Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của
4.2.2. Phương án thu gom chất thải rắn
Theo điều tra, các hộ áp dụng phương án thu gom chất thải rắn có những đặc điểm cơ bản như sau: (a) Quy mô chăn nuôi trung bình và nhỏ nhưng chủ yếu là quy mô trung bình (trong 10 hộ sử dụng phương án thu gom thì có tới 8 hộ có tổng đàn từ 21 con trở lên, duy nhất 2 hộ có tổng đàn 20 con lựa chọn phương án này); (b) Nguồn thu nhập chính là từ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; (c) Nguồn vốn sử dụng cho chăn nuôi đa số là một phần tự có và đi vay (8/10 hộ chăn nuôi bằng nguồn vốn kết hợp); (d) Chuồng trại nằm hoàn toàn trong khu dân cư, chăn nuôi theo mô hình VAC; (e) Phương thức chăn nuôi là bán công nghiệp.
4.2.2.1. Lợi ích của phương án thu gom chất thải rắn
Phân rắn sau khi được thu gom tại chuồng nuôi cho vào các bao tải. Hộ có thể sử dụng phân đó để bón cho cây trồng hoặc đưa xuống ao nuôi cá. Qua điều tra cho thấy có những trường hợp diện tích cây trồng ít không cần nhiều phân bón; hộ không có ao hoặc có ao nhưng không cho trực tiếp phân tươi xuống bởi sợ ô nhiễm nguồn nước trong ao, lây lan dịch bệnh cho cá nên hộ đã bán số lượng phân thu gom được cho những hộ trồng trọt ở nơi khác thông qua lái buôn thu mua. Thu gom chất thải rắn bán cho lái buôn có thể được coi là cách tốt nhất cho hộ không có đất. Mức giá bán 1 bao phân rắn theo giá thị trường năm 2015 là 15.000 đồng/bao. Với những hộ có diện tích ao nuôi cá lớn, họ vẫn đưa phân thu gom được xuống ao tuy nhiên còn phụ thuộc vào chất lượng nước trong ao. Khối lượng phân dùng làm thức ăn cho cá đưa xuống ao mỗi lứa nếu so sánh với trường hợp khối lượng này được giao dịch trên thị trường thì sẽ tính được lợi ích từ tiết kiệm thức ăn cho cá.
Tương tự, cách xác định lợi ích từ tiết kiệm phân bón cho cây trồng cũng như vậy. So sánh giữa 2 trường hợp cũng một lượng phân đó nếu đem bán trên
thị trường thì doanh thu thu được là bao nhiêu, mà nếu để lại bón cho cây thì sẽ không nhận được khoản tiền do bán phân. Hay nói cách khác, số tiền đó chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng phân rắn bón cho cây trồng của gia đình. Tóm lại, phương án thu gom chất thải rắn có 3 nhóm lợi ích rõ ràng: doanh thu từ bán phân, số tiền từ tiết kiệm phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá. Việc tính lợi ích của phương án thu gom chất thải rắn của các hộ chăn nuôi được tính tổng trên 1 năm và được trình bày ở bảng 4.18 dưới đây:
Bảng 4.18. Lợi ích thu gom chất thải rắn tính bình quân cho 1 hộ ĐVT: triệu đồng/năm ĐVT: triệu đồng/năm
STT Chỉ tiêu Quy mô trung
bình
Quy mô
nhỏ BQ
1 Lợi ích từ việc bán phân 5,74 0 2,87
2 Tiết kiệm phân bón cho cây trồng 0,11 0,6 0,36
3 Tiết kiệm thức ăn cho cá 0,23 1,2 0,72
Tổng lợi ích 6,08 1,8 3,94
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Từ bảng 4.18 ta thấy bình quân 1 năm, mỗi hộ chăn nuôi tiết kiệm được 1,08 triệu đồng tiền tiết kiệm phân bón và thức ăn cho cá. Doanh thu thu được từ việc bán phân lợn cho lái buôn là 2,87 triệu đồng/năm. Tổng lợi ích thu về của mỗi trang trại là 3,94 triệu đồng (tính cho 1 năm). Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể về tổng lợi ích giữa các nhóm hộ. Cụ thể là: Bình quân nhóm hộ quy mô trung bình thu được 5,74 triệu đồng/năm. Số tiền này hoàn toàn là doanh thu từ bán phân bởi kết qua điều tra thực tế cho thấy những hộ này chỉ thu gom một phần phân rắn bón cho cây trồng và cho xuống ao cá với lý do phân tươi chưa qua xử lý nguy cơ cao gây ô nhiễm nước vậy nên tần suất và khôi lượng đưa xuống ít. Nhóm hộ quy mô nhỏ có doanh thu từ bán phân thấp hơn nhóm quy mô vừa do quy mô chăn nuôi khác nhau thì lượng chất thải thải ra khác nhau, hơn nữa với hộ quy mô vừa. Với nhóm hộ quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít hơn và một phần phân rắn còn được sử dụng cho bón cây, ao cá. Nhóm hộ quy mô lớn trên địa bàn xã không lựa chọn sử dụng phương án này trong chăn nuôi.
4.2.2.2. Chi phí phương án thu gom chất thải rắn
Thu gom là một trong các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi đơn giản nhất. Chất thải chăn nuôi được xúc vào các bao tải không phải trải qua nhiều công đoạn nhưng đòi hỏi phải có lao động thực hiện. Lao động có thể là người trực tiếp chăn nuôi. Chi phí lao động được tính dựa trên căn cứ trên chỉ tiêu tổng thời gian thực hiện thu gom/ngày. Trong nghiên cứu đề tài tiến hành tính toán chi phí công lao động với mức tiền công là 100 nghìn đồng ngày và thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày. Để thu gom được phân thải trên nền chuồng rất cần có chổi nan, xẻng hót và những dụng cụ vệ sinh khác nữa. Khối lượng phân thu gom được trong mỗi lần dọn chuồng là từ 1 – 2 bao; thời gian mỗi lần thu gom mất khoảng 30 – 48 phút (trung bình là 40 phút) tùy theo quy mô và số lượng vật nuôi của các hộ. Các khoản chi phí được thể hiện trong bảng 4.19.
Bảng 4.19. Các khoản chi phí thu gom tính BQ cho 1 hộ chăn nuôi ĐVT: triệu đồng/năm ĐVT: triệu đồng/năm
STT Các loại chi phí Quy mô vừa Quy mô nhỏ BQ
1 Chi phí thường xuyên 0,15 0,10 0,13
2 Chi phí lao động 2,34 0,70 1,52
Tổng chi phí 2,49 0,80 1,65
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
4.2.2.3. Tổng hợp lợi ích – chi phí của phương án thu gom chất thải rắn trong thời gian 15 năm
Với phương án thu gom chất thải rắn, chủ hộ không mất chi phí đầu tư ban đầu cho nên các khoản chi của hộ chỉ bao gồm chi phí lao động và chi phí thường xuyên mua sắm dụng cụ thu gom để sử dụng trong năm. Việc dùng bao tải để chưa phân nhưng hộ không phải mất thêm khoản chi đó bởi các hộ đều tận dụng vỏ bao thức ăn chăn nuôi nhằm giảm thiểu chi phí. Các khoản lợi ích, chi phí được lấy giá trị bình quân tính cho một hộ. Theo đó, tổng lợi ích bình quân 1 năm là 3,94 triệu đồng/hộ và tổng chi phí bình quân là 1,65 triệu đồng/hộ. Tổng hợp lợi ích và chi phí của phương án thu gom chất thải rắn được tính toán với thời gian 15 năm và các mức lãi suất 5%, 10%, 12%/năm, kết quả tính toán được trình bày trong các bảng từ 4.20 đến 4.22.
Bảng 4.20. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=5%) Năm (t) Bi Ci Bi - Ci r = 5% NPV 0 0 1,65 -1,65 0,05 1 -1,65 1 3,94 1,65 2,29 0,05 0,95 2,18 0,53 2 3,94 1,65 2,29 0,05 0,91 2,08 2,61 3 3,94 1,65 2,29 0,05 0,86 1,98 4,59 4 3,94 1,65 2,29 0,05 0,82 1,88 6,47 5 3,94 1,65 2,29 0,05 0,78 1,79 8,26 6 3,94 1,65 2,29 0,05 0,75 1,71 9,97 7 3,94 1,65 2,29 0,05 0,71 1,63 11,60 8 3,94 1,65 2,29 0,05 0,68 1,55 13,15 9 3,94 1,65 2,29 0,05 0,64 1,48 14,63 10 3,94 1,65 2,29 0,05 0,61 1,41 16,03 11 3,94 1,65 2,29 0,05 0,58 1,34 17,37 12 3,94 1,65 2,29 0,05 0,56 1,28 18,65 13 3,94 1,65 2,29 0,05 0,53 1,21 19,86 14 3,94 1,65 2,29 0,05 0,51 1,16 21,02 15 3,94 1,65 2,29 0,05 0,48 1,10 22,12
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.20 ta thấy giá trị hiện tại ròng của phương án thu gom ứng với r = 5% đạt 22,12 triệu đồng, việc đầu tư cho phương án thu gom chất thải rắn mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với chi phí mà các hộ bỏ ra. Tỷ số lợi ích – chi phí B/C = 2,2 >1 do đó hộ chăn nuôi nên đầu tư.
Bảng 4.21. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=10%) ĐVT: triệu đồng Năm (t) Bi Ci Bi - Ci r =10% NPV 0 0 1,65 -1,65 0,1 1 -1,65 1 3,94 1,65 2,29 0,1 0,91 2,08 0,43 2 3,94 1,65 2,29 0,1 0,83 1,89 2,32 3 3,94 1,65 2,29 0,1 0,75 1,72 4,04 4 3,94 1,65 2,29 0,1 0,68 1,56 5,61 5 3,94 1,65 2,29 0,1 0,62 1,42 7,03 6 3,94 1,65 2,29 0,1 0,56 1,29 8,32 7 3,94 1,65 2,29 0,1 0,51 1,18 9,50 8 3,94 1,65 2,29 0,1 0,47 1,07 10,57 9 3,94 1,65 2,29 0,1 0,42 0,97 11,54 10 3,94 1,65 2,29 0,1 0,39 0,88 12,42 11 3,94 1,65 2,29 0,1 0,35 0,80 13,22 12 3,94 1,65 2,29 0,1 0,32 0,73 13,95 13 3,94 1,65 2,29 0,1 0,29 0,66 14,62 14 3,94 1,65 2,29 0,1 0,26 0,60 15,22 15 3,94 1,65 2,29 0,1 0,24 0,55 15,77
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.21 cho ta thấy, giá trị hiện tại của dòng tiền 15 năm đạt 15,77 triệu đồng (NPV = 15,77 > 0). Tỷ suất lợi ích - chi phí B/C là 2,1 lần vậy nên phương án thu gom chất thải rắn là một phương pháp mang lại lại nhuận cho người chăn nuôi.
Bảng 4.22. Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=12%) Năm (t) Bi Ci Bi - Ci r = 12% NPV 0 0 1,65 -1,65 0,12 1 -1,65 1 3,94 1,65 2,29 0,12 0,89 2,04 0,39 2 3,94 1,65 2,29 0,12 0,80 1,83 2,22 3 3,94 1,65 2,29 0,12 0,71 1,63 3,85 4 3,94 1,65 2,29 0,12 0,64 1,46 5,31 5 3,94 1,65 2,29 0,12 0,57 1,30 6,60 6 3,94 1,65 2,29 0,12 0,51 1,16 7,77 7 3,94 1,65 2,29 0,12 0,45 1,04 8,80 8 3,94 1,65 2,29 0,12 0,40 0,92 9,73 9 3,94 1,65 2,29 0,12 0,36 0,83 10,55 10 3,94 1,65 2,29 0,12 0,32 0,74 11,29 11 3,94 1,65 2,29 0,12 0,29 0,66 11,95 12 3,94 1,65 2,29 0,12 0,26 0,59 12,54 13 3,94 1,65 2,29 0,12 0,23 0,52 13,06 14 3,94 1,65 2,29 0,12 0,20 0,47 13,53 15 3,94 1,65 2,29 0,12 0,18 0,42 13,95
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.22 ta thấy giá trị hiện tại ròng của phương án thu gom với tỷ lệ chiết khấu 12% trong thời gian 15 năm là 13,95 triệu đồng (NPV = 13,95 > 0); tỷ số chi phí – lợi ích B/C =2,1 > 1. Như vậy, phương án đầu tư của hộ đem lại lợi ích kinh tế.