành CN –XD 1.875,78 30,41 1.988,53 30,82 2.131,70 28,97 106,01 107,20 106,61 3 Ngành TM- DV 1.471,87 23,86 1.614,24 25,02 2.217,06 30,13 109,67 137,34 123,51 II. Một số chỉ tiêu BQ 1 GTSX/người/năm (triệu đồng) 26,49 - 27,46 - 31,24 - - - - 2 GTSX/lao động/năm (triệu đồng) 57,17 - 59,70 - 67,92 - - - -
Các ngành sản xuất đều có giá trị tăng qua các năm, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tổng giá trị gia tăng năm 2015 so với năm 2014 đạt 905,59 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,03%. Trong đó:
- Giá trị tăng thêm từng ngành cụ thể là: Nông nghiệp tăng 159,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%; Công nghiệp xây dựng 14 317 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%; Thương nghiệp dịch vụ 602,82 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 37,34%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 40,90%. Công nghiệp xây dựng chiếm 28,97%, Thương nghiệp dịch vụ chiếm 30,13%, thu nhập bình quân đầu người/năm theo giá thực tế đạt 31,24 triệu đồng/ người/ năm.
Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn giá trị kinh tế nhưng lại có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn các ngành khác. Đây là dấu hiệu tốt cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành nông nghiệp đã được người nông dân cũng như chính quyền địa phương chú trọng đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống có năng suất cao vào sản xuất nên năng suất, sản lượng và giá trị các loại cây trồng vật nuôi ngày càng tăng và mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại đang rất phát triển. Cơ cấu nội bộ ngành cũng đã dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ là hai