Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Ứng Hòa năm 201 3 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

STT Chỉtiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm2015 SL (con) CC (%) SL (con) CC (%) SL (con) CC (%) Tổngđàn 93.710 100,00 95.853 100,00 109.953 100,00 1 Lợn nái 14.118 15,07 14.260 14,88 15.509 14,11 2 Lợn thịt 79.344 84,67 81.350 84,87 94.158 85,63 3 Lợn đực 248 0,26 237 0,25 286 0,26

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Ứng Hòa (2015)

Theo số liệu thống kê của huyện Ứng Hòa, trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng đàn lợn có xu hướng tăng từ hơn 93.000 con lên tới gần 110.000 con. Sự

tăng lên về số hộ chăn nuôi lợn của huyện cũng đồng thời kéo theo sự tăng lên về số đầu con, trong đó chủ yếu tăng số lượng lợn nái và lợn thịt.

Nguyên nhân gia tăng số lượng lợn thịt là do thịt và sản phẩm thịt là nguồn thực phẩm quan trọng, nhu cầu tăng về các sản phẩm này càng cao trong điều kiện dân số tăng và đời sống ngày càng được nâng cao. Nắm bắt nhu cầu của thị trường người chăn nuôi lựa chọn mở rộng quy mô, tăng số lượng lợn thịt thương phẩm. Mặc dù giá cả thị trường đầu ra trong những năm gần đây có những biến động mạnh, cụ thể là mức giá bán lợn thịt cao nhất trong năm 2015 vào khoảng trên 53 nghìn đồng/kg) còn mức giá thấp nhất chỉ khoảng 42 nghìn đồng/kg và khi đó lượng thịt lợn tiêu thụ chậm nhưng đa số người chăn nuôi vẫn duy trì và tăng đàn.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê trên địa bàn huyện, những năm gần đây chăn nuôi lợn phát triển theo xu hướng chăn nuôi lấy lợn thịt hơn là chỉ gây giống để bán. Để chủ động hơn trong cung ứng giống nuôi cũng như tiết kiệm chi phí về giống, vẫn có nhiều hộ nuôi lợn nái. Các hộ đó chăn nuôi theo hướng kết hợp giữa nuôi lợn nái đẻ con và chăm lợn con đến khi lớn để bán thịt. Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ từ 10 – 20 con lợn thịt thường nuôi kèm 1-2 lợn nái với mục đích sản xuất giống tại chỗ và nuôi cho tới khi xuất bán thay vì bán lợn con. Theo điều tra, một số hộ cho rằng nuôi lợn con đến thời điểm tách sữa bán đi được lãi hơn là nuôi lợn con đến khi đủ trọng lượng bán thịt (90 - 100kg) bởi khả năng gặp rủi ro về giá đầu ra rất cao, hơn nữa không có đủ thời gian chăm sóc. Đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa (21 – 50 con) thường nuôi khoảng 5 con lợn nái trở lên; hộ quy mô lớn (51 – 100 con) nuôi khoảng 7 – 10 con lợn nái.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều hộ chăn nuôi chuyên thịt, nhập hoàn toàn giống đầu vào từ các trang trại, giống chủ yếu là giống lợn siêu nạc với giá bán dao động từ 1.200.000 – 1.500.000 (VNĐ). Nhìn chung, ở quy mô hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt là chủ yếu còn số lợn nái tập trung nhiều ở các trang trại quy mô lớn, có các loại hình trang trại là chuyên sản xuất con giống, chuyên thịt và chăn nuôi kết hợp.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng ở huyện Ứng Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, chăn nuôi. Để nghiên cứu đặc điểm của những hộ chăn nuôi lợn thương phẩm, tôi đã tiến hành và điều tra 120 hộ trong tổng số 415 hộ chăn nuôi lợn (có quy mô từ 10 - 100 con). Kết quả được thể hiện như sau:

Điều kiện kinh tế của mỗi hộ cũng như tình hình chăn nuôi của mỗi hộ đều có sự khác nhau. Đa số các hộ có điều kiện kinh tế từ trung bình khá trở lên, thu nhập của các hộ chủ yếu từ chăn nuôi, trồng trọt và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Một vài hộ chỉ kết hợp chăn nuôi với kinh doanh. Ước tính thu nhập bình quân từ chăn nuôi khoảng 120 triệu đồng/năm đối với nhóm hộ quy mô lớn; 61 triệu đồng/năm với nhóm hộ quy mô vừa; nhóm hộ quy mô nhỏ gần 30 triệu đồng/năm. Qua điều tra cho thấy, trong 120 hộ được lựa chọn có tới 41,67% hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, rau quả, kết hợp với cám gạo, cám ngô, nước cơm và phụ phẩm khác. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở nhóm hộ quy mô nhỏ (18/20 hộ hiện đang chăn nuôi bán công nghiệp), bởi điều kiện sản xuất của hộ khó khăn, vốn ít, chủ yếu là tận dụng tránh lãng phí nên không chọn hoàn toàn công nghiệp vì cho rằng chi phí cám đắt đỏ, nuôi ít như vậy sẽ lỗ.

Các kiểu hệ thống nuôi lợn trên địa bàn: Hiện nay các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển theo 3 kiểu hệ thống: kiểu hệ thống VAC với các bộ phân là Vườn cây – Ao cá – Chuồng nuôi lợn; hệ thống VC với bộ phận Vườn cây – chuồng nuôi lợn và hệ thống C chỉ bao gồm chuồng nuôi lợn. Tỷ lệ các hệ thống này được thể hiện trong biểu đồ 4.1.

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa (2016) Biểu đồ 4.1. Tình hình hệ thống chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Kiểu hệ thống VAC chiếm tỷ lệ cao nhất 73% (88 hộ), tiếp đó là hệ thống VC với 22% (26 hộ), chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là hệ thống C với 5% (6 hộ). Điều này có thể giải thích bởi trong những năm gần đây chăn nuôi ở các hộ phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại vật nuôi. Đa số các gia đình nuôi lợn và kết hợp nuôi vịt, ao thả cá. Một số hộ trên địa bàn nuôi thêm trâu, bò tuy nhưng số lượng ít. Với lợi thế là một huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho sản xuất

nông nghiệp, huyện Ứng Hòa có hệ thống ao hồ nhiều, diện tích đất trồng trọt (lúa, cây ăn quả, cây hoa màu) nên nhu cầu sử dụng phân bón cao, do đó việc chọn mô hình kết hợp cũng được cân nhắc kỹ lưỡng về sự thuận tiện nếu muốn sử dụng phân bón cho cây trồng.

Về quy mô nuôi: Số lượng lợn nuôi trong các nhóm quy mô khác nhau có sự khác biệt lớn. Tùy từng quy mô mà số lượng đàn nuôi/lứa là khác nhau. Hầu hết các hộ chăn nuôi được điều tra chỉ tiến hành nuôi lợn là chủ yếu, một số gia đình chăn nuôi ngoài khu dân cư có nuôi thêm vịt nhưng số lượng ít và chủ yếu tiêu dùng trong gia đình.

Qua bảng 4.2 có thể thấy tổng đàn bình quân ở các hộ quy mô lớn là 86 con/hộ/lứa; quy mô trung bình là 40 con/hộ/lứa và quy mô nhỏ là 17 con/hộ/lứa. Trong cơ cấu đàn nuôi ở cả ba nhóm hộ, lợn thịt chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều hộ chỉ chăn nuôi theo hình thức chuyên lợn thịt do diện tích đất chăn nuôi chật hẹp và họ không thể chăn nuôi lợn nái vì không gây được giống hay không có đủ thời gian chăm sóc, đặc biệt trong thời gian lợn nái mang thai và đẻ con.

Theo số liệu điều tra, tại 120 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện cho thấy đại đa số chuồng nuôi của hộ được xây dựng xen kẽ trong khu dân cư, trong những hộ được điều tra thì có tới 66/120 hộ chăn nuôi nằm trong khu dân cư (chiếm tỷ lệ khá cao 55%). Tỷ lệ chuồng nuôi nằm trong khu dân cư chủ yếu tại nhóm hộ quy mô nhỏ và trung bình. Dựa trên số liệu điều tra được có thể thấy, 100% hộ quy mô nhỏ nằm trong khu dân cư, trong khi đó nhóm hộ quy mô lớn có tỷ lệ tương đối thấp 25% (16/64 hộ); còn lại nhóm hộ quy mô trung bình thì tỷ lệ này chiếm khá cao 83,33% (30/36 hộ).

Điều này tương đối dễ hiểu bởi khi thiết kế chuồng trong khu dân cư thì diện tích đất thường khá nhỏ nên chỉ có thể phát triển theo hệ thống chuồng nuôi lợn đơn lẻ, hơn nữa mở rộng quy mô chăn nuôi trong khu dân cư kết hợp với trồng cây ăn quả thì diện tích chuồng trại thường bị hạn chế, gần với nhà ở và gặp phải sự phản đối của các hộ xung quanh do ô nhiễm mùi nên chỉ thích hợp với chăn nuôi quy mô nhỏ, lượng chất thải thải trực tiếp ra môi trường không đáng kể, chăn nuôi quy mô lớn hơn đòi hỏi cần một diện tích đất lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)