Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 49)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 24.125,15 100,00

1. Diện tích đất nông nghiệp 15.874,74 65,80 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.624,28 85,82 - Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,28 - Đất trồng cây lâu năm 2.958,59 21,72 1.2 Đất lâm nghiệp 1.556,84 9,80 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 659,93 4,16 1.4 Đất nông nghiệp khác 33,69 0,21 2. Diện tích đất phi nông nghiệp 8.048,88 33,40

2.1 Đất ở 4.031,47 50,09

2.2 Đất chuyên dùng 3.104,07 38,56 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33,00 0,41 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 181,88 2,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 690,06 8,57 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 8,4 0,11 3. Diện tích đất chưa sử dụng 201,53 0,84 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 159,62 79,20 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 41,91 20,80 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2016a)

3.1.2.3. Dân số và lao động

Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm; năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động là 117.663 người (chiếm khoảng 62% dân số), năm 2015 là 119.425 người (chiếm khoảng 62,3%), năm 2016 là 119.876 người (chiếm khoảng 62,8% dân số). UBND huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng tương đối cao và tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng là 59,4%; năm 2015 là 60% và năm 2016 là 60,7%. Trong tổng số lao động nêu trên thì phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, cụ thể số lao động làm trong ngành nông nghiệp năm 2014 là 82.599 người, chiếm 70,2%; năm 2015 là 83.081 người, chiếm 69,6%; năm 2016 là 81.995 người, chiếm 68,4%. Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

Do lao động nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên số lượng người dư thừa nhàn rỗi thường xuyên sau mùa vụ là tương đối nhiều. Phần lớn số lao động này sau mùa vụ đều về các thành phố, thị xã làm thuê. Do vậy trong tương lai cần phải giải quyết số lao động dư thừa trên bằng cách phát triển các ngành nghề, dịch vụ tại địa phương.

Năm 2016, toàn huyện có 191.887 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 897,2 người/km2. Trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng dân số tương đối ổn định ở mức 1,0%/năm. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,19%o và năm 2016 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,21%o. Về chất lượng dân số: Những năm gần đây do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được nâng cao. Lạng Giang có 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 100%. Riêng bậc học mầm non đã thực hiện tốt phổ cập mẫu giáo 05 tuổi. Các đơn vị làm tốt công tác phổ cập tiêu biểu như các xã: Tân Thịnh, Tân Dĩnh, Yên Mỹ, Tân Hưng và thị trấn Vôi (UBND huyện Lạng Giang, 2016a).

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 49)