Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của
4.2.4. So sánh hiệu quả các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn
Trong phạm vi của đề tài, mức chiết khấu được lựa chọn để tính toán và so sánh các phương án xử lý chất thải là 10%. Đây là mức chiết khấu đã và đang được sử dụng trong nước cho các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi, mức chiết khấu này đảm bảo an toàn cho kết quả nghiên cứu của đề tài. Hiện nay, mức lãi suất danh nghĩa trên thị trường tài chính cụ thể là cho vay để hoạt động sản xuất kinh doanh dao động trong khoảng 10 – 12%, lãi
suất thực trả sẽ thấp hơn cho nên tỷ chiết khấu 10% sử dụng cho đề tài là tương đối hợp lý.
Bảng 4.28. Tổng hợp lợi ích – chi phí của các phương án (t = 15 năm, r=10%)
STT Chỉ tiêu ĐVT
Phương án
Biogas Thu gom Kết hợp (biogas + thu gom)
1 Tổng lợi ích Triệu đồng/năm 6,18 3,94 17,73
2 Tổng chi phí Triệu đồng/năm - - -
- Chi phí ban đầu Triệu đồng/năm 13,81 1,65 21,58
- Chi phí hàng năm Triệu đồng/năm 2,09 1,65 8,89
3 NPV Triệu đồng 17,30 15,77 45,66
4 B/C Lần 1,58 2,11 1,51
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã tính toán trong bảng 4.28, ta có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các phương án xử lý chất thải chăn nuôi dựa trên chỉ tiêu NPV với thứ tự lần lượt là phương án kết hợp (biogas + thu gom) rồi đến sử dụng hầm biogas và sau cùng là thu gom. Tuy nhiên, phương án thu gom lại có tỷ suất lợi ích – chi phí cao nhất trong số ba phương án được nghiên cứu cho nên để xem xét phương án xử lý chất thải chăn nuôi thích hợp thì còn cần xem xét đến những khía cạnh môi trường của các phương án.
Nhìn chung, phương án sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi là phương án thích hợp với tất cả các nhóm quy mô chăn nuôi (đề tài nghiên cứu hộ chăn nuôi với quy mô 10 con trở lên) kể cả quy mô nhỏ. Mặc dù hộ phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng chỉ khoảng sau hơn 4 năm là hộ đã hòa vốn, từ năm thứ 5 trở đi lợi ích ròng bắt đầu dương. Hơn nữa, khả năng xử lý chất thải của hầm biogas rất tốt (100% đánh giá phương án sử dụng hầm biogas ở mức tốt), về môi trường phương án đem lại lợi ích tích cực cho cộng đồng, góp phần đáng kể trong giảm phát thải khí nhà kính. Điều kiện ứng dụng biogas không quá khắt khe mà chỉ cần chăn nuôi đủ số lượng (khoảng từ 6 con trở lên); có diện tích đất xây công trình; hiểu biết về công nghệ khí sinh học; có vốn đầu tư. Phương
án sử dụng hầm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho hộ sử dụng. Về hiệu quả xã hội, ứng dụng công nghệ khí sinh học (biogas) góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho hộ nông dân. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas giúp cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu phục vụ cho đun nấu, phân bón, thức ăn chăn nuôi nhờ tận dụng sản phẩm chính và sản phẩm phụ của công trình.
Bên cạnh việc tiết kiệm nhiên liệu, ứng dụng biogas còn giúp tiết kiệm thời gian trong công việc nội trợ. Đối với hộ, trước đây khi chưa ứng dụng công nghệ khí sinh học cho xử lý chất thải thì họ thường dùng than, củi, rơm rạ để đun nấu và một số ít hộ dùng thêm gas công nghiệp. Việc đun nấu bằng các nguyên liệu này trên các bếp hở, hiệu suất thấp lại mất nhiều thời gian và tạo ra nhiều muội, bồ hóng bám vào dụng cụ nấu ăn. Chính vì vậy, hàng ngày họ phải mất thời gian nhiều cho cọ rửa và đun nấu. Việc sử dụng gas từ quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi đã làm cho nhà bếp, cũng như các dụng cụ nấu ăn sạch sẽ và ít phải cọ rửa hơn, thời gian nấu nhanh hơn. Tiết kiệm được thời gian đun nấu, vệ sinh trong nhà bếp người phụ nữ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động tăng thêm thu nhập, chăm sóc gia đình và các hoạt động xã hội
Hộp 4.4. Hiệu quả xã hội từ xử lý bằng hầm biogas
Trước kia chưa ứng dụng biogas, nhà tôi sử dụng bếp gas nhỏ để đun nấu nhưng vì do giá gas cao nên chỉ sử dụng để đun nấu thức ăn hàng ngày, còn cám lợn và nước uống vẫn đun bằng rơm, lá nên vất vả lắm (nhất là những hôm trời mưa). Từ khi ứng dụng biogas công việc đun nấu của gia đình nhẹ nhàng và nhanh hơn (tầm 30phút một bữa). Thời gian tiết kiệm được tôi làm việc ở vườn hoặc chăm sóc gia đình”. Hoàng Thị Loan, thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa.
Đối với phương án thu gom, tỷ số lợi ích - chi phí cao hơn 2 phương án còn lại là bởi không mất chi phí đầu tư xây dựng ban đầu mà chỉ mất chi phí thường xuyên. Lợi ích thu về của năm đầu tiên sử dụng phương án thu gom được hộ hạch toán vào cuối năm, do đó năm 0 phải bỏ ra 1,65 triệu đồng mà chưa thu về lợi ích. Từ năm 1 trở đi, lợi ích thu về của phương án là 3,94 triệu đồng. Theo ý kiến đánh giá của 10 hộ áp dụng phương án này thì có 6 hộ cho là hiệu quả và tốt. Lý do được người dân đánh giá tốt thì có 100% là do thu thêm được kinh phí,
khoảng 26 nghìn đồng/ngày (tính toán theo số liệu điều tra) trong khi đó chỉ có 4 hộ cho là tốt vì giảm thiểu được chất thải bảo vệ môi trường. Mặt khác, có 4 hộ mặc dù đang áp dụng biện pháp thu gom phân nhưng đánh giá hiệu quả của phương án này chỉ ở mức bình thường. Lý do họ đưa ra là thu gom phân khá mất thời gian (bình quân 27 phút/lần) đặc biệt là ở các hộ nuôi nhiều. Mặt khác họ cũng cho rằng phân lợn thường rất khó thu gom đặc biệt là lợn thịt. Thêm vào đó, việc thu gom phân cũng khá vất vả và tương đối bẩn với người thu gom.
Qua quá trình tính toán và đánh giá ở mức chiết khấu 10% và thời gian sử dụng hầm là 15 năm cho thấy phương án kết hợp giữa biogas và thu gom là phù hợp và đem lại hiệu quả cho những hộ chăn nuôi quy mô lớn. Phương án kết hợp đạt được cả hiệu quả môi trường thông qua xử lý triệt để lượng chất thải rắn và lỏng do vậy giảm đáng kể lượng chất thải xả thẳng ra môi trường. Mặt khác, áp dụng phương án kết hợp còn thu được lợi ích tiền mặt do bán phân ngoài những lợi ích hầm biogas mang lại. Tuy nhiên, phương án kết hợp đòi hỏi cần có thời gian nhiều hơn cho vệ sinh chuồng trại, thu gom.
Bảng 4.29. Tổng hợp NPV và B/C khi hệ số chiết khấu thay đổi (t =15 năm)
Phương án Chỉ tiêu ĐVT Hệ số chiết khấu (%)
5 10 12
Biogas NPV Triệu đồng 28.64 17.30 14.05
B/C Lần 1.81 1.58 1.50
Thu gom NPV Triệu đồng 14.05 15.77 13.95
B/C Lần 1.50 2.11 2.08
Kết hợp NPV Triệu đồng 70.18 45.66 38.63
B/C Lần 1.62 1.51 1.47
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.29, chúng ta có thể kết luận phương án xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm biogas là một phương án tốt xét trên hai khía cạnh đó là cá nhân và cộng đồng. Giá trị NPV của phương án biogas ở cả 3 mức chiết khấu (5%, 10% và 12%) đều dương và B/C đều lớn hơn 1. Phương án biogas thích hợp cho cả 3 nhóm quy mô chăn nuôi lớn, trung bình và nhỏ. Điều đặc biệt là phương án sử dụng hầm biogas mang lại lợi ích môi trường lớn, giải quyết được triệt để
lượng phân thải ra, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng phương án này đó là quy mô chăn nuôi phải đủ lớn để có thể vận hành, khai thác hiệu quả từ hầm một cách tốt nhất; phải bỏ ra vốn đấu từ ban đầu tương đối lớn so với thu nhập của hộ (tùy vào dung tích hầm); hơn nữa cần có kiến thức cơ bản về cách vận hành, sử dụng và khai thác lợi ích từ sản phẩm đầu ra của hầm bởi trong quá trình vận hành chủ hộ phải thường xuyên hút cặn bã, hớt váng, thông ống dẫn để đảm bảo quá trình xử lý chất thải được triệt để, lượng khí sinh ra ổn định. Một hạn chế nữa của hầm biogas đó là hầm được các hộ xây chìm dưới đất (dưới nền chuồng) cho nên quá trình sửa chữa, loại bỏ tắc nghẽn gặp phải khó khăn.
Thu gom, mặc dù NPV thấp hơn phương án sử dụng hầm biogas nhưng lại không mất nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Thu gom là lựa chọn phù hợp với những hộ thiếu diện tích đất để xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi và phù hợp với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Hộ chăn nuôi nhiều sử dụng phương án này sẽ không giải quyết hết được chất thải mà gây ô nhiễm môi trường. Kết quả tính toán theo các mức chiết khấu khác nhau cho thấy NPV của phương án thu gom đều dương và tỷ số lợi ích chi phí của phương án thu gom cao nhất trong 3 phương án cho nên phương án có hiệu quả về mặt tài chính.
Phương án kết hợp biogas và thu gom cũng là một phương án khả thi về mặt tài chính, có lợi ích ròng cao nhất. Nhưng trên thực tế phương án này chỉ phù hợp với hộ chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại bởi có đủ lượng phân để vừa vận hành biogas vừa tận dụng bán và sử dụng cho các mục đích khác.
Bảng 4.30. Lợi ích của các phương án xử lý tới không khí chuồng nuôi ĐVT: hộ ĐVT: hộ ST T Lợi ích Biogas (86) Thu gom (10) Kết hợp (24)
1 Làm sạch khuôn viên gia đình 78 0 21
2 Làm sạch chuồng nuôi 80 6 26
3 Giảm mùi hôi của chuồng nuôi 64 4 20
4 Giảm bụi, bồ hóng, khói trong nấu
ăn 86 10 24
Nhìn chung lợi ích môi trường của phương án biogas và phương án kết hợp là cao hơn phương án thu gom. Phương án thu gom cũng đem lại lợi ích kinh tế dương nhưng nếu xét về lợi ích của phương án trong dài hạn thì có khả năng không ổn định do nhu cầu phân lợn cho cây trồng và một số mục đích khác có thể thay đổi. hay nói cách khác khi phân lợn không thể tiêu thụ được thì phương án thu gom tỏ ra không hiệu quả.