Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động huy động nguồn lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 37)

xây dựng nông thôn mới

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc, một quốc gia Đông Á, có diện tích tự nhiên 100.140 km2 trong đó khoảng 70% là vùng núi; dân số 50,062 triệu (2009) với mật độ 488 người/km2, Từ một nước nghèo sau chiến tranh, Hàn Quốc nay trở thành một con rồng Châu Á. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 20.000 USD. Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông thôn. Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng NTM. Có thể nói, thành công của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn gắn liền với thành công của phong trào Seamaul (Phùng Hữu Phú, 2009).

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Cả nước có đến 74% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân Hàn Quốc phải gánh chịu và phải tự khắc phục hậu quả. Điều này, làm tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao để phát triển kinh tế vùng nông thôn và ông nhận ra rằng, sự trợ giúp của Chính phủ cũng vô nghĩa nếu người dân không tự giúp chính mình, hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn, ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul. Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul, Chính phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “Đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh”; đối với chính quyền là không được cưỡng ép người dân và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi ích

chung cùng lợi ích của nông dân. Còn nông dân phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình. Năm 1971, các dự án phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra. Đến năm 1972, chiến lược đầu tư được điều chỉnh, Chính phủ đã lựa chọn một nửa số làng đã thực hiện tốt hơn để tiếp tục hỗ trợ trong số 33 nghìn làng của năm 1971. Để khuyến khích hoạt động của từng làng, chính quyền thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2.000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng nhờ đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt nhờ việc phân loại các nhóm làng trong những năm sau đó. Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp, cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn (Phùng Hữu Phú, 2009).

Để khắc phục hạn chế này, các dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý những cán bộ tham nhũng. Tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee đã từng nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul: “…Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng…” và trong quá trình lãnh đạo đất nước ông đã xử lý kiên quyết với tệ tham nhũng. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá cầu cống, điện, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt... bộ mặt nông thôn Hàn Quốc cũng thay đổi nhờ việc ngói hóa, bê tông hóa nhà ở của người dân. Không những thế, Chính phủ còn chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông. Cuộc cách mạng xanh thập niên 70 và cách mạng trắng thập niên 80 của thế kỷ trước trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kỹ thuật canh tác mới, các loại giống mới được đưa vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính sách miễn thuế các mặt hàng như: xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác. Nhờ đó, sức cạnh tranh của nông sản Hàn Quốc được nâng lên, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Mức độ chênh lệch về thu nhập của nông dân và thị dân luôn được duy trì với khoảng cách nhỏ, năm 2010 thu nhập của nông dân bằng khoảng 85% thu nhập thị dân. Sau gần 30 năm

từ đầu thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, phong trào Seamaul qua việc hoạch định chu đáo, đầu tư sáng suốt và nhất là khéo léo giác ngộ nông dân về sự thăng tiến đời sống, đã dấy lên lòng nhiệt thành, tinh thần sáng tạo và nỗ lực chung của nông dân trong việc thực hiện các dự án phát triển nông thôn theo sự lựa chọn của chính họ. Với chất xúc tác của tinh thần hiện tại, Seamaul, cơ sở hạ tầng nông thôn thay thay đổi, thu nhập người nông dân không ngừng tăng lên gần bằng thu nhập thị dân, họ đã tự thay đổi được đời sống của mình và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc (Phùng Hữu Phú, 2009).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Trước khi trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước và đánh bắt cá. Để thoát khỏi tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình cải cách đổi mới đối với nông nghiệp: Phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, cải cách mộng đất, phát triển sản xuất có chọn lọc, phát triển các HTX dịch vụ... Đối với nông thôn chính phủ Nhật Bản có nhiều chính sách trong đó phải kể đến phong trào “mỗi làng một sản phẩm” (phong trào OVOP) được thực hiện ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản). Ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP đó là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Tuấn Anh, 2012).

Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá đó là nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường. Nhờ đó mà nguồn lực tại địa phương được huy động một cách tối đa, và sử dụng có hiệu quả.

Xác định nguyên tắc cho phát triển nông thôn là phải tự lực, sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó thôi thúc người dân tự lực cánh sinh, mỗi làng nghề sẽ chọn ra một sản phẩm chủ lực của mình, có khả năng cạnh tranh nhất và có thị trường rộng nhất để được hỗ trợ về chính sách, vốn nhằm giúp những người tham gia được hưởng lợi ích gia tăng nhiều nhất.

Chính quyền quận Oita đã có những hỗ trợ về kỹ thuật, xúc tiến bán hàng và hệ thống giải thưởng cho những thực hành tốt nhất. Khuyến khích người dân phát huy lợi thế của vùng bằng các khẩu hiệu giúp đổi đời người dân thị trấn Oyama : “ hãy trồng mận và hạt dẻ rồi đi Hawaii”, mặc dù thời điểm đấy mận và hạt dẻ không được khuyến khích, nhưng có tiềm năng mang lại thu nhập cao cho người dân .Thành công ở Oyama được đánh dấu bằng chuyến đi du lịch Hawaii của 16 nông dân. Họ tự bỏ tiền túi. Đời sống ở thị trấn thay đổi rõ rệt. Năm 2000, thị trấn đạt doanh thu 1 tỷ yên từ mận và hạt dẻ bán thẳng chưa qua xử lý. Ngoài ra là khoảng 1,2 tỷ yên từ các sản phẩm chế biến của hai loại nông sản đó. Đó là thu nhập vào loại cao (Tuấn Anh, 2012).

Chính phủ Nhật Bản có các chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm qua kiểm tra sẽ được tiêu thụ tại khu mua sắm Tokiwa, một trong số các chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản. Tại đây các sản phẩm của phong trào OVOP của Hợp tác xã nông nghiệp Oyama đã được trưng bày riêng một khu vực gọi là “Konohana Garten”. Yếu tố chất lượng được đưa lên đầu, không chỉ thể hiện ở công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng mà còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói, luôn bắt mắt và thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng của người tiêu dùng (Tuấn Anh, 2012).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Đài Loan

Cơ quan hợp tác Tái thiết nông thôn là cơ quan đầu não của Chính phủ lập kế hoạch phát triển và điều hành đầu tư cho nông thôn. Hiệp hội nông dân có nhiệm vụ chuyển thông tin về nhu cầu phát triển nông thôn lên Trung Ương và hướng dẫn nhà nước đưa vật tư nông nghiệp, tín dụng và các phương tiện tiếp thị về nông thôn đúng chỗ, đúng lúc (Tuấn Anh, 2012).

Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được chính phủ thực hiện là “chương trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “tăng thu nhập nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “chương trình cải cách ruộng đất giai đoạn 2”. Từ các chương trình này nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và được cụ thể hóa bằng 10 nội dung cụ thể: Cải cách ruộng đất; Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kĩ thuật; Chuyển giao công nghệ mới; Tập huấn các nông dân hạt nhân; Cung cấp vốn đầu tư vào các công trình hiện đại; Tín dụng nông nghiệp; Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng với sự

thay đổi lao động và đầu tư; Dịch chuyển cơ cấu thị trường; Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 37)