Định hướng ngành dệt May trong năm 2016

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ DUY XUYÊN (Trang 58)

2.4.3 .Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ tại Cơng ty May Hòa Thọ Duy Xuyên

3.2Định hướng ngành dệt May trong năm 2016

Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt May nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng. Năm 2016, mặc dù được dựu báo ngành kinh tế có nhiều khó khăn nhưng ngành dệt May khẳng định sẽ vượt khó để tiếp tục duy trì vị trí qn qn trong xuất khẩu.

Năm 2015 ngành dệt May đã thực hiện nhiều biện pháp để vượt khó khăn, bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu ngành dệt May còn đặc biệt chú trọng phát triển thị trường trong nước và từng bước thực hiện việc tái cấu trúc. Mấy năm trở lại đây ngành dệt May là ngành đi đầu về phát triển thị trường nội địa . Năm 2016, ngành dệt May đang nỗ lực phấn đấu,hứa hẹn một năm phát triển đầy khởi sắc. Bên cạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt đến với người tiêu dung còn phải mở rộng, phát triển hệ thống phân phối, tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận hàng Việt với người tiêu dùng.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Ngành dệt May đạt giá trị xuất khẩu hơn 106 tỷ USD trong giai đoạn 2013 – 2015, trong đó kim ngạch năm 2015 đạt 27 tỷ USD. Trong thời điểm kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay, ngành dệt may đang nhận được khá nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về triển vọng phát triển do dệt may là một trong số ít ngành vẫn giữ được tăng trưởng dương và ổn định.

Tuy có sự cải thiện đáng kể về tỉ lệ nội địa hóa, Song ngành dệt May vẫn cần có sự bứt phá hơn nữa để giảm thiểu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu. Việc sản xuất được nguyên phụ liệu trong những năm tới sẽ giúp ngành chủ động hơn với các hợp đồng xuất khẩu lớn, có giá trị và quan trọng là giảm được rủi ro và sức ép của biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới như năm 2014. Được biết, đến nay ngành

nhập khẩu như trước đây. Các dòng sản phẩm mới như vải, xơ polyester, phụ liệu, sợi… được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.

Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt May năm 2016 là chính thức chinh phục mốc 31 tỉ USD. Để đạt được mục tiêu này, ngành phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Chính sách lương thay đổi, áp lực tỷ giá giữa các quốc gia trong vùng và các ràng buộc kèm theo khi gia nhập FTA khiến một số lợi thế cạnh tranh của ngành cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong bối cảnh đó,giải pháp của ngành dệt May trong năm tới là giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỉ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM, tăng sử dụng các nguyên phu liệu được sản xuất trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, việc mở rộng khai thác thị trường mới đóng vai trị quyết định trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt May. Đại diện Vitas cho biết,chỉ tính riêng trong tháng 10/2015, nhiều doanh nghiệp đã bị giảm đơn hàng từ 15% - 20% so với cùng kì. Tuy khó khăn như vậy, song các doanh nghiệp dệt May vẫn đang tự thân vận động và có những nổ lực tìm cơ hội tại các thị trường mới, giảm phụ thuộc tại các thị trường như: Hoa Kì, châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản… Cụ thể, các doanh nghiệp đã tìm cách xâm nhập và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga… Nếu như trước đây chỉ riêng thị trường Mỹ đã chiếm hết 60% hàng dệt May VN thì hiện tiêu thụ chỉ cịn 52% các thị trường nhỏ trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay nhờ nổ lực của các doanh nghiệp đã nâng lên con số 25%.

Trong số các thị trường mới phải kể đến Hàn Quốc, một thị trường có sức tiêu thụ khá lớn. Sau khi hiệp định tự do thương mại song phương VN – Hàn Quốc kí kết chính là “đồn bẩy” quan trọng nâng kim ngạch thương mại của cả nước trong đó có lĩnh vực dệt May.

Hiện nay Hàn Quốc đứng thứ 4 trong các nước nhâp khẩu dệt May của VN chỉ sau Mỹ,Nhật và EU. Theo sự kiến, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt May sang thị trường này đạt khoảng 5-5,2 tỷ USD.

Bên cạnh việc xuất khẩu những mặc hàng May mặc thông thường, doanh nghiệp Việt Nam đã tăng xuất khẩu sản phẩm May mới, có tính truyền thống như lụa tơ tằm vào những thị trường khó tính, kể cả Trung Quốc.

Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành dệt May vẫn luôn định hướng đi xâu vào thị trường nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt May.

Thị trường nội địa được coi là cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt May trong thời kì khủng hoảng kinh tế. Năm 2015, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt May vẫn tăng trưởng khá. Theo báo cáo của bộ công thương, kết thúc năm 2015,doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp ước đạt 5,6 tỉ đồng tăng trưởng 15%. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt May đã có chổ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa. Lý do khiến người tiêu dung quay tở lại với sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mãi, bảo hành tốt và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.

Năm 2016, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa đặt ra ở mức 18 – 20%. Với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt May…

Với những kinh nghiệm tích lũy được trong năm 2015, trong năm 2016, ngành dệt May sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Hiệp Hội Dệt May khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần tìm hiểu thị trường của từng vùng, lắng nghe ý kiến của người dân để từng bước hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp, phân khúc tại thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh lâu dài.

Tái cấu trúc ngành dệt May hướng tới phát triển bền vững

Để ngành dệt May Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì việc tái cấu trúc ngành là rất cần thiết. Việc tái cấu trúc lại ngành dệt May đã và đang được thực hiện theo hướng sản xuất những sản phẩm sinh thái, sản phẩm kỉ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dung là điều tất yêu. Thực tế, ngay ở thời điểm hiện tại nhiều nước nhập khẩu sản phẩm May của Việt Nam đã xây dựng những tiêu chí về mơi trường, tiêu chí về đảm bảo sức khỏe người tiêu dung… chặt chẽ. Đây không chỉ là

rào cản thương mại khó vượt của các nước nhập khẩu.

Mặt khác, việc tái cấu trúc còn tập trung phát triển ngành theo chiều sâu như đầu tư khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất thơng qua đó giảm số lượng cơng nhân, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động…Điều đáng mừng là một số doanh nghiệp trong ngành bao gồm: Tổng Cơng ty Cổ phần dệt May Hịa Thọ, May Việt Tiến…Đã rất chủ động trong việc đầu tư cho khoa học kĩ thuật, đặt biệt sử dụng phương pháp Lean. Đây là phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiểm năng lượng, giảm chi phí sản xuất giúp tăng lợi nhuận. Cùng đó, tập đoàn dệt May sẽ tiếp tục hướng doanh nghiệp tập trung theo hướng đẩy mạnh thương mại điện tử và nên có định hướng cùng nhau phối hợp xây dựng một sàn giao dịch sản phẩm dệt May điện tử. Khi có một hệ thống hàng hóa được mã hóa, số hóa doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý phân phôi.

Tái cấu trúc lại ngành dệt May không phải là điều dễ dàng,nhưng với những thành quả mà ngành đạt được trong những năm qua thì đây khơng phải là những khó khăn khơng thể vượt qua.

3.3 Một giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty May Hịa Thọ - Duy Xun.

3.3.1. Thực hiện quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học3.3.1.1 Giải pháp tiền mặt 3.3.1.1 Giải pháp tiền mặt

Tiền mặt tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Cơng ty nhưng nó lại liên quan đến nhiều hoạt động của Cơng ty và đặt biệt nó có vai trị quan trọng trong thanh tốn tức thời của Cơng ty.

Chính vì vậy Cơng ty nên xác định một lực lượng dự trữ tiền mặt hợp lí và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết.

Về mặt quản lý: Công ty cần thực hiện các biện pháp quản lý tiền theo hướng kiểm tra chặc chẽ các khoản thu chi hằng ngày để hạn chế việc thất thoát tiền mặt. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ đối chiếu sổ schs để kịp thời điều chỉnh chênh lệch.

Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền, Công ty nên sử dụng các biện pháp:

làm được điều này thì phải thực hiện tốt các cơng tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ qui luật của việc thu chi.

-Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Cơng ty rút ngắn chu kì vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận. Cần tăng tốc độ thu hồi tiền mặt của các khoản phải thu. Để làm được điều này theo em Công ty nên áp dụng các biện pháp như chiết khấu, giảm giá ở một mức độ hợp lý đói với khách hàng quen thuộc để khuyến khích khách hàng thanh tốn trước hay đúng hạn. Ngồi ra Cơng ty còn nên khéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng cách đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn.

-Bên cạnh đó, Cơng ty có thể tận dụng bộ phận tiền mặt chưa sử dụng trong quỹ để kinh doanh. Như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về lãi suất vai, từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

-Ngày nay với sự phát triển của công nghệ ngày càng cao, Công ty nên sử dụng chuyển khoản để thực hiện các dịch vụ mua bán, tăng lượng tiền gởi ngân hàng, hạn chế bớt tiền mặt tại quỹ, giảm bớt rũi ro trong kinh doanh khi bảo quản cất giữu tiền mặt. Góp thêm một phần lãi suất bù đắt bớt phần lãi suất vay.

Trong những năm tới, Công ty cần phải xem xét lại mức dự trữ tiền một cách hợp lý sao cho Cơng ty vwuaf có khả năng thanh tốn vừa có khả năng thanh tốn nhanh các khoản nợ mà lại vừa không bị dư thừa VLĐ.

3.3.1.2 Giải pháp hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty. HTK tăng chủ yếu là do các khoản mục, nguyên vật liệu. Đối với sản phẩm May mặc của Cơng ty May Hịa Thọ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn như vậy thì việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty. Để quản lý tốt và có hiệu quả hàng tồn kho trong thời gian tới Cơng ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Biện pháp đối với nguyên vật liệu:

+ Tổ chức quá trình thu mua, dự trữ nguyên liệu. Tìm các biện pháp hạ giá thu mua tới mực tối thiểu, hạn chế ứ đọng vật tư hàng hóa tránh tình trạng vật tư, hàng hóa bị

cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, đảm bảo về mặt chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn.

+ Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm và tăng vòng vốn quay cho Cơng ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng ngun vật liệu vào trong sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: khối lượng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm và mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu Công ty cần xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Muốn vậy Công ty cần thường xuyên kiểm tra so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế với khối lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho chưa dùng đến, để tổ chức việc cung cấp nguyên vật liệu hợp lý hạn chế lượng nguyên liệu tồn kho, phấn đấu tiến tới tồn kho bằng khơng. Bên cạnh đó để tiết kiệm ngun vật liệu, Cơng ty cần giảm mức tiêu phí ngun vật liệu cho những sản phẩm sai hỏng. Bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất: việc cải tiến công nghệ sản xuất sẽ kéo theo việc thay đổi máy móc thiết bị địi hỏi phải đầu tư thêm vốn, khả năng huy động vốn phụ thuộc vào uy tín của Cơng ty trên thị trường. Khi có nguồn vốn đầu tư rồi thì cơng ty phải sử dụng nguồn vốn đó vào cơng tác cải tiến như thế nào cho hợp lý. Nếu sử dụng tốt thì việc đầu tư, cải thiện sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chi phí sản xuất, hạ được giá thành sản phẩm và tăng doanh thu.

- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Việc xác định sản phẩm dở dang quá thấp sẽ dẫn đến sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thiệt hại do ngừng sản xuất, không thực hiện đúng các hợp đồng đã ký với khách hàng, uy tín Cơng ty sẽ bị giảm suất. Ngược lại nếu xác định quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa, gây lãng phí, giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và phát sinh các khoản chi phí khơng cần thiết làm tăng giá thành của sản phẩm, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Cơng ty trên thị trường. Vì vậy,muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Cơng ty cần tìm các biện pháp phù hợp để quản lý tốt sản phẩm dở dang theo chiều hướng có lợi nhất. Cơng ty có thể thực hiện bằng cách:

thế cho những tài sản đã quá cũ giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm.

+ Tăng cường hơn nữa tính đồng bộ trong sản xuất giữa các bộ phận, các giai đoạn của quá trình sản xuất.

+ Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật như: chi phí nhân cơng, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác.

-Cơng cụ dụng cụ (vật tư)

Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành đều đặn, liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất thì việc cung ứng cơng cụ dụng cụ phải được tổ chức hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư về số lượng, kịp thời về thời gian và đúng về phẩm chất.

Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ DUY XUYÊN (Trang 58)