.Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ DUY XUYÊN (Trang 29 - 32)

Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua, đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh – Việt Nam là một trong số mười quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Ngành dệt May đạt giá trị xuất khẩu hơn 106 tỷ USD trong giai đoạn 2011- 2015, trong đó kim ngạch năm 2015 đạt 27 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), sau 5 năm chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới và nhiều biến động, bất ổn, nền kinh tế của nhiều nước đã bước đầu phục hồi và có những bước phát triển nhất định. Cùng với Kinh tế cả nước, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng vững chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Năm 2013, tổng Kim ngach xuất khẩu đã vượt qua ngưỡng 20 tỷ USD, tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2010 (11.2 tỷ USD). Năm 2014 xuất khẩu toàn ngành đạt 24,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ 2013. Trong 9 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 17.08 tỷ USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu vải đạt 746 triệu USD, tăng 28.7% so với cùng kỳ năm 2014; xuất khẩu xơ sợi các loại đạt 1.907 tỷ USD tăng 1.3% so với cùng kỳ năm 2014; Xuất khẩu vải không dệt đạt 340 triệu USD; nguyên phụ liệu đạt 683 triệu USD. Năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt May đạt 27 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014

Có thể thấy, ảnh hưởng của khủng hoản kinh tế đến xuất nhập khẩu hàng dệt may là không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thay đổi không đáng kể.

*Điểm mạnh:

Trang thiết bị của ngành dệt may đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kì,Mỹ, EU, Nhật Bản… chấp nhận. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu , nhiều tập đồn tiêu thụ lớn trên thế giới.

Giá cơng nhân của ngành may mặc Việt Nam rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu ( khoảng 150000VND). Giá nhân cơng rẻ-> chi phí thấp-> giá thành sản phẩm rẻ  tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.Người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo nên có những sản phẩm u cầu tay nghề thủ cơng rất độc đáo đặc sắc và có sự khác biệt  tạo lợi thế cạnh tranh cũng như vậy giúp Việt Nam có những thuận lợi lớn trong xuất khẩu và trong việc tạo dựng các làng nghề để phát triển ngành.

Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng. Bên cạnh đó ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi nguồn lực.

Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an tồn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngồi. Bản thân việc Việt Nam tích cức tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng.

*Điểm yếu:

May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngồi để xuất khẩu. Trong khi đó, ngành dệt và cơng nghiệp phụ trợ cịn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành May, dẫn đến giá trị tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng trưởng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành May mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành May mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt May là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị. Chính quy mơ nhỏ đã khiến doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khan trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kì, Mỹ, EU, Nhật Bản đều gặp suy thối kinh tế chính trị là những dẫn chứng tiêu biểu.

Mặc khác, giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chun mơn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, so với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may nước ta chỉ bằng 2/3. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, măt hàng cịn phổ thơng chưa đa dạng, năng lực tiếp thị còn hạn chế.

*Cơ hội:

Sản xuất hàng dệt May đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt May về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất,kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kĩ năng từ các nước phát triển.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt howncho hàng dệt May. Việt Nam hiện là thành viên của WTO, đồng thời cũng tham gia kí kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như hiệp định đối tác thương mại Việt – Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN )

Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số hơn 89 triệu dân với mức sống ngày càng ngày càng được nâng cao thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư và các doanh nhân.

Một cơ hội khác trên thị trường dệt May xuất khẩu hiện nay là Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần sự tham gia trong

các lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để gia tăng nguồn lực sản xuất vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, do đó phần nào giảm bớt tính khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường dệt May xuất khẩu mà Việt Nam hiện đang là một chủ thể tích cực. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khao Hoạc Xã hội Việt Nam, có dấu hiệu là ngành dệt may bắt đầu nhận lại được đơn đặt hàng xuất khẩu với số lượng đáng kể.

*Thách thức:

Ngành phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực, con người , vật chất, thơng tin mà cịn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

Một mặt xuất phát điểm của dệt May Việt Nam cịn thấp, cơng nghiệp phụ trợ chư thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới… là thách thức khi hội nhập kinh tế tồn cầu.

Mặt khác mơi trường chính sách cịn chưa thuận lợi. Các văn bản pháp lý của Việt Nam cịn đang trong q trình hồn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng.

Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kĩ thuật, vệ sinh, an tồn mơi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều chống bán phá giá dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ DUY XUYÊN (Trang 29 - 32)