Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

STT Chỉ tiêu ĐVT Tính BQ/hộ

1 Quy mô lớn

Số lượng lợn nuôi Con 86

Lượng chất thải rắn kg/ngày 213,36

Lượng chất thải lỏng kg/ngày 110,95

2 Quy mô vừa

Số lượng lợn nuôi Con 40

Lượng chất thải rắn kg/ngày 100,56

Lượng chất thải lỏng kg/ngày 52,29

3 Quy mô nhỏ

Số lượng lợn nuôi Con 17

Lượng chất thải rắn kg/ngày 43,00

Lượng chất thải lỏng kg/ngày 22,36

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Căn cứ vào số liệu tính toán ở bảng 4.6 có thể thấy, khối lượng chất thải rắn của các hộ chăn nuôi lợn của huyện Ứng Hòa dao động từ 43 – 213 kg/ngày/hộ. Trong đó, các hộ quy mô lớn có mức phát thải bình quân cao nhất với 213,36 kg/ngày, tiếp đó là các hộ có quy mô trung bình với khoảng 101 kg/ngày/hộ và thấp nhất là hộ quy mô nhỏ với 43 kg/ngày/hộ. Điều này khá hợp lý vì có sự khác biệt lớn về số lượng lợn ở mỗi nhóm hộ.

Phân thải của lợn cũng giống như phân thải của các loài vật nuôi khác thường có chưa nhiều các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và một số vi khuẩn gây bệnh. Thành phần chính của phân lợn có chứa khoảng 0,5% N; 0,3% P2O5 và 0,4% K2O (Lê Văn Cát, 2007). Do đó, nếu không được quản lý và xử lý đúng cách phân thải từ các chuồng nuôi lợn sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là cho môi trường nước mặt. Bên cạnh phân thải thì nước thải phát sinh từ các chuồng nuôi lợn sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi bình quân mỗi con lợn phát sinh khoảng 0,4 m3/ngày (bao gồm cả nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Nước thải từ các chuồng nuôi lợn có lẫn thức ăn thừa, phân thải nên hàm lượng chất rắn, các hợp chất hữu cơ của Nitơ và Phốtpho cao do đó có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn.

4.1.2. Thực trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi lợn

4.1.2.1. Các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong huyện Ứng Hòa đã tập trung đầu tư, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá với quy mô lớn, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp,… cho nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến ở các khu dân cư. Để khắc phục tình trạng này chăn nuôi đã và đang từng bước tổ chức theo hướng xây dựng các trang trại, gia trại xa khu dân cư và xử lý chất thải bằng biogas. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi hầu hết vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư và chuồng trại được xây dựng trên đất ở của gia đình. Vậy nên tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trên địa bàn huyện đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền xã, huyện,…

Chất thải từ các hộ chăn nuôi lợn của huyện Ứng Hòa được xử lý với nhiều biện pháp khác nhau tùy theo điều kiện và đặc điểm của các hộ. Tỷ lệ các hộ thải bỏ trực tiếp chất thải ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức cao tập trung chủ yếu ở nhóm quy mô nhỏ. Thực tế có những hộ sử dụng kết hợp các biện pháp, nhưng vẫn có một lượng nước thải chưa qua xử lý bị thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường.

Về cách xử lý chất thải hỗn hợp (nước tiểu, nước rửa chuồng, chất thải rắn) và chất thải rắn của các hộ điều tra khá giống nhau và dòng chu chuyển chất thải được mô tả ở sơ đồ 4.1. Có 110/120 hộ lưu trữ hỗn hợp này và sử dụng 100% hỗn hợp này cho lên men yếm khí tạo khí gas, 10 hộ còn lại lưu trữ trong hồ chứa cạnh chuồng nhưng chất lỏng của nó dần tràn ra môi trường một cách thụ động. Sản phẩm sau biogas (hay còn gọi là phụ phẩm KSH) được sử dụng làm phân bón cho cây trồng bởi các hộ ở đây hầu hết làm nông nghiệp, hộ nào cũng có ruộng, nhiều hộ còn có vườn cây ăn quả trồng xung quanh ao do đó có thể thuận tiện tận dụng nguồn phân bón này. Những hộ có ao nuôi cá thì bã thải được đưa xuống ao, bã thải sau biogas đã loại bỏ được khá nhiều mầm bệnh đó nó là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho thủy sản, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn này sẽ thay thế một phần cho các loại thức ăn công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, bên cạnh lợi ích về môi trường.

Sơ đồ 4.1. Dạng chất thải và dòng chu chuyển chất thải rắn, lỏng trong chăn nuôi lợn

Sơ đồ 4.1cho thấy có hai dạng chất thải chủ yếu được thải ra từ hoạt động chăn nuôi đó là phân và nước tiểu của lợn. Một phần phân rắn được thu gom lại để bón cây hay để bán hoặc có thể không thu gom mà trộn lẫn phân rắn với nước tiểu, nước cọ rửa chuồng. Hỗn hợp này được cho qua hầm biogas là chủ yếu bởi hộ ít dùng phân tươi bón cây bởi không tốt cho quá trình hấp thụ chất dưỡng của cây trồng. Trong hầm biogas, hỗn hợp chất thải chăn nuôi được xử lý tạo ra khí gas và phụ phẩm (sản phầm đầu ra thứ hai của hầm biogas). Phụ phẩm KSH bao gồm nước thải và bã thải, có thể sử dụng cho cây trồng hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau biogas đã giảm đáng kể nồng độ chất gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)