Lợi ích kinh tế sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

ĐVT: Triệu đồng/năm

STT Diễn giải Quy mô lớn

Quy mô TB

Quy mô

nhỏ BQ

1 Tiết kiệm chi phí gas công

nghiệp, than, củi 3,84 2,78 2,45 3,02

2 Tiết kiệm thời gian đun nấu 3,06 1,75 1,75 2,19

3 Tiết kiệm phân bón 0,56 0,34 0,15 0,35

4 Tiết kiệm thức ăn cho cá 1,16 0,40 0,29 0,62

Tổng lợi ích 8,62 5,27 4,64 6,18

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả bảng 4.12 có thể thấy, bình quân một hộ tiết kiệm được 3,02 triệu đồng/năm từ việc tiết kiệm chi phí gas công nghiệp, chất đốt truyền thống; 2,19 triệu đồng/năm từ việc tiết kiệm thời gian đun nấu hàng ngày. Phụ phẩm sau biogas (bã thải) được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, dựa trên những định mức đã xây dựng thì đề tài đã tính được bình quân một hộ tiết kiệm được 0,97 triệu đồng/năm. Như vậy, tổng lợi ích mà hộ thu được trong một năm là 6,18 triệu đồng.

Khí gas thu được từ các công trình biogas đã được các hộ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó 100% hộ sử dụng khí sinh học cho mục đích đun nấu. Đa số các hộ sử dụng để nấu cám lợn, đun nước tắm và nấu cơm. Tuy nhiên, sử dụng gas để nấu cơm, thức ăn còn gặp phải một số khó khăn đó là gas có mùi hắc hơn nên một số hộ cho rằng không dùng nấu cơm mà chỉ để nấu những thứ khác

Lợi ích nhận được khi sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch. Hộ chăn nuôi quy mô lớn, bình quân mỗi hộ thu được 8,62 triệu đồng; hộ chăn nuôi quy mô vừa thu được 5,27 triệu đồng/năm và 4,64 triệu đồng là số tiền mà mỗi hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tiết kiệm được trong một năm. Sự chênh lệch về lợi ích thu có thể được giải thích bởi các lý do như phương thức chăn nuôi khác nhau, số nhân khẩu trong mỗi gia đình khác nhau, diện tích cây trồng và ao cá khác nhau. Thực tế cho thấy, những hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp sử dụng gas để nấu cám lợn nhiều hơn những hộ chăn nuôi hoàn toàn công nghiệp không phải nấu cám do đó lợi ích về tiết kiệm năng lượng đã khác nhau, theo đó hộ chăn nuôi bán công nghiệp sẽ có xu hướng thu được lợi ích từ gas nhiều hơn (nếu xét cùng quy mô chăn nuôi, cùng sử dụng biogas chỉ khác nhau ở phương thức chăn nuôi). Cũng tương tự, gia đình có nhiều người, khối lượng thực phẩm cần chế biến cũng nhiều nên thông thường thời gian đun nấu sẽ lâu hơn, tiêu thụ hết nhiều gas hơn và như vậy lợi ích thu được từ sử dụng khí gas cũng có xu hướng nhiều hơn so với hộ có nhu cầu đun nấu thấp (chỉ xét cho trường hợp cùng sử dụng biogas nhưng số giờ đun nấu khác nhau), các trường hợp còn lại cũng tương tự.

Các nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng, đầu tư xây dựng hầm biogas không chỉ xử lý tốt môi trường trong chăn nuôi mà còn tạo ra nhiều lợi ích kép như tạo nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời giải phóng được nhiều sức lao động; sử dụng phụ phẩm từ hầm biogas để tưới bón cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa tăng năng suất cây trồng và điều đáng chú ý ở đây là lợi ích môi trường của phương án. Có thể thấy, công trình khí sinh học (biogas) góp phần giảm phát thải theo 3 cách: Thứ nhất là giảm phát thải khí methane từ phân chuồng; Thứ hai là giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống; Thứ ba là giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm khí sinh học (bã thải sau biogas) thay thế phân bón hóa học.

Như vậy, nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của sử dụng hầm biogas và sức khỏe của người dân

ĐVT: hộ

Lợi ích môi trường Mức độ đồng ý của 120 hộ điều tra Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Giảm đáng kể ô nhiễm môi trường

không khí - - 120

Mùi hôi từ chất thải chăn nuôi lợn

giảm đi nhiều - 30 70

Khói bếp giảm nhiều 4 80 24

Giảm nguy cơ mắc dịch bệnh cho

con người 10 20 90

Số ruồi muỗi giảm đi nhiều 30 90

Giảm phát thải khí nhà kính (vì khí

mêtan sinh ra đốt cháy được) 10 80 30

Bảo vệ đất khỏi bạc màu 20 60 40

Giữ được mối quan hệ tốt với hàng

xóm 8 8 104

Dùng bã thải và nước thải lỏng sau biogas cho cây trồng hạn chế được ô nhiễm

- 70 18

Hạn chế được tình trạng chặt phá

rừng lấy củi làm chất đốt 20 20 80

Tiết kiệm được chi phí khắc phục ô nhiễm mùi cho những hộ không chăn nuôi ở lân cận

- 106 14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Bảng 4.13 cho thấy, 120 hộ được điều tra đều đồng ý về khả năng giảm ô nhiễm môi trường không khí của việc sử dụng hầm biogas. Mức rất đồng ý tập trung nhiều ở các lợi ích giữ được mối quan hệ với hàng xóm, giảm mắc dịch bệnh, số

ruồi muỗi giảm. Chỉ có 106 hộ nhận thấy việc xử lý chất thải của gia đình họ góp phần giảm chi phí khắc phục hậu quả ô nhiễm cho các hộ sống xung quanh.

Ứng dụng biogas đã đáp ứng được nhu cầu về chất đốt của hộ chăn nuôi, giảm bớt tiêu hao củi than. Trước đây, các hộ nông dân thường dùng than để nấu cám, từ khi tận dụng khí gas từ chất thải chăn nuôi đã giảm được một lượng than lớn đồng thời giảm khí độc CO2 do đun than sinh ra, hộ nông dân hầu như không phải sư dụng đến rơm củi nữa do vậy đã giảm được lượng khói, tránh được bệnh về mắt và hô hấp. Ngoài ra, 100% các ý kiến của hộ chăn nuôi cho biết, xử lý chất thải cho qua hầm biogas đã làm số ruồi muỗi giảm đi rõ rệt.

Hộp 4.3. Lợi ích môi trường từ việc xử lý bằng hầm biogas

Từ khi áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, gia đình tôi đã không còn gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả thiết thực giúp gia đình tôi yên tâm phát triển sản xuất. Gia đình tôi thường nuôi từ 40 – 60 lợn thịt và 4 con lợn nái vì vậy lượng chất thải từ chăn nuôi khá lớn. Hồi chưa xây hầm biogas thì ngoài cách đưa xuống ao cá, bón cây thì phần còn lại không biết xử lý thế nào. Mặc dù nhà tôi có tự đào hố để chứa phân nhưng khi hố chứa đầy thì tràn chảy ra vườn, ao, hồ, kênh mương rất mất vệ sinh. Nhà tôi thì hố được láng xi măng, một vài hộ lân cận chỉ đào hố đất. Đa số các hộ chưa xây biogas thường tháo nước thải ra vườn sau nhà. Vào những ngày trời mưa to, nước chảy lênh láng khắp nơi, còn ngày nắng thì rất ô nhiễm khiến môi trường sống của gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sử dụng công nghệ biogsas đã giảm thiểu ô nhiễm rất nhiều đặc biệt là khu chăn nuôi. Ngoài khí gas sinh ra để đun nấu, gia đình còn sử dụng phụ phẩm/bã thải từ công trình biogas để dùng bón cho cây trồng và nhận thấy cây lớn nhanh và ít sâu bệnh hơn. Biogas làm lợi nhiều đường nhất là không làm phiền xóm làng nữa”. Lưu Thị Hà – thôn Nội Xá – xã Vạn Thái – huyện Ứng Hòa.

4.2.1.2. Chi phí của phương án sử dụng hầm biogas

Kết quả điều tra các hộ chăn nuôi cho thấy, việc xây hầm biogas của hộ hầu hết được tiến hành sau khi xây dựng chuồng trại một vài năm, cũng có một số ít hộ xây dựng cùng lúc với xây chuồng trại bắt đầu hoạt động chăn nuôi. Mỗi nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, và điều kiện sản xuất khác nhau thì biogas được xây dựng lắp đặt với thể tích khác nhau, phù hợp với nhu cầu xử lý chất thải của các hộ. Các hộ được điều tra cho biết khi xây dựng họ đã phải tính

đến quy mô và khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai tránh tình trạng lỡ xây hầm nhỏ không xử lý hết mất công xây thêm hoặc tu sửa lại thì rất tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế có những hộ rơi vào tình trạng như vậy, hầm không xử lý hết nên phần còn lại nếu không sử dụng hộ xả hết ra môi trường. Đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt.

Mỗi hộ xây dựng hầm ở một thời điểm khác nhau nhưng theo đánh giá của các hộ chăn nuôi, do sự biến động về giá cả của các loại vật liệu và công lao động trên thị trường cho nên giá thành xây dựng công trình có sự biến động qua các năm, nhưng tính cho năm 2015 bình quân mỗi hộ phải chi cho xây dựng công trình với mức giá khoảng 1 triệu đồng/m3, tuổi thọ của hầm giả định kéo dài trong khoảng thời gian 15 năm. Các khoản chi phí của phương án:

Chi phí lao động tham gia, cọ rửa chuồng trại được tính với thời gian lao động 8 giờ/ngày, tiền công là 100 nghìn đồng/ngày.

Sử dụng hầm biogas làm tăng thêm chi phí bơm nước vệ sinh chuồng trại. Chi phí điện nước trong quá trình vệ sinh được tính toán theo mức giá của năm 2015 là 1.500 đồng/số điện, việc tính chi phí điện nước được lấy theo số tiền bình quân hàng tháng của mỗi hộ sử dụng cho chăn nuôi, đề tài ước tính được tiền điện khoảng 2.000 đồng/con/lứa.

Ngoài ra, hàng năm các hộ gia đình phải sửa chữa và bảo dưỡng công trình; thuê hút bã thải mất khoảng 0,4 triệu đồng/năm. Trong quá trình dẫn khí sinh học từ hầm biogas tới bếp đun, hãy quá trình dẫn bã thải sau biogas đến cống, rãnh các hộ có thể bị hỏng dây dẫn, van khóa hay ống dẫn bã thải,… nên chủ hộ tiến hành sửa chữa, với những chi tiết nhỏ thì chủ hộ có thể tự sửa nếu không sẽ thuê thợ. Chi phí sửa chữa bao gồm chi phí van khí, ống dẫn, thuê thợ và những phụ kiện khác. Chi phí này được các chủ hộ tính toán theo mức bình quân tổng chi phí hàng năm (chi tiết xem bảng 4.14).

Từ số liệu tổng hợp ở bảng 4.14 cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu ở các quy mô lớn, trung bình và nhỏ lần lượt là 21,03; 12,89 và 7,5 triệu đồng/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)