Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) (%) CC
Tổng số 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00 18.372,78 100,00
1.Đất nông nghiệp 13.122,05 71,42 13.029,19 70,92 13.029,19 70,92
Trong đó đất sản xuất theo mô hình lúa – cá – vịt
32,50 0,25 120,00 0,92 165,00 1,27
2.Đất chuyên dùng 3.332,46 18,14 3.427,67 18,66 3.479,10 18,94
3.Đất khu dân cư 1.098,12 5,98 1.119,68 6,09 1.119,68 6,09
4.Đất chưa sử dụng 820,15 4,46 796,24 4,33 744,81 4,05
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ứng Hòa (2015)
Ứng Hòa là huyện có diện tích đất tự nhiên phân bố tương đối lớn 18.372,78 ha, cơ cấu các loại đất được phân bố khá hợp lý thể hiện qua bảng 3.1. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên (71,42%). Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trũng có khả năng thực hiện mô hình lúa – cá – vịt là 1.303 ha chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, diện tích này nằm ở hầu hết các xã trong huyện.
Diện tích đất chuyên dùng liên tục tăng từ năm 2013 đến năm 2015, năm 2015 chiếm 18,94% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện (53,6%), tiếp đó là đất thủy lợi (29,9%). Đất xây dựng của huyện có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (trung bình 2,1%/năm), cùng với việc xuất hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhưng chỉ chiếm 11,2% tổng diện tích đất chuyên dùng của toàn huyện.
Đất đô thị chiếm 6,73% trong tổng diện tích đất ở của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện có giảm nhẹ qua các năm. Năm 2015 diện tích này là 744,81 ha. Hiện nay trong toàn huyện có 9,65 ha đất bằng và 735,16 ha đất sông ngòi tự nhiên chưa được sử dụng. Đây là những tiềm năng đất đai lớn có thể khai thác trong tương lai, nhất là để nuôi trồng thủy sản.
Ứng Hòa là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, có điều kiện khí hậu thuận lợi để mở rộng nhiều loại mô hình sản xuất, thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nó cũng kéo theo nhiều yếu tố khác như: diện tích đất nông nghiệp bị giảm, đất khu dân cư tăng, giải quyết công ăn việc làm...
Qua bảng 3.2 ta thấy hiện nay dân số của toàn huyện là: 235.508 dân trong đó nữ chiếm 51,6%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2013 – 2015 là 0,57%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện liên lục giảm từ năm 2013 đến nay.
So với các huyện khác lân cận cũng như các địa phương khác nhau trên cả nước, Ứng Hòa có trình độ dân số tương đối cao nhờ thưc hiện vững chắc phổ cập giáo dục. Mặt khác còn có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc tốt.
Năm 2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 109.334 người chiếm 46% tổng dân số. Tổng số lao động làm việc trong các ngành là 86.758 ngườ, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 86,7%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần trong giai đoạn từ 2013 đến nay, trong khi tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Nhìn chung, biến đổi cơ cấu lao động của huyện theo xu hướng tốt. Số lao động có việc làm qua các năm tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 100,42%. Số lao động thất nghiệp giảm qua các năm từ 3,27% xuống còn 3,16% (2015).
Bình quân mỗi năm có khoảng 2300 người bước vào độ tuổi lao động và 1500 người hết tuổi lao động, như vậy mỗi năm có khoảng 800 người bước vào thị trường lao động của huyện.
Nhìn chung cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế: tăng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuần nông trong nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp.
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Ứng Hòa
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT BQ (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1.Dân số 232.856 100,00 234.954 100,00 235.508 100,00 100,57 - Thành thị 16.324 7,01 16.682 7,10 17.183 7,30 102,60 - Nông thôn 216.532 92,99 218.272 92,90 218.325 92,70 100,41 2.Tổng số lao động 107.894 100,00 108.079 100,00 108.334 100,00 100,20 - Trong độ tuổi 103.006 95,47 103.756 96,00 104.000 96,00 100,48 - Ngoài độ tuổi 4.888 4,53 4.323 4,00 4.333 4,00 94,34 - Có việc làm 86.027 79,73 86.507 80,04 86.758 80,08 100,42 - Đi học và nội trợ 18.342 17,00 18.214 16,85 18.156 16,76 99,49 - Thất nghiệp 3.525 3,27 3.358 3,11 3.420 3,16 98,55
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa (2015)
3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của vùng cũng như của đất nước. Theo Max “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng lại tác động trở lại thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng”. Đây là mối quan hệ mật thiết với nhau cùng nhau thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hệ thống thủy lợi: Ứng Hòa là một trong những vùng sản xuất lúa trọng
điểm của Hà Nội, mặt khác địa hình của huyện là vùng chiêm trũng với hệ thống cơ sở vật chất chưa đầy đủ trạm bơm, kênh mương, đường giao thông khá kiên cố: 107 trạm bơm tương ứng với 325 máy và hệ thống kênh mương gồm 8 kênh tiêu, 7 kênh tưới cấp II với tổng chiều dài là 155 km, đường giao thông và chợ thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
Hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt: đã có mạng lưới điện quốc gia
đến từng hộ giai đình. Một số vùng đã sử dụng giếng khoan, ngoài ra sử dụng nhiều nước mưa và nước giếng khơi.
Hệ thống thông tin liên lạc: Ứng Hòa là một trong những huyện có hệ thống thông tin liên lạc tương đối phát triển. Toàn huyện với 28 xã và một thị trấn đều đã có điểm bưu điện văn hóa xã. Hầu hết các hộ gia đình, kể cả vùng nông
thôn đều đã có trang bị đài và vô tuyến truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc như vậy cũng đã có tác dụng tương tối trong việc truyền bá các kiến thức kinh tế, kỹ thuật và kinh tế xã hội cho ngành sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.
Hệ thống giáo dục: huyện Ứng Hòa có mạng lưới trường học được trải đều
trên địa bàn toàn huyện, tất cả các xã đều có trường mầm non và tiểu học. Hầu hết các có trường phổ thông cơ sở, huyện có 4 trường phổ thông trung học. Hiện nay số trường học, lớp học đã đáp ứng được nhu cầu đi học của học sinh. Các ban ngành liên quan đã có kế hoạch xây dựng phát triển mạng lưới trường học cả về số lượng và chất lượng theo chiến lược phát triển kinh tế của thành phố.
Điều kiện về hệ thống giáo dục và sự quan tâm của các ban ngành như vậy đã tạo diều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của người dân trong mọi lĩnh vực, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống y tế: mạng lưới y tế của huyện tương đối phát triển, các xã đều
có trạm y tế, phòng khám, tuy nhiên trang thiết bị và các cán bộ y tế chưa đầy đủ. Mặc dù vậy, mạng lưới y tế của huyện đã đáp ứng được các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương.
Tình hình an nình trật tự xã hội: nhìn chung là tốt, người dân ở đây sống
hiền lành, chịu khó làm ăn cộng với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng an ninh từ cấp cao đến huyện và các thôn xóm nên người dân có thể yên tâm sinh sống và sản xuất kinh doanh. Điều kiện an ninh, trật tự xã hội tốt là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả và ổn định cho sản xuất.
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013 – 2015
Ứng Hòa vốn là huyện xuất phát từ nông nghiệp, diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, do đó trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành Ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tập trung cao của huyện ủy, HĐND và UBND huyện, bên cạnh đó là sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn nên kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng cụ thể ở các lĩnh vực sau:
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 6.167,78 100,00 6.452,71 100,00 7.358,30 100,00 104,62 114,03 109,33 1 Ngành nông nghiệp 2.820,13 45,72 2.849,95 44,17 3.009,54 40,90 101,06 105,60 103,33 2 Ngành CN –XD 1.875,78 30,41 1.988,53 30,82 2.131,70 28,97 106,01 107,20 106,61 3 Ngành TM- DV 1.471,87 23,86 1.614,24 25,02 2.217,06 30,13 109,67 137,34 123,51 II. Một số chỉ tiêu BQ 1 GTSX/người/năm (triệu đồng) 26,49 - 27,46 - 31,24 - - - - 2 GTSX/lao động/năm (triệu đồng) 57,17 - 59,70 - 67,92 - - - -
Các ngành sản xuất đều có giá trị tăng qua các năm, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tổng giá trị gia tăng năm 2015 so với năm 2014 đạt 905,59 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,03%. Trong đó:
- Giá trị tăng thêm từng ngành cụ thể là: Nông nghiệp tăng 159,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%; Công nghiệp xây dựng 14 317 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%; Thương nghiệp dịch vụ 602,82 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 37,34%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 40,90%. Công nghiệp xây dựng chiếm 28,97%, Thương nghiệp dịch vụ chiếm 30,13%, thu nhập bình quân đầu người/năm theo giá thực tế đạt 31,24 triệu đồng/ người/ năm.
Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn giá trị kinh tế nhưng lại có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn các ngành khác. Đây là dấu hiệu tốt cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành nông nghiệp đã được người nông dân cũng như chính quyền địa phương chú trọng đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống có năng suất cao vào sản xuất nên năng suất, sản lượng và giá trị các loại cây trồng vật nuôi ngày càng tăng và mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại đang rất phát triển. Cơ cấu nội bộ ngành cũng đã dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ là hai ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng như nhau sau ngành nông nghiệp. Tuy tỷ trọng thấp hơn nhưng tốc độ tăng trưởng so với ngành nông nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt. Ngành thương mại, dịch vụ tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,51%, ngành công nghiệp xây dựng tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,61%.
Mức thu nhập của người dân có xu hướng tăng qua các năm. Tổng thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2013 đạt 26,49 triệu đồng, năm 2014 là 27,46 triệu đồng và năm 2015 lên tới 31,24 triệu đồng. Như vậy, mức sống của người dân những năm trở lại đây đã và đang ngày càng được cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó cũng thấy được sự nỗ lực của các cấp, các ngành, bộ máy chính quyền đã có sự thay đổi về tư duy trong các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ứng Hòa (2016) Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Ứng Hòa qua các năm (2013 – 2015)
Qua biểu đồ 3.1 ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo.
3.1.2.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu
a. Những thuận lợi
Huyện Ứng Hòa có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cụ thể là trong chăn nuôi. Huyện nằm tiếp giáp với một số tỉnh lân cận khác nên thuận tiện trong việc đi lại, trao đổi buôn bán các sản phẩm chăn nuôi và phát triển thị trường tiêu thụ.
Ứng Hòa có địa hình tương đối bằng phẳng, xen giữa địa hình núi đá vôi nên có thêm nguồn tài nguyên, giúp phát triển kinh tế của huyện.
Khí hậu tương đối ôn hòa, ít thiên tai, lũ lụt. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao nhất và tránh gây thiệt hại cho người dân trong chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Ứng Hòa phát triển tương đối ổn định. Huyện đã đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Kinh tế phát triển tạo tiềm lực để phát triển các ngành nghề khác như y tế, giáo dục,… Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa đã tác động đến sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp.
Chất lượng các ngành y tế, giáo dục, giao thông- vận tải, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Nó giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe để sản xuất, phát triển kinh tế.
Về mặt xã hội, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đầy đủ, có chất lượng tương đối tốt nên trong những năm qua công tác xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao luôn được đảm bảo. Nhờ đó mà đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của người dân trên địa bàn xã được đảm bảo. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao.
b. Khó khăn
Nguồn nước phân bố không đều giữa mùa mưa và mùa khô nên việc cung cấp và khai thác nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt và phát triển kinh tế còn hạn chế.
Mặc dù huyện đang dần phát triển công nghiệp hóa nhưng quá trình này diễn ra vẫn chậm và tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua các năm nhưng vẫn cao; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng mạnh nhất. Về cơ bản kinh tế của huyện phụ thuộc chủ yếu vào ngành nông nghiệp.
Nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện gặp phải khó khăn do thiếu vốn đầu tư dẫn đến tình trạng sản xuất bị hạn chế, chưa phát huy hết được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, huyện có nhiều hộ chăn nuôi nhưng nằm xen kẽ trong các khu dân cư, chăn nuôi trên đất của gia đình và sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu vậy nên việc đo lường chi phí một cách chính xác gặp khó khăn. Đôi khi việc lượng hóa lợi ích môi trường nhận được của các hộ chăn nuôi khi chất thải được xử lý còn khó nhận dạng, phân biệt rạch ròi.
Về mặt xã hội, mặc dù lực lượng lao động trên địa bàn huyện tương đối dồi dào song vẫn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Số lượng lao động qua đào tạo nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Việc kinh tế phát triển đồng thời kéo theo tăng nhiều tệ nạn xã hội. Gây