Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Giai đoạn 2014- 2016 tốc độ phát triển các ngành kinh tế chủ yếu bình quân của huyện Lạng Giang đạt 15,87%; trong đó: Ngành nông lâm thủy sản tăng 6,34%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 21,23% và ngành thương mại tịch vụ tăng 21,07%.

Bảng 3.1. Tình hình sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 4.413,9 100,0 4.750,7 100,0 5.385,7 100,0 107,60 113,40 110,46 1. Ngành nông nghiệp 1.589 36,0 1.639 34,5 1.658,8 30,8 103,10 101,20 102,15 - Ngành trồng trọt 762,7 48,0 778,5 47,5 782,9 47,2 102,10 100,60 101,35 - Ngành chăn nuôi 826,3 52,0 860,5 52,5 875,9 52,8 104,10 101,80 102,94 2. Ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.434,5 32,5 1.601 33,7 1.885,0 35,0 111,60 117,70 114,61 3. Ngành thương mại - dịch vụ 1.390,4 31,5 1.510,7 31,8 1.841,9 34,2 108,70 121,90 115,11 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016) 30

Số liệu cho thấy tổng giá trị các ngành kinh tế chủ yếu tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014: 4.413,9 tỷ đồng; năm 2015 là 4.750,7 tỷ đồng; năm 2016: 5.385,7 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm dần qua các năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm: Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

3.1.2.2. Tình hình đất đai

Số liệu bảng 3.2 thể hiện tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Lạng Giang năm 2016, kết quả cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2016, diện tích đất nông nghiệp là 15.874,74ha chiếm 65,8% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang năm 2016

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 24.125,15 100,00

1. Diện tích đất nông nghiệp 15.874,74 65,80 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.624,28 85,82 - Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,28 - Đất trồng cây lâu năm 2.958,59 21,72 1.2 Đất lâm nghiệp 1.556,84 9,80 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 659,93 4,16 1.4 Đất nông nghiệp khác 33,69 0,21 2. Diện tích đất phi nông nghiệp 8.048,88 33,40

2.1 Đất ở 4.031,47 50,09

2.2 Đất chuyên dùng 3.104,07 38,56 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33,00 0,41 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 181,88 2,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 690,06 8,57 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 8,4 0,11 3. Diện tích đất chưa sử dụng 201,53 0,84 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 159,62 79,20 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 41,91 20,80 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2016a)

3.1.2.3. Dân số và lao động

Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm; năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động là 117.663 người (chiếm khoảng 62% dân số), năm 2015 là 119.425 người (chiếm khoảng 62,3%), năm 2016 là 119.876 người (chiếm khoảng 62,8% dân số). UBND huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng tương đối cao và tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng là 59,4%; năm 2015 là 60% và năm 2016 là 60,7%. Trong tổng số lao động nêu trên thì phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, cụ thể số lao động làm trong ngành nông nghiệp năm 2014 là 82.599 người, chiếm 70,2%; năm 2015 là 83.081 người, chiếm 69,6%; năm 2016 là 81.995 người, chiếm 68,4%. Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

Do lao động nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên số lượng người dư thừa nhàn rỗi thường xuyên sau mùa vụ là tương đối nhiều. Phần lớn số lao động này sau mùa vụ đều về các thành phố, thị xã làm thuê. Do vậy trong tương lai cần phải giải quyết số lao động dư thừa trên bằng cách phát triển các ngành nghề, dịch vụ tại địa phương.

Năm 2016, toàn huyện có 191.887 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 897,2 người/km2. Trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng dân số tương đối ổn định ở mức 1,0%/năm. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,19%o và năm 2016 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,21%o. Về chất lượng dân số: Những năm gần đây do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được nâng cao. Lạng Giang có 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 100%. Riêng bậc học mầm non đã thực hiện tốt phổ cập mẫu giáo 05 tuổi. Các đơn vị làm tốt công tác phổ cập tiêu biểu như các xã: Tân Thịnh, Tân Dĩnh, Yên Mỹ, Tân Hưng và thị trấn Vôi (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

33

Bảng 3.3. Tình hình dân số lao động huyện Lạng Giang qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ 1. Tổng số hộ Hộ 52.287 100,0 52.765 100,0 53.098 100,0 100,91 100,63 100,77 + Số hộ nông nghiệp Hộ 35.503 67,9 35.458 67,2 35.47 66,8 99,87 100,03 99,95 + Số hộ phi nông nghiệp Hộ 16.784 32,1 17.307 32,8 17.628 33,2 103,12 101,90 102,51 2. Tổng số nhân khẩu Người 189.779 100,0 191.696 100,0 191.887 100,0 101,01 100,09 100,55 3. Tổng số lao động Lao động 117.663 100,0 119.425 100,0 119.876 100,0 101,50 100,40 100,95 + Lao động nông nghiệp Lao động 82.599 70,2 83.081 69,6 81.995 68,4 100,58 98,69 99,64 +Lao động phi nông nghiệp Lao động 35.064 29,8 36.344 30,4 37.881 31,6 103,65 104,2 103,93 4. Một số chỉ tiêu bình quân + Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 3,62 3,61 3,60 99,72 99,72 99,72 + Bình quân lao động/hộ Người/hộ 2,25 2,26 2,27 100,44 100,44 100,44 + Bình quân lao động NN/hộ Người/hộ 1,58 1,57 1,55 99,37 98,72 99,05 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016a)

3.1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Huyện Lạng Giang có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình là đường bộ, đường sắt, đường sông. Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 1.160 km, trong đó: Quốc lộ gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 41,5 km; đường tỉnh gồm 2 tuyến với tổng chiều dài 28 km; đường huyện có 6 tuyến dài 55,1km; còn lại là đường giao thông nông thôn. Quốc lộ 1A đi qua các xã: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Hương Lạc, Yên Mỹ, Phi Mô, Tân Dĩnh và 02 thị trấn là: Vôi và Kép có tổng chiều dài qua địa bàn khoảng 20km; Quốc lộ 37 và 31 đi qua địa bàn các xã: Hương Sơn, Thái Đào, Đại Lâm dài khoảng 22 km. Tỉnh lộ 295 và 292 đi qua các xã, thị trấn: Tân Hưng, Yên Mỹ, Tân Thanh, Tiên Lục, Mỹ Hà, Tân Thịnh, An Hà, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hưng, Vôi, Kép dài khoảng 28km. Đường huyện có 6 tuyến với tổng chiều dài 55,1km đều đã được nhựa hoá (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường sắt gồm: Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Hạ Long và Kép - Lưu Xá đi qua với tổng chiều dài khoảng 40km với 2 ga trung chuyển là ga Phố Tráng (Phi Mô) và ga Kép. Ngoài giao thông đường bộ, đường sắt huyện Lạng Giang còn có thể khai thác giao thông đường thuỷ trên Sông Thương. Hệ thống này đã tạo thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của huyện với trung tâm các huyện, thành phố khác và trung tâm các xã.

Hệ thống lưới điện: Nguồn điện cung cấp cho huyện Lạng Giang hiện nay chủ yếu lấy từ trạm 110 KV Đồi Cốc (thành phố Bắc Giang). Từ năm 2009 huyện đã bàn giao hệ thống lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và trên địa bàn huyện có 6 xã thuộc dự án điện REII (vay vốn của ngân hàng thế giới WB) nên chất lượng điện khá tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Song với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, nhu cầu sử dụng điện càng lớn, vì vậy trong thời gian tới ngành điện cần tiếp tục có giải pháp đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu: Sông Thương chảy qua các xã phía Bắc và phía Tây của huyện (Xuân Hương, Dương Đức, Mỹ Hà, Tiên Lục, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hoà, Quang Thịnh và Hương Sơn), với tổng

chiều dài 32,5km. Ngòi Bừng có chiều dài khoảng 12,5km, tiêu thoát nước ra sông Thương cho các xã phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam. Ngòi Quất Lâm và ngòi Sàn có chiều dài khoảng 30km, tiêu thoát nước ra sông Lục Nam cho các xã phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam của huyện. Hồ, đập: Tổng số có 35 hồ đập vừa và nhỏ, tưới cho khoảng 577 ha, trong đó loại tưới cho từ 12 ha trở lên có 12 hồ. Các hồ xung yếu tập trung chủ yếu ở xã Hương Sơn và Nghĩa Hưng gồm: Hồ Hố Cao, Đá Đen, Hồ Lầy, Đồng Khuôn, Tài Voòng và Đầm Mây. Hệ thống kênh, mương: Nằm trong hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn, trên địa bàn huyện có khoảng 50 km kênh chính và trên 100 km kênh cấp 2 bao gồm: Kênh G1, G2, G6, G8, G20 chảy qua địa bàn các xã Tân Thanh, Tiên Lục, An Hà, Mỹ Thái; các kênh Y2, Y4 chảy qua các xã Xương Lâm, Tân Hưng và Yên Mỹ. Ngoài ra huyện còn có trên 300 km kênh cấp 3 và nội đồng phân bố ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn. Toàn huyện có 3 trạm bơm lớn: Là trạm bơm Nghĩa Hòa, trạm bơm Bảo Sơn, trạm bơm Xuân Hương- Dương Đức và 60 trạm bơm nhỏ, phục vụ nước tưới cho trên 2.000 ha đất canh tác; các trạm bơm do các hợp tác nông nghiệp và các tổ chức hợp tác dùng nước trên địa bàn quản lý (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo vùng

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác xây dựng nông thôn mới tại 12 xã miền núi trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trưng và đại diện. Cụ thể là phân tích công tác huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong 3 năm liên tiếp: 2013, 2014, 2015 và chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới là xã Yên Mỹ (thực hiện thành công xây dựng NTM), xã Mỹ Thái (mới đạt 9/19 tiêu chí) và xã Đại Lâm (mới xây dựng NTM và số tiêu trí đạt thấp dưới). Từ thông tin và kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điểm rút ra bài học để thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực cho các xã còn lại.

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có trên các trang web có liên quan. Nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính

- Phương pháp điều tra:

+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu: nghề nghiệp, trình độ học vấn, số lao động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, quy mô, đối tượng, hình thức, được hưởng hỗ trợ của nhà nước, tình hình áp dụng TBKHKT mới và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động. Đồng thời có những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có những nhận xét, kiến nghị...

+ Điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số hộ dân. Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành điều tra thật tại các hộ lựa chọn.

- Số lượng điều tra: Đề tài lựa chọn nghiên cứu sâu tại 3 xã với các chỉ tiêu

Bảng 3.4. Thông tin về các đối tượng thu thập thông tin

Đối tượng Số lượng

(người)

Phương pháp thu thập thông tin

1. Người dân 90 Điều tra 2. Cán bộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng NTM 30 Điều tra 3. Doanh nghiệp 6 Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

(1) Người dân: Lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của

Những đóng góp bao gồm: Tài sản đất đai, công lao động, tiền mặt và những đóng góp phi vật chất khác.

(2) Phiếu điều tra cán bộ thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM: Lấy

ý kiến đánh giá của các ban, bộ ngành, tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM thời gian qua trên địa bàn từng xã. Đánh giá về phương pháp huy động…

(3) Doanh nghiệp: Lấy ý kiến đánh giá của tổ chức về kết quả đóng góp

cho xây dựng NTM. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia khoa học trong lĩnh vực huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia của của tư nhân trong hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn từng xã. Lấy ý kiến tư vấn nhắm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình huy động nguồn lực xây dựng NTM.

3.2.4. Phương pháp phân tích a. Phương pháp thống kê mô tả a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để đánh giá mô tả phạm vi nghiên cứu, những đặc trưng của các hộ gia đình được khảo sát và những chỉ tiêu được dùng để đánh giá như: quy mô diện tích, hình thức, đối tượng. Qua đó phản ánh được những nét cơ bản về tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả.

c. Phân tổ thống kê

Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Sau khi đã phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, sẽ rút ra các nhận xét.

d. Phương pháp chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những cán bộ chỉ đạo, quản lý cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.... Từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng chương trình và có hướng giải pháp được chính xác và khách quan hơn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang:

a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)