Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ứng Hòa là một trong những huyện trọng điểm của thành phố Hà Nội về phát triển chăn nuôi tập trung, trong đó điển hình phải kể đến là 2 xã Vạn Thái và Sơn Công. Nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra các hộ chăn nuôi lợn thương phẩm với các quy mô khác nhau và cán bộ địa phương trên địa bàn xã Vạn Thái

và Sơn Công, đây là 2 xã điển hình có mức độ chăn nuôi lợn phát triển mạnh, chất thải chăn nuôi gây áp lực lớn với môi trường.

3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương qua các năm; thư viện của khoa/trường; các tạp chí khoa học, sách báo, khóa luận liên quan tới xử lý chất thải chăn nuôi; thông tin từ mạng internet về các vấn đề có liên quan đến các vấn đề về môi trường trong chăn nuôi lợn, xử lý chất thải chăn nuôi lợn và thực trạng áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra chọn mẫu: Đề tài thực hiện với mẫu điều tra bao

gồm các hộ gia đình đang chăn nuôi nuôi lợn theo hướng hàng hóa trên địa bàn xã Vạn Thái và Sơn Công. Quá trình phỏng vấn ngẫu nhiên được tiến hành tại 120 hộ trong tổng số 415 hộ chăn nuôi lợn (có quy mô từ 10 – 100 con) trên địa bàn các xã. Trong phạm vi của đề tài, chỉ nghiên cứu lựa chọn xử lý chất thải của nhóm hộ từ 10 con trở lên. Và dựa vào quy mô chăn nuôi, các hộ nông dân được phân tổ thành 3 nhóm thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4. Số lượng các mẫu điều tra

Tiêu chí Số lượng mẫu điều tra

Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (10 – 20 con) 20

Hộ chăn nuôi quy mô trung bình (21 – 50 con) 36

Hộ chăn nuôi quy mô lớn (51 – 100 con) 64

Tổng 120

Xây dựng phiếu điều tra bằng việc lập bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi lợn cho các quy mô khác nhau; chi phí đầu tư cho xử lý chất thải cũng như lợi ích nhận được khi chất thải chăn nuôi được xử lý bằng các phương án,…trong đó có kèm theo các câu hỏi mở để biết thêm thông tin, ý kiến đề xuất của hộ về quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi. Từ đó tiến hành điều tra, phỏng vấn thử đối với một số hộ theo bảng hỏi và thông qua điều tra thử tiến hành sửa lại bảng câu hỏi cho hoàn thiện hơn. Tiếp theo chọn mẫu và xác định

các đối tượng điều tra. Sau đó, điều tra toàn bộ số hộ dựa trên số lượng mẫu đã xác định bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

a. Phương pháp xử lý

+ Số liệu sau khi thu nhập được làm sạch, nhập vào máy tính và phân tổ, tổng hợp theo các tiêu thức khác nhau trên phần mềm Excel.

+ Tính toán và xác định số tuyệt đối, tương đối, bình quân, …

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhauđể phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong lĩnh vực kinh tế xã hội, thống kê mô tả được vận dụng chủ yếu nhắm mô tả dữ liệu thông qua các số liệu thu thập được.

Trong đề tài, phương pháp này được áp dụng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu và thực trạng chi phí, lợi ích của các phương án xử lý chất thải mà các chủ hộ áp dụng trong chăn nuôi. Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để khảo sát quy mô, mức độ, cơ cấu từ đó phân tích đánh giá tình hình xử lý chất thải của các hộ cũng như các yếu tố ảnh hưởng.

c. Phương pháp so sánh

Để có thể đánh giá được lợi ích, chi phí và hiệu quả các phương án xử lý chất thải chăn nuôi được các chủ hộ áp dụng tại huyện Ứng Hòa đồng thời phân tích được các nguyên nhân và hạn chế đối với những khó khăn mà các hộ chăn nuôi đang gặp phải trong quá trình lựa chọn các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn, làm căn cứ để lựa chọn được những phương án khả thi ứng với từng quy mô, căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi thông qua phương án xử lý thích hợp với điều kiện của hộ. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa các nhóm hộ về mức độ chất thải chăn nuôi lợn thải ra môi trường; so sánh lợi ích thu được, chi phí đầu tư cho việc xử lý chất thải chăn nuôi của các phương án xử lý khác nhau.

d. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

Các phương án xử lý chất thải chăn nuôi trong đề tài được xem xét trên hai góc độ: cá nhân và cộng đồng. Thông qua điều tra thu thập số liệu, nghiên

cứu sử dụng phương pháp này để tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi, cụ thể là phân tích các chỉ tiêu về lợi ích – chi phí của hộ khi áp dụng các phương án xử lý chất thải trong chăn nuôi thông qua các chỉ tiêu như NPV, B/C. Trên cơ sở đó, đánh giá thêm lợi ích về môi trường mang lại khi áp dụng các phương án để quyết định phương án phù hợp với từng nhóm hộ.

Trong khuôn khổ bài luận văn, tôi không sử dụng chỉ tiêu IRR là do trong quá trình tính toán chỉ tiêu này chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu (r) duy nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu là một nhân tố động, nó biên đổi theo thời gian. Thời gian của các phương án xử lý chất thải được tính toán t = 15 năm, đây là thời gian dài hạn nên chỉ tiêu IRR không còn phù hợp. Hạn chế khác của chỉ tiêu IRR là phải biết được tỷ lệ chiết khấu của phương án, để đánh giá được phương án thông qua IRR thì ta phải so sánh với tỷ lệ chiết khấu. Không biết tỷ lệ chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho phương án thì IRR sẽ không còn giá trị.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi của hộ

- Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải từ chăn nuôi lợn của hộ; - Số hộ chăn nuôi tiến hành phân tách chất thải rắn và lỏng;

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi không xử lý chất thải thải ra cống rãnh, sông, suối, ao, hồ;

- Tỷ lệ hộ lựa chọn phương án thu gom chất thải rắn; - Tỷ lệ hộ chăn nuôi có sử dụng hầm biogas;

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi lựa chọn phương án kết hợp (biogas + thu gom).

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Sử dụng thang đo với 5 mức độ trả lời từ 1 đến 5 ứng với rất không đồng ý; không đồng ý; không có ý kiến; đồng ý; rất đồng ý để đo lường các thuộc tính của từng phương án xử lý chất thải.

- Chi phí của các phương án

- Lợi ích kinh tế của các phương án - Các chỉ tiêu trong phân tích CBA:

              n t t t n t t t r C C r B NPV 1 0 0 (1 ) (1 ) Trong đó:

 Bt, Ct lần lượt là lợi ích và chi phí năm thứ t

 Co là chi phí đầu tư ban đầu

 r là hệ số chiết khấu

 t: thời gian tương ứng

 n là tuổi thọ của dự án

Với tiêu chí giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế nếu NPV > 0; dự án bị từ chối nếu NPV < 0 và tiêu chuẩn hiệu quả là NPV → Max.

NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến trong phân tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này để đo lường khả năng sinh lời bằng tiền của dự án. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của hệ số chiết khấu. Vì vậy, khi sử dụng NPV trong quá trình phân tích phải chú ý đến mặt hạn chế này bằng cách xác định hệ số chiết khấu thích hợp cho dự án đang phân tích.

+ Tỷ suất lợi nhuận (B/C): Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được

chiết khấu. Thông qua chỉ tiêu này người ta xác định một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Công thức xác định:

        n t t t n t t t r C C r B C B 1 0 1 ) 1 ( ) 1 (

Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là: B/C > 1 Tiêu chuẩn hiệu quả là B/C → max.

- Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu hiệu quả xã hội

- Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu hiệu quả môi trường: là các chỉ tiêu thể hiện đánh giá của các hộ chăn nuôi về tác động môi trường của các phương án xử lý chất thải tới môi trường đất, nước, không khí xung quanh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA

4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Cùng với tình hình phát triển nông nghiệp chung của cả huyện, đã dần có sự thay đổi trong cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ dần chuyển sang chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại. Mặc dù đã có nhiều trang trại quy mô vừa và lớn được hình thành và phát triển ở Ứng Hòa song chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm phần lớn, ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều trang trại chăn nuôi theo mô hình VAC với nhiều loài vật nuôi (gà, vịt, ngan, lợn). Huyện đã hình thành khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, đó cũng là khu chăn nuôi trọng điểm của thành phố, nơi đây tập trung những trang trại quy mô lớn và vừa, chủ yếu là các trang trại chuyên môn hóa tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế do gặp phải khó khăn trong công tác di dời, quy hoạch.

4.1.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong khoảng 10 năm trở lại đây đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cải thiện mức sống của người dân. Nhờ các chính sách hỗ trợ về vốn, con giống, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… cho người chăn nuôi nên chăn nuôi lợn đã phát triển về cả số lượng đầu con cũng như khối lượng xuất chuồng. Thể hiện cụ thể qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Ứng Hòa năm 2013 - 2015

STT Chỉtiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm2015 SL (con) CC (%) SL (con) CC (%) SL (con) CC (%) Tổngđàn 93.710 100,00 95.853 100,00 109.953 100,00 1 Lợn nái 14.118 15,07 14.260 14,88 15.509 14,11 2 Lợn thịt 79.344 84,67 81.350 84,87 94.158 85,63 3 Lợn đực 248 0,26 237 0,25 286 0,26

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Ứng Hòa (2015)

Theo số liệu thống kê của huyện Ứng Hòa, trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng đàn lợn có xu hướng tăng từ hơn 93.000 con lên tới gần 110.000 con. Sự

tăng lên về số hộ chăn nuôi lợn của huyện cũng đồng thời kéo theo sự tăng lên về số đầu con, trong đó chủ yếu tăng số lượng lợn nái và lợn thịt.

Nguyên nhân gia tăng số lượng lợn thịt là do thịt và sản phẩm thịt là nguồn thực phẩm quan trọng, nhu cầu tăng về các sản phẩm này càng cao trong điều kiện dân số tăng và đời sống ngày càng được nâng cao. Nắm bắt nhu cầu của thị trường người chăn nuôi lựa chọn mở rộng quy mô, tăng số lượng lợn thịt thương phẩm. Mặc dù giá cả thị trường đầu ra trong những năm gần đây có những biến động mạnh, cụ thể là mức giá bán lợn thịt cao nhất trong năm 2015 vào khoảng trên 53 nghìn đồng/kg) còn mức giá thấp nhất chỉ khoảng 42 nghìn đồng/kg và khi đó lượng thịt lợn tiêu thụ chậm nhưng đa số người chăn nuôi vẫn duy trì và tăng đàn.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê trên địa bàn huyện, những năm gần đây chăn nuôi lợn phát triển theo xu hướng chăn nuôi lấy lợn thịt hơn là chỉ gây giống để bán. Để chủ động hơn trong cung ứng giống nuôi cũng như tiết kiệm chi phí về giống, vẫn có nhiều hộ nuôi lợn nái. Các hộ đó chăn nuôi theo hướng kết hợp giữa nuôi lợn nái đẻ con và chăm lợn con đến khi lớn để bán thịt. Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ từ 10 – 20 con lợn thịt thường nuôi kèm 1-2 lợn nái với mục đích sản xuất giống tại chỗ và nuôi cho tới khi xuất bán thay vì bán lợn con. Theo điều tra, một số hộ cho rằng nuôi lợn con đến thời điểm tách sữa bán đi được lãi hơn là nuôi lợn con đến khi đủ trọng lượng bán thịt (90 - 100kg) bởi khả năng gặp rủi ro về giá đầu ra rất cao, hơn nữa không có đủ thời gian chăm sóc. Đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa (21 – 50 con) thường nuôi khoảng 5 con lợn nái trở lên; hộ quy mô lớn (51 – 100 con) nuôi khoảng 7 – 10 con lợn nái.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều hộ chăn nuôi chuyên thịt, nhập hoàn toàn giống đầu vào từ các trang trại, giống chủ yếu là giống lợn siêu nạc với giá bán dao động từ 1.200.000 – 1.500.000 (VNĐ). Nhìn chung, ở quy mô hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt là chủ yếu còn số lợn nái tập trung nhiều ở các trang trại quy mô lớn, có các loại hình trang trại là chuyên sản xuất con giống, chuyên thịt và chăn nuôi kết hợp.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng ở huyện Ứng Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, chăn nuôi. Để nghiên cứu đặc điểm của những hộ chăn nuôi lợn thương phẩm, tôi đã tiến hành và điều tra 120 hộ trong tổng số 415 hộ chăn nuôi lợn (có quy mô từ 10 - 100 con). Kết quả được thể hiện như sau:

Điều kiện kinh tế của mỗi hộ cũng như tình hình chăn nuôi của mỗi hộ đều có sự khác nhau. Đa số các hộ có điều kiện kinh tế từ trung bình khá trở lên, thu nhập của các hộ chủ yếu từ chăn nuôi, trồng trọt và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Một vài hộ chỉ kết hợp chăn nuôi với kinh doanh. Ước tính thu nhập bình quân từ chăn nuôi khoảng 120 triệu đồng/năm đối với nhóm hộ quy mô lớn; 61 triệu đồng/năm với nhóm hộ quy mô vừa; nhóm hộ quy mô nhỏ gần 30 triệu đồng/năm. Qua điều tra cho thấy, trong 120 hộ được lựa chọn có tới 41,67% hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, rau quả, kết hợp với cám gạo, cám ngô, nước cơm và phụ phẩm khác. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở nhóm hộ quy mô nhỏ (18/20 hộ hiện đang chăn nuôi bán công nghiệp), bởi điều kiện sản xuất của hộ khó khăn, vốn ít, chủ yếu là tận dụng tránh lãng phí nên không chọn hoàn toàn công nghiệp vì cho rằng chi phí cám đắt đỏ, nuôi ít như vậy sẽ lỗ.

Các kiểu hệ thống nuôi lợn trên địa bàn: Hiện nay các hộ chăn nuôi trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 51)