3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo vùng
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác xây dựng nông thôn mới tại 12 xã miền núi trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trưng và đại diện. Cụ thể là phân tích công tác huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong 3 năm liên tiếp: 2013, 2014, 2015 và chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới là xã Yên Mỹ (thực hiện thành công xây dựng NTM), xã Mỹ Thái (mới đạt 9/19 tiêu chí) và xã Đại Lâm (mới xây dựng NTM và số tiêu trí đạt thấp dưới). Từ thông tin và kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điểm rút ra bài học để thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực cho các xã còn lại.
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có trên các trang web có liên quan. Nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.
3.2.3.2. Dữ liệu sơ cấp
Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính
- Phương pháp điều tra:
+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu: nghề nghiệp, trình độ học vấn, số lao động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, quy mô, đối tượng, hình thức, được hưởng hỗ trợ của nhà nước, tình hình áp dụng TBKHKT mới và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động. Đồng thời có những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có những nhận xét, kiến nghị...
+ Điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số hộ dân. Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành điều tra thật tại các hộ lựa chọn.
- Số lượng điều tra: Đề tài lựa chọn nghiên cứu sâu tại 3 xã với các chỉ tiêu
Bảng 3.4. Thông tin về các đối tượng thu thập thông tin
Đối tượng Số lượng
(người)
Phương pháp thu thập thông tin
1. Người dân 90 Điều tra 2. Cán bộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM 30 Điều tra 3. Doanh nghiệp 6 Phỏng vấn sâu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)
(1) Người dân: Lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của
Những đóng góp bao gồm: Tài sản đất đai, công lao động, tiền mặt và những đóng góp phi vật chất khác.
(2) Phiếu điều tra cán bộ thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM: Lấy
ý kiến đánh giá của các ban, bộ ngành, tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM thời gian qua trên địa bàn từng xã. Đánh giá về phương pháp huy động…
(3) Doanh nghiệp: Lấy ý kiến đánh giá của tổ chức về kết quả đóng góp
cho xây dựng NTM. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia khoa học trong lĩnh vực huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia của của tư nhân trong hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn từng xã. Lấy ý kiến tư vấn nhắm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình huy động nguồn lực xây dựng NTM.
3.2.4. Phương pháp phân tích a. Phương pháp thống kê mô tả a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để đánh giá mô tả phạm vi nghiên cứu, những đặc trưng của các hộ gia đình được khảo sát và những chỉ tiêu được dùng để đánh giá như: quy mô diện tích, hình thức, đối tượng. Qua đó phản ánh được những nét cơ bản về tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả.
c. Phân tổ thống kê
Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Sau khi đã phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, sẽ rút ra các nhận xét.
d. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những cán bộ chỉ đạo, quản lý cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.... Từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng chương trình và có hướng giải pháp được chính xác và khách quan hơn.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang:
a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính
- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;
- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân;
- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;
- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;
- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;
- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm. b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)
- Kế hoạch huy động đất đai: số m2 và số hộ;
- Kết quả huy động đất đai: thực tế số m2 và số hộ đã hiến đất;
- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động và sử dụng nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra.
c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực
- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI HUYỆN LẠNG DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang
Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 624/KH-BCĐ ngày 31/3/2011 của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;
Huyện ủy, UBND huyện Lạng Giang đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, gồm 25 thành viên, thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 13 thành viên; xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và giao Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, Tổ giúp việc cho Ban quản lý và thành lập Ban phát triển các thôn.
Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới như: Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 10/3/2011 về thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch chi tiết cho từng năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nội dung chỉ đạo triển khai sát với tình hình thực tế của địa phương.
Chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của địa phương mình. Hàng năm, Chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới cho UBND các xã; thành lập các Tổ công tác kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã. Kết quả 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang được thể hiện qua các nội dung sau đây.
4.1.1.1. Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Ủy ban nhân dân huyện, Bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND các xã tham mưu tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn quy hoạch; phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ và nhân dân trong xã, ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn của huyện. Hiện nay, toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đã hoàn thành công tác quy hoạch, trong đó 01 xã đã có quy hoạch chung, 02 xã thực hiện quy hoạch năm 2010, 13 xã thực hiện năm 2011, 7 xã thực hiện quy hoạch năm 2012
(đạt 100% các xã xây dựng nông thôn mới). Tổng số vốn hỗ trợ cho công tác xây
dựng Đồ án quy hoạch của các xã 3.250 triệu đồng.
Công tác lập Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã có sự hướng dẫn cụ thể của Sở Xây dựng và phòng Kinh tế - Hạ tầng; đồng thời có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn của huyện, Ban quản lý các xã với đơn vị tư vấn quy hoạch; vì vậy công tác quy hoạch đảm bảo đúng trình tự, nội dung. Chất lượng Đồ án quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. 4.1.1.2. Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới
Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện quan tâm chỉ đạo; đến nay Đề án các xã điểm về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, được Ban chỉ đạo tỉnh thẩm định. Các xã còn lại đang tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn và xin ý kiến của cán bộ, nhân dân và các cơ quan chuyên môn của huyện đóng góp vào dự thảo Đề án của địa phương.
Năm 2012, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hướng dẫn các xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; theo đó hầu hết các xã đã tiến hành rà soát, điều chỉnh Đề án, kinh phí thực hiện Đề án sau khi điều chỉnh đã giảm khoảng 10% - 30% so với khái toán ban đầu. Ngoài ra UBND huyện đã chỉ đạo các xã lựa chọn các tiêu chí phấn đấu hoàn thành hàng năm và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đến năm 2020.
4.1.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
2011-2020 tại các xã điểm của huyện. Hàng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương và tỉnh hỗ trợ, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chỉ đạo các xã điểm căn cứ vào tình hình cơ sở hạ tầng của địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện.
Tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 38.360,31 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ 14.882,28 triệu đồng (kinh phí Trung ương, tỉnh 12.100 triệu đồng, kinh phí ngân sách huyện 2.700 triệu đồng), kinh phí đối ứng các xã và nhân dân đóng góp 21.860 triệu đồng.
Kết quả trong đến năm 2016, các xã nghiên cứu xây dựng nông thôn mới của huyện đã xây dựng 53 công trình cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
- Về giao thông nông thôn: Đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới 63,346 km. - Về thủy lợi: Các địa phương đã cải tạo và nâng cấp, cứng hóa được 24,279 km kênh mương; xây dựng, tu bổ, sửa chữa và nâng cấp được nhiều công trình thủy lợi gồm bờ bao, bờ vùng, xây dựng cống.
- Về xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao, trụ sở làm việc các xã, Trạm y tế gồm: 11 công trình.
Đến nay, các hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đang được sử dụng hiệu quả.
4.1.1.4. Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
a. Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa
Năm 2011, UBND huyện chỉ đạo thực hiện điểm công tác dồn điền tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ. Sau khi chỉ đạo thành công tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ, năm 2015 UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa và xây dựng chính sách hỗ trợ từ 30-50 triệu/thôn. Kết quả đến năm 2016, UBND huyện đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho công tác dồn điền, đổi thửa tại 19 thôn thuộc 3 xã Yên Mỹ, Hương Sơn và Mỹ Hà. Sau khi thực hiện chỉ đạo dồn điền, đổi thửa xong đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, khoai tây chế biến và các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng thêm thu nhập cho người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
b. Thực hiện mô hình phát triển sản xuất
quan tâm chỉ đạo UBND các xã thực hiện. Đến năm 2016, đã thực hiện hỗ trợ 3.210,28 triệu đồng cho xây dựng 43 mô hình phát triển sản xuất, gồm: các mô hình phát triển sản xuất chăn nuôi, mô hình phát triển sản xuất lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn khoai tây, mô hình phát triển sản xuất nấm, mô hình phát triển sản xuất giống lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn giống lúa... Trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ là 1.800 triệu đồng, Ngân sách huyện hỗ trợ 382,28 triệu đồng và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, các công ty giống cây trồng, vật nuôi trong và ngoài tỉnh) là 1.028 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2016 UBND huyện đã phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa BC15 với quy mô 20ha tại xã Yên Mỹ. Đây là phương pháp tổ chức sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
4.1.1.5. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường
Xác định đây là những nội dung quan trọng, sử dụng lồng ghép các nguồn lực tài chính nên UBND huyện đã yêu cầu các ngành, các địa phương phải ưu tiên thực hiện và đã đạt được một số kết quả, cụ thể:
- Về giáo dục: Sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm