STT Nguồn vốn Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Vốn tự có 100% 100 83,33
2 Vốn đi vay 100% 0 0,00
3 Một phần tự có và đi vay 20 16,67
- Vay từ họ hàng, người thân không lãi suất 12 60,00
- Vay ngân hàng 8 40,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Như vậy, qua sự phân tích nói trên và qua số liệu được thể hiện ở các bảng 4.9 và 4.10 có thể khẳng định các yếu tố nguồn lực của hộ như vốn, đất đai; quy mô chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định rất lớn đến cách thức lựa chọn phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ nông dân. Muốn thúc đẩy số hộ áp dụng phải tìm cách nâng cao nguồn lực của hộ.
4.1.3.5. Nguồn cung cấp thông tin về hoạt động chăn nuôi
Nguồn cung cấp thông tin cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn. Nguồn cung cấp thông tin là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nhận thức, khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức công nghệ mới của chủ hộ. Các nguồn thông tin giúp hộ chăn nuôi tiếp cận với các tiến bộ trong chăn nuôi và các công nghệ xử lý chất thải là phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè hàng xóm; từ cán bộ địa phương và một số nguồn khác.
Tổng hợp số liệu điều tra được cho thấy: 58,33% nguồn cung cấp thông tin cho các hộ chăn nuôi là ti vi, đài; 58,33% số hộ tham khảo nguồn thông tin
về xử lý chất thải từ bạn bè; 23,33% là qua tập huấn; 7,5% là qua internet. Như vậy có thể thấy được nguồn cung cấp chính cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã là qua bạn bè, ti vi, đài và qua thông qua các lớp tập huấn của địa phương nên vai trò truyền thông là rất quan trọng. Bên cạnh đó, một số chủ hộ đã biết tiếp cận thông tin qua internet, điều đó góp phần chứng tỏ trình độ dân trí, nhận thức của các chủ trang trại đang có xu hướng tăng và điều này là rất quan trọng trong việc lựa chọn áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các hộ trong quá trình chăn nuôi nắm bắt được các thông tin kịp thời để có những cách thức xử lý thích hợp.
Bảng 4.11. Nguồn cung cấp thông tin cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa
Chỉ tiêu Chung Quy mô lớn Quy mô TB QMN Hộ (%) Hộ (%) Hộ (%) Hộ (%)
1. Tổng số hộ điều tra 120 100.00 64 100.00 36 100.00 20 100.00
2. Nguồn cung cấp thông tin
- Bạn bè 70 58.33 44 68.75 16 44.44 10 50.00
- Ti vi, đài 28 23.33 16 25.00 8 22.22 4 20.00
- Tập huấn 70 58.33 40 62.50 20 55.56 10 50.00
- Internet 9 7.50 5 7.81 3 8.33 1 5.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 4.2. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN CỦA HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA 4.2.1. Phương án xử lý chất thải chăn nuôi bằng sử dụng hầm biogas
Việc phát triển mạnh công nghệ sinh học Biogas đã mang lại rất nhiều tiện lợi cho cuộc sống của người dân, góp phần giải quyết triệt để vấn đề môi trường đối với ngành chăn nuôi, góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội. Việc xây bể biogas ở các hộ chăn nuôi vì vậy đang góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm nước, không khí và giảm phát thải khí nhà kính rất nhiều do nạn khí thải từ chăn nuôi và nước thải sinh hoạt gia đình gây ra. Với những lợi ích mang lại từ việc xây dựng hầm biogas đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn nhờ nguồn năng lượng sạch và phát triển
chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường; phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội, với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải đã được áp dụng nhiều ở các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn cả nước. Theo kết quả điều tra tỷ lệ áp dụng phương án biogas là 71,67% (86/120 hộ). Trong đó, nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là nhóm hộ có tỷ lệ sử dụng biogas cao hơn (18/20 hộ sử dụng hầm biogas) so với hộ chăn nuôi hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn (lần lượt là 28/36 hộ và 40/64 hộ). Kết quả này có thể được giải thích là vì các hộ nuôi quy mô nhỏ này đều nằm trong khu dân cư (100% hộ được điều tra) với diện tích đất hạn hẹp hoặc những hộ không có ao (4/18 hộ sử dụng biogas không có ao), ruộng lúa ở xa nhà bất tiện trong việc vận chuyển chất thải cho nên để giải quyết lượng phân hàng ngày và để có khí đốt phục vụ sinh hoạt, đun nấu mỗi ngày hộ quyết định xây hầm biogas sau một vài năm bắt đầu chăn nuôi hoặc vừa mới xây gần đây. Các hộ được phỏng vấn rất hài lòng về lợi ích của phương án tận dụng nguồn chất thải tưởng chừng vô nghĩa để tạo ra khí gas nhờ công nghệ ủ lên men yếm khí, hộ nhận thấy được lợi ích của biogas. Mặt khác, nhưng hộ chăn nuôi ít lợn thường nuôi thêm 2 – 3 con trâu/bò vì vậy cũng cần xử lý phân thải không để gây phản đối của người sống xung quanh, do đó họ lựa chọn biogas.
Đối với hộ chăn nuôi nhỏ, thể tích hầm trung bình là 8 m3, cơ bản là phù hợp với quy mô chăn nuôi. Còn ở nhóm hộ quy mô lớn, thể tích hầm có lớn hơn ở các hộ chăn nuôi nhỏ, với khối lượng chất thải hàng ngày lớn các hầm biogas ở các hộ (với thể tích trung bình là 35 m3). Các bể biogas đã góp phần xử lý đáng kể lượng chất thải phát sinh của các hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn do khối lượng chất thải phát sinh tương đối lớn nên các hầm biogas đôi khi chưa tiến hành xử lý hết được hay chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải, vẫn còn một lượng lớn phân thải chưa được xử lý thải ra môi trường. Còn thể tích hầm của nhóm hộ quy mô vừa là 14 m3, cơ bản là phù hợp với quy mô nuôi của các hộ trung bình.
Đặc điểm của các hộ sử dụng phương án này là hộ chăn nuôi lợn (thực tế cho thấy cứ từ 10 con trở lên các hộ đã xây hầm biogas cho gia đình), nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Phương án này có ở cả ba nhóm quy mô chăn nuôi lớn, vừa và nhỏ. Điều này là tương đối dễ hiểu bởi quy mô chăn nuôi khác nhau đồng nghĩa với lượng phân thải phát sinh hàng ngày khác nhau, mặc dù cùng sử dụng một phương án hầm biogas nhưng thể tích của
các hầm là khác nhau (hộ quy mô nhỏ hộ chỉ xây hầm khoảng 8 m3 là đủ khí gas cho đun nấu sinh hoạt cho cả gia đình 4 – 5 người). Đây là phương án hiện nay được áp dụng rất phổ biến trên địa bàn huyện, hầu như hộ chăn nuôi nào cũng có xây hầm biogas tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy hộ chăn nuôi ít nhất 10 con trở lên mới đáng xây hầm và với quy mô như vậy mới đủ lượng phân nạp cho hầm để có thể vận hành được thường xuyên mà không gián đoạn trong sử dụng khí gas. Xây hầm biogas cần chi phí đầu tư ban đầu lớn, diện tích đất đủ rộng, phù hợp với thiết kế chuồng trại cho nên hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (4 -5 con) thường không chọn phương án này thay vào đó lượng phân do lợn thải ra thì họ xúc luôn ra ruộng hoặc xả thẳng vào cống rãnh chung với lý do không tốn kém chi phí xây công trình xử lý.
Nguồn nguyên liệu nạp cho biogas chủ yếu là phân lợn, nước thải. Nước thải chăn nuôi có nồng độ đậm đặc các chất ô nhiễm, là nguyên liệu đầu vào của các hầm biogas. Qua điều tra, đa số các hộ sử dụng phân gia súc để nạp cho hầm. Mặc dù có những hộ có nuôi thêm gia cầm nhưng tỷ lệ ít, một số hộ cho biết lúc đầu có sử dụng phân gia cầm để nạp nhưng do có nhiều trấu hay gây tắc bể nên họ không sử dụng nữa. Một vài hộ chăn nuôi thêm gia cầm (chủ yếu là vịt) khi dịch bệnh xảy ra với đàn vịt, gây ra chết hàng loạt, hộ cho hết số lượng vịt chết xuổng bể, lông vịt khó phân hủy ngay và đã gây ra tình trạng tắc và tràn, hộ phải thuê hút dọn bể thiệt hại khoản chi phí lớn.
Theo số liệu điều tra, 100% hộ vẫn duy trì hoạt động của hầm biogas. Hầu hết các trang trại và hộ chăn nuôi trên địa bàn đều xây bể biogas để xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng. Các hộ sử dụng 2 dạng bể biogas chủ yếu là hầm biogas xây bằng gạch và hầm biogas cải tiến (bằng vật liệu composite).
Về việc sử dụng các sản phẩm đầu ra của biogas: số liệu điều tra thu được cho thấy 100% các hộ có hầm biogas sử dụng khí gas để đun nấu, chưa có hộ nào sử dụng khí biogas để phát điện thắp sáng mới chỉ có ở các trang trại khép kín quy mô lớn, bởi để đáp ứng nhu cầu xử lý khối lượng chất thải lớn như vậy đòi hỏi trang trại thiết kế xây dựng dạng hầm biogas có kích thước rất lớn tới hàng nghìn mét khối, dùng khí biogas để phát điện phục vụ nhu cầu sử dụng của trang trại. Đối với quy mộ nông hộ, khí biogas hoàn toàn được sử dụng cho đun nấu hàng ngày (nấu cơm, đun nước, nấu cám) và sưởi ấm cho lợn vào mùa đông, khí gas thừa không sử dụng hết thì người nông dân đốt bỏ hoặc cho hàng xóm sử
dụng. Điều đó còn phụ thuộc vào vị trí của chuồng trại của hộ nằm trong khu dân cư hay nằm xa khu dân cư, bởi chuồng trại xây trên khu đất chuyển đổi mục đích sử dụng của xã, huyện thì tại đó đều là các hộ chăn nuôi, cho nên khí gas thừa chỉ có đốt bỏ thay vì xả khí đó vào môi trường, nếu chỉ xả không thôi thì mùi rất khó chịu, thậm chí có thể gây ngạt thở, ngộ độc khí gas. Nếu hộ chăn nuôi nằm trong khu dân cư, mật độ dân số đông hơn, có thể sẵn sàng cho hàng xóm sử dụng tránh được lãng phí.
Đối với nước thải sau biogas, theo nhiều chuyên gia môi trường thì nước đầu ra của biogas mặc dù đã được xử lý nhưng vẫn có hàm lượng BOD, COD và các chất dinh dưỡng cao (Lâm Vĩnh Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Phương, 2011; Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008). Do đó, nếu thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. Tuy nhiên, loại nước này có thể tận dụng tốt cho tưới cây hoặc đưa xuống ao làm thức ăn cho cá do các mầm bệnh hầu hết đã được loại bỏ thông qua quá trình xử lý yếm khí trong bể biogas. Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ chỉ sử dụng bã thải/cặn lắng để bón cho cây, sử dụng nước thải để tưới cho cây thì số lượng không nhiều tập trung ở các hộ có vườn cây ăn quả tại nhà còn nếu như vườn ở nơi khác thì việc tận dụng nước thải sau biogas không được hộ ưa thích lựa chọn với lý do là dạng lỏng khó vận chuyển. Nước thải sau biogas được hộ đưa xuống ao cá với tỷ lệ nhiều hơn, tùy thuộc vào nước trong ao nhưng bình quân xả 1 lần/tuần với lượng vừa phải để không làm phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.
Nhiều tài liệu cho thấy phụ phẩm KSH - sản phẩm thứ hai sau sản phẩm đầu tiên là khí sinh học, cũng là một loại phân bón hữu cơ có chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phần lớn hộ chăn nuôi đều trồng cây ăn quả trước kia sử dụng phân hóa học làm nguồn dinh dưỡng chính cho cây. Tuy nhiên, quá trình canh tác sử dụng phân hóa học cho thấychi phí phân bón ngày một tăng cao, khả năng đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết gặp nhiều khó khăn do đó bổ sung nguồn phân bón từ chất hữu cơ cho cây được xem là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất cho cây ăn quả, cho nên các hộ đã thử nghiệm .
4.2.1.1. Lợi ích của phương án sử dụng hầm Biogas
Qua quá trình điều tra, nhiều ý kiến của các hộ nông dân cho biết với việc sử dụng hầm biogas, vấn đề chất thải dư thừa trong chăn nuôi rất hiệu quả mà trước đây hộ chăn nuôi không biết xử lý như thế nào. Khi cho chất thải chăn nuôi qua hầm biogas giúp các hộ chăn nuôi giảm bớt thời gian rửa chuồng trại, chuồng
trại thông thoáng, sạch sẽ hơn trước nhờ đó các hộ có thể mở rộng chăn nuôi. Lợi ích kinh tế của việc lựa chọn sử dụng hầm biogas trong hộ nông dân huyện Ứng Hòa là giúp người dân tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Điều đó được thể hiện rõ nét trong việc sử dụng gas và bã thải từ công trình KSH (biogas).
Ngoài mục tiêu chính của việc xây dựng hầm biogas là xử lý chất thải từ chăn nuôi nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường do chính các hộ chăn nuôi gây ra, công nghệ khí sinh học còn mang lại một lợi ích lớn cho hộ nông dân là cung cấp lượng gas phục vụ cho mục đích đun nấu như điện, than, củi, rơm, rạ,... Khí gas là sản phẩm đầu ra của quá trình xử lý sinh học yếm khí, việc tận dụng khí gas sinh ra từ chất thải đã giúp người dân tiết kiệm đáng kể chi tiêu cho nhiên liệu, chất đốt, giảm thời gian đun nấu so với trước khi có biogas. Việc ứng dụng bã thải cũng đã giúp người nông dân tiết kiệm đáng kể chi tiêu cho phân bón. Để làm rõ kết quả và hiệu quả kinh tế, phương án sử dụng hầm biogas đem lại, tôi tiến hành tính toán, so sánh các chi phí, lợi ích có liên quan của các hộ trước khi có sử dụng hầm biogas. Các chỉ tiêu bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng hầm biogas ban đầu, chi phí hàng năm, lợi ích từ việc sử dụng gas thay thế chất đốt và lợi ích từ việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học (bã thải). Với hộ chăn nuôi quy mô lớn, lượng khí sinh học sinh ra phục vụ quá trình đun nấu đôi khi không hết còn được tận dụng dẫn sang nhà hàng xóm xung quanh để đun nấu.
Trong đề tài, để thuận tiện cho tính toán tôi thực hiện tính lợi ích tiết kiệm chi phí gas công nghiệp với giá bình gas 12kg là 320.000 đồng (mức giá bình quân năm 2015). Với phương án sử dụng hầm biogas, hộ còn tiết kiệm được thời gian đun nấu so với trước kia khi vẫn còn sử dụng chất đốt truyền thống như than, củi, rơm rạ. Việc tính toán lợi ích tiết kiệm này, được tính toán dựa trên thời gian họ sử dụng cho đun nấu ít hơn so với trước đây khi chưa có biogas. Giả định, thời gian lao động của một người là 8 giờ/ngày, với mỗi ngày lao động họ được trả 100 nghìn đồng (đây là mức giá chung ở khu vực nông thôn cho các công việc lao động chân tay). Vì đa số các hộ đều tận dụng thời gian tiết kiệm được khi sử dụng biogas để làm những công việc tăng thêm thu nhập hoặc có thêm thời gian chăm sóc gia đình hay tham gia các hoạt động xã hội.
Số tiền tiết kiệm phân bón hàng năm được tính toán dựa trên khối lượng phụ phẩm mà hộ thường sử dụng cho một đơn vị diện tích cây ăn quả, lúa, ao cá. Trên cơ sở đó, so sánh với việc nếu bán khối lượng phụ phẩm này được bao
nhiêu tiền tức chi phí cơ hội của việc sử dụng khối lượng phụ phẩm đó ta sẽ tính