Thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tạ

4.1.2. Thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các

xã miền núi huyện Lạng Giang

4.1.2.1. Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính a. Kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được tổng hợp tại bảng số liệu 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương)

1.1. Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ 20 1.2. Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định 20 2. Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 30 3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 20 4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10

Tổng 100

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2010)

Như vậy, theo quy định trên, vốn ngân sách sử dụng cho xây dựng nông thôn mới chiếm 40% tổng vốn đầu tư và vốn huy động của người dân chỉ chiếm 10%. Số liệu bảng 4.3 cho thấy kế hoạch bố trí vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang. Qua đó thấy, vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả ngân sách Trung ương, tỉnh và ngân sách huyện) chiếm 73,88%; vốn huy động của người dân chiếm 26,12%.

Bảng 4.3. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011 – 2016 huyện Lạng Giang

Diễn giải Số lượng (1.000đ) Cơ cấu (%)

1. Vốn ngân sách Nhà nước 34.482.000 73,88 - Ngân sách Trung ương và tỉnh 27.100.000 78,59 - Ngân sách huyện 7.382.000 21,41 2. Vốn huy động của người dân 12.190.591 26,12

Tổng 46.672.591 100,00

Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016b)

Vậy, có thể thấy, nguồn vốn chủ yếu cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang là vốn ngân sách và vốn đối ứng, không có vốn từ nguồn tín dụng và vốn từ các doanh nghiệp hay các loại hình kinh tế khác. Qua tìm hiểu được biết, việc Lạng Giang chưa thu hút được các nguồn vốn từ các

doanh nghiệp trên địa bàn, nguyên nhân là do huyện trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào công tác huy động nguồn lực từ dân, chưa thật sự chú trọng đến việc triển khai các chính sách, chủ trương cụ thể để kêu gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Được biết, trong thời gian tới, huyện Uỷ và Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đang chuẩn bị phát động phong trào “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới” nhằm thu hút nguồn vốn và các nguồn lực khác từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cho xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.4. Nhu cầu về nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới tại các xã nghiên cứu đến năm 2016

STT Điểm nghiên cứu Số lượng (1.000đ) Cơ cấu (%)

1 Yên Mỹ 10.371.204 38,48 2 Mỹ Thái 7.100.000 26,34 3 Đại Lâm 9.482.000 35,18

Tổng 26.953.204 100,00

Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016b)

Thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016, huyện Lạng Giang đã có 12 xã tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Số liệu bảng 4.5 cho thấy kế hoạch phân bổ tài chính cho 3 xã nghiên cứu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Qua bảng kế hoạch tài chính cho thấy, kế hoạch tài chính cho các xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới có sự khác nhau giữa các xã. Bản kế hoạch tài chính này được xây dựng dựa trên năng lực tài chính hiện có của các xã cùng báo cáo đánh giá hiện trạng nông thôn ở các xã. Trong 3 xã điểm nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở Lạng Giang thì Yên Mỹ là những xã có kế hoạch tài chính nhiều nhất; Mỹ Thái là xã có kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới thấp nhất. Xã Mỹ Thái là xã có tỷ lệ vốn Trung ương và tỉnh đầu tư cho xây dựng nông thôn mới chiếm tỷ lệ cao (chiếm 63,38%) trong tổng kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở xã. Xã Đại Lâm là xã có tỷ lệ vốn Trung ương và tỉnh đầu tư cho xây dựng nông thôn mới chiếm tỷ lệ thấp (58%) trong tổng kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở xã; và đây cũng là xã có tỷ lệ vốn huy động của người dân chiếm tỷ lệ cao (30,39%) trong tổng kế hoạch tài chính xây dựng nông thôn mới ở xã.

48

Bảng 4.5. Kế hoạch tài chính cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã nghiên cứu

STT Các xã

Vốn TW và tỉnh Vốn huyện Vốn huy động của

người dân Tổng Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) 1 Yên Mỹ 6.050.000 58,33 1.650.000 15,91 2.671.204 25,76 10.371.204 100,00 2 Mỹ Thái 4.500.000 63,38 1.100.000 15,49 1.500.000 21,13 7.100.000 100,00 3 Đại Lâm 5.500.000 58,00 1.100.000 11,60 2.882.000 30,39 9.482.000 100,00 Tổng 16.050.000 59,55 3.850.000 14,28 7.053.204 26,17 26.953.204 100,00

Có thể thấy, với các xã có kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới với số vốn sử dụng lớn là những xã có hiện trạng nông thôn ở mức thấp với nhiều công trình, hạng mục cần đâu tư xây dựng mới và sửa chữa. Các xã có vốn huy động từ người dân ở mức cao là các xã, ở đó đời sống và mức thu nhập của người dân ở mức cao hơn các xã khác trên địa bàn.

b. Phương pháp huy động tài chính

Để tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang đã triển khai công tác tuyền truyền đến tất cả các ban, ngành, Hội, đoàn thể. Từ đó, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp Hội (chủ yếu là Hội Nông dân), đoàn thể (Đoàn thanh niên) xây dựng kế hoạch, phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Hội nông dân huyện với vai trò nòng cốt trong việc tập hợp các hội viên trong 5 năm đã tổ chức được 162 cuộc tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới, gắn việc thực hiện phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã triển khai cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” ở 100% các chi hội, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của Hội đã thu hút được trên 80% lượt cán bộ, hội viên tham gia. Từ công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng nông thôn mới bằng việc đóng góp ngày công lao động, hội viên phụ nữ thường xuyên tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm...

Tất cả các địa phương trong huyện đã thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng về nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đến các tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức như mở hội nghị tại UBND xã, lồng ghép truyên truyền tại các thôn, đã có 119 cuộc tuyên truyền được thực hiện với hơn 4.000 lượt người dân tham dự. Bình quân mỗi năm, kinh phí tổ chức cho công tác tuyên truyền, mỗi xã được cấp 10 triệu đồng. Hàng quý, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện lại tổ chức các cuộc họp giao ban để nắm bắt tình hình, tiến độ thực hiện; đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện xây dựng NTM ở các xã để trên cơ sở đó thành lập các tổ công tác hỗ trợ cho các xã còn nhiều khó khăn. Ở mỗi xã, trước khi triển khai đều thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện.

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các ngành, các cấp và các địa phương trong huyện Lạng Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh, của Huyện về xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm 2011 - 2016, toàn huyện Lạng Giang đã tổ chức được 36 lớp tập huấn cho gần 6.000 người tham gia, đó là thành viên ban chỉ đạo, tổ giúp việc từ cấp huyện đến thôn về xây dựng nông thôn mới. Và sau 5 năm thực hiện, về cơ bản các xã đều tăng được tiêu chí đạt được. Riêng ở 5 xã điểm của huyện, mỗi xã tăng bình quân 2 – 3 tiêu chí/năm.

Để có đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là nguồn vốn huy động của người dân và của các tổ chức đoàn thể, thời gian qua Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều nội dung đa dạng, phong phú để nâng cao nhận thức của các cán bộ cơ sở và nhân dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Đã có nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng NTM đã được các đơn vị truyền thông chuyển tải đến người dân và các cơ quan quản lý như việc một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới chưa cần vốn cấp bách, hay cơ cấu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa phù hợp... Thông qua công tác tuyên truyền, đã góp phần định hướng dư luận, đồng thời cung cấp thông tin cho Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới kịp thời có những biện pháp chỉ đạo, điều hành, sử dụng và giải ngân vốn một cách phù hợp và có hiệu quả.

Trên Công giao tiếp điện tử của UBND huyện Lạng Giang đã xây dựng chuyên mục về xây dựng NTM với rất nhiều bài viết được cập nhật, đưa tin thường xuyên. Trong đó có nhiều bài viết phân tích tính hiệu quả và kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện. Các bài viết này cũng được phát lại trong các chương trình của đài phát thanh của xã và thông qua các tổ chức đoàn thể trong xã để tuyên truyền đến các hội viên. Qua đó để người dân nhận thức được vai trò của việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của đông đảo cán bộ, nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong dân, và trên cơ sở đó huy

động sức mạnh trong dân, nguồn lực tài chính trong dân để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền được phối hợp một cách lồng ghép giữa việc huy động vốn huy động của người dân và việc huy động nguồn nhân lực, vật lực trong dân cho xây dựng nông thôn mới; kết hợp việc huy động nguồn lực tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Để có được sự thay đổi nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người dân thì công tác tuyên truyền, vận động giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Lạng Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, nội dung, ý nghĩa, cách làm trong xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống văn hoá từ cộng đồng dân cư đến mỗi gia đình.

Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về hiệu quả trong tuyên truyền huy động nguồn lực tài chính STT Chỉ tiêu Nghèo (n=13) Trung bình (n= 54) Khá (n=23) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Hộ tham gia đóng góp tài chính 2 15,38 16 29,63 23 100,00 2 Hình thức tuyên truyền Đài phát thanh 5 38,46 15 27,78 7 30,43 Họp thôn, bản 7 53,85 28 51,85 12 52,17 Người thân 1 7,69 11 20,37 4 17,39 3 Hiệu quả tuyên truyền Hiệu quả 6 46,15 35 64,81 9 39,13 Trung bình 5 38,46 12 22,22 11 47,83 Không hiệu quả 2 15,38 7 12,96 3 13,04 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy trong 90 hộ điều tra có 41 hộ tham gia vào đóng góp tài chính cho công cuộc xây dựng nông thôn mới chiếm 45,55% tổng số hộ điều tra. Đối với thình thức tuyên truyền có 27 hộ biết thông qua đài phát thanh chiếm 30% tổng số hộ điều tra, có 47 hộ biết thông qua họp thôn bản, có 16 hộ biết thông qua người thân. Đánh giá hiệu quả tuyên truyền có 55,55% số hộ được điều tra đánh giá hình thức tuyên truyền hiệu quả, có 31,11% đánh giá trung bình, có tới 13,33% số hộ điều tra đánh giá hình thức tuyên truyền không hiệu quả.

Bằng sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và người dân, phần lớn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các xã đều được cải thiện. Những kết quả ban đầu cho thấy, tại các xã đạt nhiều tiêu chí để dần tiếp cận với xã nông thôn mới, anh ninh chính trị ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn trên địa bàn có nhiều khởi sắc.

Trong 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thông qua đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí đầu tư vào cho người dân; làm tốt dịch vụ sản xuất, cung ứng giống, phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

c. Kết quả huy động tài chính

Để đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 tại các xã điểm của huyện. Hàng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương và tỉnh hỗ trợ, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chỉ đạo các xã điểm căn cứ vào tình hình cơ sở hạ tầng của địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nên được các xã rất coi trọng và tập trung nguồn đầu tư. Các hạng mục thiết yếu được quan tâm gồm: đường giao thông nông thôn, xây dựng và sửa chữa kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản như trụ sở làm việc, UBND xã, trạm y tế xã, nhà văn hoá thôn...

Bảng 4.7. Kế hoạch và kết quả huy động nguồn vốn ngân sách cho xây dựng nông thôn mới cho các xã nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Kế hoạch (1.000đ) Thực hiện (1.000đ) TH/KH (%) 1 Yên Mỹ 7.700.000 6.910.943 89,75 2 Mỹ Thái 5.600.000 5.475.185 97,77 3 Đại Lâm 6.600.000 6.177.480 93,60 Tổng 19.900.000 18.563.608 93,28

Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016b)

Số liệu bảng 4.7 cho thấy kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây dựng nông thôn mới lớn hơn kế hoạch đề ra ban đầu. Để có được kết quả trên, là nhờ sự chỉ đạo của UBND tỉnh và huyện trong việc trích một phần ngân sách của tỉnh, huyện đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Sau khi xây dựng kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)