Nhận thức của các hộ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)

ĐVT: hộ

STT Hạng mục QML QMTB QMN

1 Những hoạt động ảnh hưởng đến môi

trường tại địa phương 64 36 20

- Từ chăn nuôi 38 16 6

- Từ sinh hoạt 12 10 8

- Các hoạt động chế biến, công nghiệp 14 10 6

2 Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải

chăn nuôi 64 36 20

- Rất quan trọng 52 30 12

- Quan trọng 12 6 8

- Bình thường 0 0 0

- Không quan trọng 0 0 0

3 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi nếu

không xử lý 64 36 20

- Ô nhiễm môi trường không khí 64 36 20

- Ô nhiễm môi trường đất 64 36 20

- Ô nhiễm môi trường nước 64 36 20

- Tăng nguy cơ dịch bệnh 64 36 20

4 Khả năng đầu tư cho công việc xử lý chất

thải chăn nuôi 64 36 20

- Sẵn sàng đầu tư 20 8 0

- Đầu tư khi kinh tế dư dả 26 12 4

- Đầu tư nếu có hỗ trợ của dự án 18 16 14

- Chưa sẵn sàng đầu tư 0 0 2

Nhận thức của người chăn nuôi là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đến việc áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường ở huyện hiện nay là do chăn nuôi, tiếp đến là rác thải sinh hoạt cùng các hoạt động chế biến, công nghiệp trên địa bàn. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của xử lý chất thải chăn nuôi của các chủ hộ được thể hiện qua mức độ đánh giá về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường sống và tổng hợp số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 4.9.

Có thể thấy, 100% các chủ hộ đều nhận thức được xử lý chất thải chăn nuôi có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường (đánh giá của các chủ hộ đều từ mức quan trọng trở lên); có 78,33% cho rằng rất quan trọng và 21,67% cho rằng quan trọng. Do đánh giá được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải từ chăn nuôi nên phần lớn các hộ đầu tư cho công việc xử lý chất thải chăn nuôi. Ta thấy tỷ lệ số hộ sẵn sàng đầu tư cho việc xử lý ở quy mô lớn là 20/64 hộ, quy mô vừa là 8/36 hộ; quy mô nhỏ không có hộ nào sẵn sàng đầu tư.

Qua quá trình phân tích ở bảng 4.9 chúng ta có thể thấy, người dân nơi đây đã có nhận thức tương đối cao trong vấn đề về nguồn gây ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của môi trường đối với các hoạt động sản xuất của hộ. Nhưng song song với vấn đề trên nhận thấy đại đa phần các chủ hộ được điều tra trên địa bàn có số tuổi tương đối lớn bình quân 46 tuổi và đa phần các chủ hộ mới ở trình độ THCS là phổ biến. Biogas là một công nghệ đòi hỏi nhiều các yếu tố kỹ thuật chặt chẽ, áp dụng và vận hành theo đúng một quy trình vì vậy tuổi chủ hộ cao là trở ngại lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật. Khi tuổi cao, sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất. Việc mở rộng và trang bị, sửa chữa và đầu tư các trang thiết bị hiện đại để xử lý chất thải là hạn chế.

Trình độ của chủ hộ thể hiện cách thức lựa chọn xử lý chất thải. Ngoài ra, việc tham gia các buổi tập huấn về các phương pháp xử lý chất thải cũng ảnh hưởng tới kết quả lựa chọn phương án xử lý của hộ. Trong số 120 hộ chăn nuôi lợn được điều tra, có 56 hộ tham gia vào các đợt tập huấn chăn nuôi do xã, huyện tổ chức. Trong các đợt tập huấn, chủ đề thường xuyên được nhắc tới là kỹ thuật chăn nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi đồng thời giới thiệu đến người nông dân những biện pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện của địa bàn. Đa số các hộ chăn nuôi không tham gia tập huấn vì họ cho rằng bản thân

đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chăn nuôi và các buổi tập huấn không đem lại nhiều lợi ích mà chủ yếu là về nhắc nhở thực hiện bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Ngoài ra, còn có tập huấn về ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Theo số liệu điều tra thu thập được, trong số 110 hộ có hầm biogas thì có 56 hộ đã từng tham gia tập huấn về công nghệ KSH biogas. Nhận thấy được những lợi ích thiết thực của KSH, các hộ đã nhanh chóng quyết định đầu tư ngay sau khi tham gia tập huấn và cũng đồng thời chia sẻ nhưng kiến thức thu nhận được cho bà con hàng xóm, một số người theo đó đã hưởng ứng xây dựng.

4.1.3.4. Nguồn lực tài chính của chủ hộ

Nguồn lực tài chính là một trong các yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó quyết định tới quy mô, năng suất, sản lượng và công nghệ kỹ thuật áp dụng. Trong chăn nuôi, chủ hộ có nguồn lực tài chính lớn có thể đầu tư được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào quá trình xử lý chất thải mang lại kết quả và hiệu quả cao trong việc xử lý chất thải. Yếu tố vốn là yếu tố cơ bản, ảnh hưởng đến việc ra quyết định xử lý chất thải của các hộ. Chỉ có 23,33% hộ cho rằng sẵn lòng đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi; 33% sẽ đầu tư khi kinh tế dư dả; 40% đầu tư nếu có hỗ trợ của dự án.

Để có thể sử dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải thì điều kiện trước hết là phải phát triển chăn nuôi. Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì nguồn lực tài chính của hộ chính là yếu tố quyết định bởi vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm biogas tương đối lớn. Theo ước tính bình quân với dung tính 10 m3 các hộ gia đình mất tầm khoảng 10 triệu đồng, ngoài ra hàng năm các hộ mất các khoản tiền để sửa chữa, bảo dưỡng và đây là khoản tiền không nhỏ đối với các hộ chăn nuôi. Thiếu vốn để có thể xây dựng các công trình biogas phù hợp với quy mô chăn nuôi và đầu tư, sửa chữa mua sắm đầy đủ các trang thiết bị đã làm ảnh hưởng tới hầu hết lựa chọn các phương án trong xử lý chất thải chăn nuôi của hộ. Vì vậy, các hộ chăn nuôi tuy đã có quy mô chăn nuôi đủ song muốn xây hầm cần phải có đủ vốn để xây. Qua điều tra, phần lớn các hộ trong ba nhóm quy mô đều lựa chọn xử lý qua hầm biogas (91,67%), phương án này được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất trong số ba phương án mà luận văn nghiên cứu vì những lợi ích mà nó mang lại khi có thể giải quyết khó khăn về xử lý phân thải, lợi ích kinh tế được tạo ra và đặc biệt lợi ích môi trường mang lại cho cộng đồng.

Theo số liệu điều tra, phần lớn vốn của chăn nuôi đều đi vay từ họ hàng, người thân, từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân. Vốn tự có của gia đình chiếm tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, hầu hết các hộ xây dựng hầm biogas đều là những hộ có điều kiện kinh tế khá giả (khi quyết định xây dựng hầm có 83,33% là xây bằng vốn tự có, 16,67% số hộ vay mượn một phần và tự có; không có hộ nào dám xây dựng mà vốn đi vay 100%). Trong 110 hộ chăn nuôi có hầm biogas, sau khi được hỏi về nguồn vốn để xây hầm, ý kiến của các hộ được thể hiện trong bảng 4.10:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)