Bảng 7: Bảng phân tích hàng tồn kho 2013- 2015
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Biến động qua các năm 2014/2013 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức độ (%) Mức độ (%) Hàng tồn kho 4,376,618,932 100 5,174,630,384 100 5,715,299,518 100 798,011,452 18.23 540,669,134 10.45 Nguyên vật liệu tồn kho 3,338,009,195 76.20 4,006,114,667 77.40 4,525,419,197 79.10 668,105,472 20.01 519,304,530 12.96 Chi phí SXKD dở dang 437,661,893 10.00 258,731,519 5.00 457,223,961 8.00 -178,930,374 -40.88 198,492,442 76.72 Công cụ dụng cụ tồn kho 390,599,952 8.92 559,999,988 10.82 312,320,596 5.46 169,400,036 43.37 -247,679,392 -44.23 Thành phẩm 210,599,952 4,88 349,784,210 6,78 420,335,764 7.34 139,436,318 66.20 70,551,554 20.17
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty phải xác định được mức tồn kho sao cho đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục nhưng đồng thời phải không ứ đọng nhiều cũng như không xảy ra tình trạng thiếu hụt. Tuỳ thuộc đặc thù kinh doanh của từng ngành, đặc tính của sản phẩm và khả năng tài chính của Công ty mà tỷ lệ hàng tồn kho là khác nhau. Công ty CP May Hoà Thọ- Duy Xuyên là một đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc thù hoạt động của Công ty là sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xác định của một khách hàng cụ thể, do đó giá trị của khoản mục hàng tồn kho là rất lớn và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng cơ cấu tài sản ngắn hạn. Công ty đang trong thời kỳ tăng trưởng, doanh thu liên tục tăng kéo theo hàng tồn kho không ngừng tăng về giá trị. Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2014 tăng 798,011,452 đồng với tỷ lệ tăng 18.23%, đến năm 2015 tăng nhẹ hơn với giá trị tăng là 540,669,134 đồng và tỷ lệ tăng là 10.45%. Ta có thể dễ dàng lý giải là do quy mô mở rộng, vì thế việc tăng dự trữ hàng tồn kho là để thực hiện các hợp đồng mở rộng thị trường là một điều tất yếu, mặt khác chu kỳ sản xuất của Công ty thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng nên tại một thời điểm nhất định thì luôn tồn tại một lượng lớn sản phẩm dở dang làm cho giá trị hàng tồn kho tăng.
nhau nên cần phân tích cụ thể từng loại hàng tồn kho. Để từ đó doanh nghiệp có hướng quản ký chặt chẽ hơn nữa để không bị mất mát hao hụt và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ để giảm được các chi phí có liên quan.
Quan sát bảng trên ta thấy nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong hàng tồn kho và nó biến động theo xu hướng tăng dần qua ba năm, năm 2014 tăng so với năm trước tăng 668,105,472 đồng, tỷ lệ tăng 20.01%, bước sang năm 2015 vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2014 cụ thể tăng 589,856,084 đồng với tỷ lệ tăng là 13.54%. Sở dĩ nguyên vật liệu tăng mạnh như vậy vì trong năm 2014 Công ty đã nhận được một số đơn đặt hàng với khối lượng lớn. Vì vậy Công ty đã mua nguyên vật liệu nhập kho để kịp thời sản xuất tránh được những rủi ro khi không mua kịp nguyên liệu. Mặt khác, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các đơn đặt hàng này chưa chủ động được bằng nguồn tại chỗ mà phải nhập khẩu, do đó Công ty tăng dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo nguồn cung thực hiện các hợp đồng trên. Công ty có chủ trương dự trữ nguyên vật liệu nhiều hơn để đảm bảo sản xuất ổn định và có thể chấp nhận được sự biến động.
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho ngành dệt May nói chung và Công ty nói riêng. Do đó, việc tăng dự trữ nguyên vật liệu là để nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Là doanh nghiệp sản xuất nên lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho sản xuất, quá trình sản xuất được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, giảm được các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Tuy nhiên phải xác định một tỷ lệ nguyên vật liệu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, giảm tới mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong dự trữ tồn kho.
Đối với khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty thì lại tăng giảm bất ổn định, nếu như năm 2014 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 178,930,374 đồng tương đương lượng giảm 40.88% so với năm 2013 thì năm 2015 lại tăng 76.72% so với năm 2014 tương đương với lượng giá trị là 198,492,442 đồng. Do chu kỳ sản xuất của Công ty thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng nên tại một thời điểm nhất định thì luôn tồn tại lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lượng giá trị
hàng lớn cho khách hàng về các mặt hàng áo sơ mi, quần tây....
Công dụng cụ tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đương với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cũng với một xu hướng biến động bất ổn định nhưng nó lại biến động ngược chiều lại với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể năm 2014 tăng 169,400,036 đồng so với năm 2013 và năm 2015 giảm 247,679,392 đồng so với năm 2014.
Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho để bán hoặc giao thẳng cho người mua. Lượng thành phẩm của công ty tang qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 139,436,318 đồng tương ứng mức tăng 66.2%. Sang năm 2015 tăng 20.17% so với 2014 ứng với lượng giá trị 70,551,554 đồng.
Tóm lại, hàng tồn kho của tổng Công ty qua 3 năm và vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản ngắn hạn, do đó Công ty cần sử dụng các phương pháp xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng, số nguyên vật liệu cần cung cấp, số lần cung cấp trong kỳ từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tránh tình trạng giá trị hàng tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.4.3.Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty May Hòa Thọ - Duy Xuyên 2.4.3.1 Hiệu quả sử dụng VLĐ
Bảng 8: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 2013-2015
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm (2014/2013)Số tiền % Năm (2015/2014)Số tiền %
(1) Doanh thu thuần 32,550,376,070 36,279,070,253 37,430,325,794 3,728,694,183 11.46 1,151,255,541 3.17
(2) Giá vốn hàng bán 25,249,501,548 25,209,910,294 27,504,150,896 -39,591,254 -0.16 2,294,240,602 9.10 (3) LN sau thuế 3,001,569,168 5,312,058,227 6,172,123,157 2,310,489,059 76.98 860,064,931 16.19 (4) VLĐ bình quân 7,757,211,860 9,463,404,759 8,319,213,272 1,706,192,899 21.99 -1,144,191,487 -12.09 Số vòng quay VLĐ (1)/(4) 4.20 3.83 4.50 -0.36 -8.64 0.67 17.36 Kỳ luân chuyển VLĐ 360*(4)/(1) 85.79 93.91 80.01 8.11 9.46 -13.89 -14.79 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (4)/(1) 0.24 0.26 0.22 0.02 9.46 -0.04 -14.79 Tỷ suất LN/VLĐ (3)/(4) 0.39 0.56 0.74 0.17 45.07 0.18 32.17
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động ( số ngày một vòng quay vốn lưu
tốc độ giảm ít hơn tốc độ năm 2014 là 3.83 vòng giảm 0.36 vòng so với năm 2013, năm 2015 tăng 0.67 vòng so với năm 2014 đạt 4.5 vòng ( nghĩa là khi đầu tư bình quân 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 4.5 đồng doanh thu kinh doanh ). Biến động ngược lại với xu hướng của số vòng quay kỳ luôn chuyển vốn lưu động lại tăng ít hơn giảm, năm 2013 một vòng quay vốn lưu động mất 85.79 ngày đến năm 2014 đã phải tốn thêm 8.11 ngày cho một vòng quay, cụ thể tăng lên 93.91 ngày và năm 2015 do số vòng quay tăng lên nên vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 13.89 ngày cụ thể giảm còn 80.01 ngày. Ta thấy tốc độc luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố đó là tổng doanh thu và vốn lưu động bình quân, vì vậy cần xem xét hai nhân tố này để thấy được nguyên nhân của sự biến động này. Trong năm 2014 là một năm có nhiều thuận lợi cho ngành dệt May Công ty May Hoà Thọ- Duy Xuyên cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó cụ thể là quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, điều này dẫn tới doanh thu của Công ty tăng 3,728,694,183 đồng so với năm 2013 ứng với tỷ lệ 11.5%. Thêm vào đó là sự tăng lên của vốn lưu động với tốc độ tăng là 22%. Như vậy mặc dù doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng của nó vẫn chậm hơn so với vốn lưu động điều này đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm và kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm. Bước sang năm 2015 với một kết quả hoạt động tương đối khả quan, doanh thu tăng 1,151,255,541 đồng, tuy lượng tăng là không cao so với năm trước nhưng vốn lưu động lại giảm một lượng tương đối nên tốc độ lưu chuyển vốn lưu động tăng cao so với năm 2014.
Số vòng quay vốn lưu động tương đối, biến động ít, kỳ luân chuyển không cao và có xu hướng giảm, điều này cho thấy vốn lưu động đang được luân chuyển ổn định, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động theo chiều hướng ngày càng một tốt hơn, làm giảm tình trạng ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty còn nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Như đã phân tích ở trên để nhận diện sự thay đổi của hiệu quả sử dụng vốn do tăng doanh thu với các sự thay đổi trong công tác quản lý vốn lưu động từ doanh nghiệp ta tiến hành phân tích các chi tiêu khác để có nhận xét rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
để tạo ra một đồng doanh thu thuần,Công ty cần bỏ ra 0.24 đồng vốn lưu động. Đến năm 2014 thì hệ số này tăng lên 0.26% và giảm mạnh còn 0.22 vào năm 2011. Là một doanh nghiệp mới thành lập được mười năm, quy mô hoạt động còn tương đối nhỏ, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn so với tài sản dài hạn, nên nhìn chung chỉ tiêu này của Công ty là tương đối thấp, ít biến động. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng dần có hiệu quả nguồng vốn lưu động của mình.
*Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Năm 2013 một đồng vốn lưu động của Công ty có thể tạo được 0.39 đồng lợi nhuận. Bước tới năm 2014 do kết quả kinh doanh tăng, chi phí thì tiếp tục tăng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho Công ty, làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng 0.17 tương đương với 0.451%. Bước sang năm 2015 khoản mục này vẫn tiếp tục tăng lên 0.74%. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty là khá ổn định với một tốc độ tăng ổn định qua các năm, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty sử dụng tốt vốn lưu động để tạo ra lợi nhuận.
Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đang khá ổn định, qua đó thấy được sự cố gắn của cán bộ Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tuy nhiên Công ty cũng cần mở rộng thị trường nâng cao doanh thu,xem xét các vấn đề tồn đọng nợ phải trả khách hàng, về dự trữ tồn kho hợp lý hơn để có những biện pháp thích hợp góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng các khoản mục
Bảng 9: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các khoản mục vốn lưu động 2013-2015
ĐVT:đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiềnNăm 2014/2013(%) Số tiềnNăm 2015/2014(%)
(1) Doanh thu thuần 32,550,376,070 36,279,070,253 37,430,325,794 3,728,694,183 11.45 1,151,255,541 3.17
(2) Giá vốn hàng bán 25,249,501,548 25,209,910,294 27,504,150,896 -39,591,254 -0,16 2,294,240,602 9,.10
(3) Hàng tồn kho 4,376,618,932 5,174,630,384 5,715,299,518 798,011,452 18.23 540,669,134 10.45
(4) Các khoản phải thu 3,181,232,584 4,404,831,222 2,360,160,806 859,598,638 27.02 -1,1680,670,416 -41.59
Vòng quay khoản phải thu (1)/(4) 10.232 8.978 15.859 -1.25 -12.25 6.88 76.64 Kì thu tiền bình quân (4)*360(1) 35.18 40.10 22.70 4.91 13.97 -17.40 -43,39 Vòng quay hàng tồn kho (2)/(3) 5.769 4.872 4.812 -0.90 -15.55 -0.06 -1.12 Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho
(3)*360(2) 62.40 73.89 74.81 11.49 18.42 0.91 1.24
tăng trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, năm 2013 là 10.232 vòng trên một năm nghĩa là cứ một đồng các khoản phải thu thì thu được 10.232 đồng doanh thu đến năm 2014 thì giảm xuống còn 8.978 vòng làm cho số ngày một chu kỳ nợ tăng lên 5 ngày nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu ( doanh thu tăng 11.46%, khoản phải thu tăng 27.02%). Vào năm 2015 số vòng quay khoản phải thu tăng, cụ thể tăng 15.859 vòng. Như vậy thời gian chuyển hoá từ doanh số bán hàng thành tiền mặt là ngắn hơn, cụ thể là số ngày một chu kỳ nợ giảm 17 ngày điều này cho thấy chính sách thu hồi nợ khá chặt chẽ của Công ty.
Năm 2013 và 2014 kỳ thu tiền bình quân biến động thất thường, năm 2013 số vòng quay khoản phải thu là 35.18 ngày và tăng lên 40.1 ngày năm 2014 rồi lại giảm xuống 22.7 ngày vào năm 2015. Từ kết quả tính được của kỳ thu tiền bình quân đã một lần nữa cho ta thấy số ngày bình quân doanh số duy trì dưới hình thức phải thu khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển thành tiền tương đối thấp.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra nhận xét sau: Số ngày để thu được các khoản phải thu biến động qua từng năm và có xu hướng giảm vào năm 2015, điều đó chứng tỏ công tác quản lý thu hồi nợ của Công ty đang được cải thiện. Các khoản phải thu qua các năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty và có tác động mạnh mẽ tới tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động, do đó Công ty cần phải quản lý tốt hơn nữa khoản mục này để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, về lâu dài nếu khoản phải thu giảm mạnh thì điều đó có thể làm cho một số khách hàng ít có khả năng thanh toán chuyển sang mua hàng của Công ty khác từ đó làm ảnh hưởng tới doanh thu và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn Công ty. Vì vậy, Công ty nên đánh giá chặt chẽ hơn nữa chất lượng của khách hàng tín dụng hiện tại và khách hàng tiềm năng dựa trên một số tiêu thức như uy tín, khả năng tài chính, thời hạn tín dụng của từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách thu hồi nợ hợp lý hơn nhằm giảm kỳ thu tiền bình quân trong năm tới.
*Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu hoá được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng nếu mức tồn kho quá lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản, các rủi ro do giảm chất
cách hợp lý.
Qua những phân tích ở trên ta thấy, hàng tồn kho là khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty. Trong 3 năm có sự biến động gia tăng về mặt giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn. Vậy hiệu quả hoạt động của khoản mục này như thế nào?