Một số thông tin cơ bản ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 63 - 66)

STT Chỉ tiêu ĐVT

Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ điều tra Hộ 64 36 20 1 Trình độ văn hóa - Tiểu học Người 3 4,69 4 11,11 7 35,00 - THCS Người 40 62,50 22 61,11 11 55,00 - THPT Người 21 32,81 10 27,78 2 10,00 2 Thu nhập của hộ 0 - Hộ khá Hộ 58 90,63 32 88,89 20 100,00 - Hộ giàu Hộ 6 9,38 4 11,11 0 0 - Hộ nghèo Hộ 0 0 0 0 0 0 3 Ngành nghề chính - Chăn nuôi Hộ 64 100,00 32 88,89 2 10 - Trồng trọt Hộ 0 0 4 11,11 18 90,00 4 Giới tính của chủ hộ 0 - Nam Người 44 68,75 26 72,22 11 55,00 - Nữ Người 20 31,25 10 27,78 9 45,00 5 BQ số năm kinh nghiệm nuôi lợn 9,7 - 8,6 - 8,6 - 6 Tuổi BQ Tuổi 46,8 - 45,7 - 44,4 - 7 Số LĐ bình quân/hộ Người 3,0 - 2,8 - 2,5 - 8 Thu nhập từ chăn nuôi BQ/năm/hộ Triệu đồng 120,6 - 61,1 - 29,7 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Bảng 4.4 trình bày một số thông tin cơ bản ở các hộ điều tra phân theo 3 quy mô (lớn, trung bình và nhỏ). Từ số liệu tổng hợp trong bảng 4.4 ta thấy,

88,33% chủ hộ chăn nuôi có trình độ từ trung học cơ sở trở lên; 11,67% còn lại ở mức tiểu học. Giáo dục là một trong những chỉ số về chất lượng của lao động. Khi có trình độ văn hóa mức độ cao hơn, chủ hộ có xu hướng dễ dàng chấp nhận và áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn (Feder và Umali, 1993; Feder và cộng sự, 1985). Tổng hợp kết quả điều tra với 62,50% chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn có trình độ THCS; quy mô trung bình là 61,11% và quy mô nhỏ là 55%. Ở quy mô lớn, tỷ lệ chủ hộ có trình độ THPT (32,81%) cao hơn hai quy mô còn lại. Điều này sẽ góp phần lý giải cho sự lựa chọn cách thức xử lý chất thải chăn nuôi khác nhau giữa các nhóm hộ bởi trình độ thấp cũng sẽ làm hạn chế tới khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong xử lý chất thải chăn nuôi.

Về thu nhập của hộ, bảng 4.4 cũng cho thấy không có hộ nào thuộc hộ nghèo, hộ khá chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể: hộ chăn nuôi quy mô lớn có tỷ lệ hộ khá là 90,63%; quy mô trung bình là 88,89%. Hộ giàu chỉ có ở hộ chăn nuôi quy mô lớn và trung bình. Điều này tương đối dễ hiểu bởi chăn nuôi quy mô lớn cần có tiềm lực vốn mạnh mà hộ nghèo thì sẽ chưa ưu tiên cho hoạt động chăn nuôi vì còn nhiều nhu cầu khác cần ưu tiên đáp ứng hơn. Nhìn chung, mặt bằng về kinh tế của các hộ chăn nuôi thuộc các quy mô khác nhau có mức thu nhập khá trở lên, tạo cho họ có điều kiện đầu tư cho chăn nuôi tốt hơn, điều kiện ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả.

Các chủ hộ tham gia trả lời phỏng vấn chủ yếu là nam giới (81/120) chiếm 73,33%, là người có nhiều quyết định trong hoạt động đầu tư chăn nuôi của gia đình ở tất cả các giai đoạn. Nhìn chung, những người nông dân được phỏng vấn thường ở tầm tuổi trung niên nên tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn và họ có xu hướng tận dụng triệt để chất thải từ chăn nuôi. Tuổi bình quân của họ chênh lệch nhau không nhiều trong khoảng từ 44 – 47 tuổi. Kinh nghiệm chăn nuôi của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn là 9,7 năm; quy mô trung bình và nhỏ là 8,6 năm. Thời gian chăn nuôi phản ánh kinh nghiệm của chủ hộ trong việc chăm sóc vật nuôi và cũng ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi lợn được điều tra có hoạt động sản xuất đem lại thu nhập chính khác nhau, nhưng nhìn chung thì hoạt động chăn nuôi, trồng trọt vẫn là hoạt động phổ biến nhất ở các hộ. Ngành nghề chính của chủ hộ có sự khác biệt giữa hai nhóm quy mô lớn và nhỏ: Ngành nghề chính của các chủ hộ quy mô lớn là chăn nuôi còn quy mô nhỏ là trồng trọt. Kết quả này hoàn toàn phù

hợp với thực tế ước tính thu nhập từ chăn nuôi năm 2015 trong bảng 4.4 của hộ, cụ thể là thu nhập của nhóm hộ quy mô lớn bình quân khoảng 120 triệu đồng/năm; nhóm quy mô nhỏ chỉ gần 30 triệu đồng/năm. Giải thích cho kết quả này là do mỗi hộ xác định một lĩnh vực chuyên sâu cho gia đình mình, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, đất đai, nguồn vốn sẵn có. Tùy vào quy mô chăn nuôi, mức thu nhập đó là khác nhau, chăn nuôi quy mô càng lớn thu nhập càng cao bởi số lượng lợn xuất chuồng mỗi lứa ở các hộ quy mô lớn lớn hơn nhiều so với quy mô nhỏ (giả định giá cả đầu ra trong trường hợp này là ổn định).

Lao động và đất đai là 2 yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn cách thức quản lý phân. Những tài nguyên này thường cung cấp cơ sở cho các chủ trang trại để chọn chế độ phù hợp của sản xuất (Baker 1997; Nelson và Cramb 1998). Số lao động bình quân trên một hộ chăn nuôi lợn được thể hiện trong bảng 4.4 là 3 người tuy nhiên thường chỉ có một người phụ trách chính về chăn nuôi, còn những người khác làm các công việc khác để tăng thu nhập. Theo điều tra, hoạt động chăn nuôi các hộ hoàn toàn tận dụng lao động trong gia đình kể cả quy mô lớn. Công việc chăm sóc, cho ăn, cọ rửa chuồng đều do một người làm hoặc khi cần gấp 2 người thay phiên nhau. Điều này góp phần giải thích cho việc xả thải trực tiếp ra môi trường của những hộ không có biogas. Một vài hộ quy mô vừa và nhỏ trong khu dân cư do hạn chế về người dọn dẹp vệ sinh chuồng trại hoặc không có thời gian thu gom nên thường phụt rửa lẫn lộn cả phân rắn cho chảy ra rãnh mà không cho ra gốc cây bởi diện tích cây ăn quả ít nên không cần nhiều phân, ruộng lúa ở xa nhà nên mất công vận chuyển. Như vậy, số lao động sử dụng cho chăn nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ưu tiên các phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ.

4.1.1.3. Thực trạng chất thải chăn nuôi lợn tại huyện Ứng Hòa

Khối lượng chất thải chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào số lượng vật nuôi trong mỗi cơ sở chăn nuôi. Ước tính được lượng chất thải tạo ra từ hoạt động chăn nuôi là rất quan trọng nó giúp đánh giá được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi hay kế hoạch xây dựng chiến lược chất thải chăn nuôi trong từng hệ thống sản xuất.

Về nguồn thải phát sinh từ các hộ chăn nuôi lợn: Các loại chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi lợn chủ yếu là phân thải và nước rửa chuồng trại. Để ước tính khối lượng chất thải rắn và nước thải phát sinh từ các chuồng nuôi lợn

trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện tôi sử dụng hệ số phát thải đã được các tác giả nghiên cứu từ các công trình trước đó. Nếu tính toán theo hệ số phát thải của Cục Chăn nuôi thì trung bình mỗi con lợn sẽ thải ra 2kg phân/ngày và 0,8 lít nước thải/ngày (Cục Chăn nuôi, 2008).

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Đình Tôn và cộng sự (2010), bình quân một con lợn một ngày thải ra 2,5 kg chất thải rắn và 1,3 kg chất thải lỏng. Từ đó, ta có thể tính toán ước lượng được lượng phân và nước thải thải ra của các cơ sở chăn nuôi trên toàn huyện. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.5:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)