Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tạ

4.1.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang

Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 624/KH-BCĐ ngày 31/3/2011 của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;

Huyện ủy, UBND huyện Lạng Giang đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, gồm 25 thành viên, thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 13 thành viên; xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và giao Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, Tổ giúp việc cho Ban quản lý và thành lập Ban phát triển các thôn.

Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới như: Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 10/3/2011 về thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới huyện Lạng Giang giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch chi tiết cho từng năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nội dung chỉ đạo triển khai sát với tình hình thực tế của địa phương.

Chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của địa phương mình. Hàng năm, Chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới cho UBND các xã; thành lập các Tổ công tác kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã. Kết quả 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang được thể hiện qua các nội dung sau đây.

4.1.1.1. Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân huyện, Bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND các xã tham mưu tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn quy hoạch; phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ và nhân dân trong xã, ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn của huyện. Hiện nay, toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đã hoàn thành công tác quy hoạch, trong đó 01 xã đã có quy hoạch chung, 02 xã thực hiện quy hoạch năm 2010, 13 xã thực hiện năm 2011, 7 xã thực hiện quy hoạch năm 2012

(đạt 100% các xã xây dựng nông thôn mới). Tổng số vốn hỗ trợ cho công tác xây

dựng Đồ án quy hoạch của các xã 3.250 triệu đồng.

Công tác lập Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã có sự hướng dẫn cụ thể của Sở Xây dựng và phòng Kinh tế - Hạ tầng; đồng thời có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn của huyện, Ban quản lý các xã với đơn vị tư vấn quy hoạch; vì vậy công tác quy hoạch đảm bảo đúng trình tự, nội dung. Chất lượng Đồ án quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. 4.1.1.2. Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới

Công tác xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện quan tâm chỉ đạo; đến nay Đề án các xã điểm về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, được Ban chỉ đạo tỉnh thẩm định. Các xã còn lại đang tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn và xin ý kiến của cán bộ, nhân dân và các cơ quan chuyên môn của huyện đóng góp vào dự thảo Đề án của địa phương.

Năm 2012, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hướng dẫn các xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; theo đó hầu hết các xã đã tiến hành rà soát, điều chỉnh Đề án, kinh phí thực hiện Đề án sau khi điều chỉnh đã giảm khoảng 10% - 30% so với khái toán ban đầu. Ngoài ra UBND huyện đã chỉ đạo các xã lựa chọn các tiêu chí phấn đấu hoàn thành hàng năm và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đến năm 2020.

4.1.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

2011-2020 tại các xã điểm của huyện. Hàng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương và tỉnh hỗ trợ, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chỉ đạo các xã điểm căn cứ vào tình hình cơ sở hạ tầng của địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 38.360,31 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ 14.882,28 triệu đồng (kinh phí Trung ương, tỉnh 12.100 triệu đồng, kinh phí ngân sách huyện 2.700 triệu đồng), kinh phí đối ứng các xã và nhân dân đóng góp 21.860 triệu đồng.

Kết quả trong đến năm 2016, các xã nghiên cứu xây dựng nông thôn mới của huyện đã xây dựng 53 công trình cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:

- Về giao thông nông thôn: Đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới 63,346 km. - Về thủy lợi: Các địa phương đã cải tạo và nâng cấp, cứng hóa được 24,279 km kênh mương; xây dựng, tu bổ, sửa chữa và nâng cấp được nhiều công trình thủy lợi gồm bờ bao, bờ vùng, xây dựng cống.

- Về xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao, trụ sở làm việc các xã, Trạm y tế gồm: 11 công trình.

Đến nay, các hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đang được sử dụng hiệu quả.

4.1.1.4. Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

a. Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa

Năm 2011, UBND huyện chỉ đạo thực hiện điểm công tác dồn điền tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ. Sau khi chỉ đạo thành công tại 02 thôn thuộc xã Yên Mỹ, năm 2015 UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa và xây dựng chính sách hỗ trợ từ 30-50 triệu/thôn. Kết quả đến năm 2016, UBND huyện đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho công tác dồn điền, đổi thửa tại 19 thôn thuộc 3 xã Yên Mỹ, Hương Sơn và Mỹ Hà. Sau khi thực hiện chỉ đạo dồn điền, đổi thửa xong đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, khoai tây chế biến và các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng thêm thu nhập cho người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b. Thực hiện mô hình phát triển sản xuất

quan tâm chỉ đạo UBND các xã thực hiện. Đến năm 2016, đã thực hiện hỗ trợ 3.210,28 triệu đồng cho xây dựng 43 mô hình phát triển sản xuất, gồm: các mô hình phát triển sản xuất chăn nuôi, mô hình phát triển sản xuất lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn khoai tây, mô hình phát triển sản xuất nấm, mô hình phát triển sản xuất giống lúa, mô hình phát triển sản xuất cánh đồng mẫu lớn giống lúa... Trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ là 1.800 triệu đồng, Ngân sách huyện hỗ trợ 382,28 triệu đồng và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, các công ty giống cây trồng, vật nuôi trong và ngoài tỉnh) là 1.028 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2016 UBND huyện đã phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa BC15 với quy mô 20ha tại xã Yên Mỹ. Đây là phương pháp tổ chức sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

4.1.1.5. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường

Xác định đây là những nội dung quan trọng, sử dụng lồng ghép các nguồn lực tài chính nên UBND huyện đã yêu cầu các ngành, các địa phương phải ưu tiên thực hiện và đã đạt được một số kết quả, cụ thể:

- Về giáo dục: Sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm xây dựng. Năm 2016 có 51 phòng hoc, phòng chuyên môn, phòng chức năng được xây mới, nâng cấp, sửa chữa, 12 công trình tu bổ khuôn viên được thực hiện với tổng kinh phí đầu tư trên 13 tỷ đồng; sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các xã liên tục phát triển, tỷ lệ học sinh lên lớp ở các cấp học năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học

(phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 85%; chất lượng giáo dục toàn diện trong các

nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2016, toàn huyện có 44/59 trường học đạt chuẩn Quốc gia.

- Về y tế: Trong 05 năm thực hiện Chương trình đã có 10 trạm y tế được

cải tạo, nâng cấp, với tổng kinh phí đâu tư xây dựng trên 8 tỷ đồng. Đến nay, 23/23 các xã đã có trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1; có 8 xã đang tiếp tục đăng ký triển khai đầu tư xây dựng để đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2. Đến nay bình quân ở các xã có khoảng trên 46% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế nên việc khám chữa bệnh cho nhân dân được phục

vụ tốt hơn.

- Về văn hóa: Sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình, cơ sở vật chất

văn hóa được quan tâm, đã có 164/177 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sông văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức, có trên 80% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 112/177 thôn đạt làng văn hóa; năm 2016, có 05 xã Tân Thịnh, Tân Dĩnh, Yên Mỹ, An Hà và Nghĩa Hưng đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Các thôn đã xây dựng các thiết chế văn hóa và đã hình thành được câu lạc bộ (đội văn nghệ).

- Về môi trường: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về công tác bảo vệ

môi trường nên người dân nông thôn đã tích cực hưởng ứng các phong trào về vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh, cải tạo vườn tạp, cải tạo công trình vệ sinh, sửa sang cổng ngõ, thành lập 66 tổ thu gom và xử lý rác thải, góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp, 88 bãi rác thải được xây dựng. Có trên 79,6 % số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Về lao động và giải quyết việc làm, giảm nghèo: Trong 5 năm, tổ chức

đào tạo dạy nghề được 73 lớp với 2.215 người tham gia, tổng kinh phí đào tạo trên 1,4 tỷ đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40,6%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2012 còn 6,58% (kế hoạch 6,69%).

4.1.1.6. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay 100% cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; hàng năm công tác tập huấn cho cán bộ cấp xã được quan tâm; các xã đã xây dựng được tổ chức hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; công tác an ninh trật tự được giữ vững, phong trào toàn dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự được đẩy mạnh.

4.1.1.7. Công tác vận động chung tay xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện lồng ghép các chương trình, các nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới như: Phát động phong trào thi đua “Lạng Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, Uỷ ban mục tiêu quốc gia huyện triển khai Cuộc vận động “Nâng cao chất

lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; Huyện đoàn phát động phong trào “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”; Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng mô hình “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới;.... để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới, từ đó vận động nhân dân đóng góp tiền, sức lực và đất đai vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Qua 05 năm thực hiện tại 5 xã điểm xây dựng nông thôn mới đã huy động nhân dân đóng góp được 21,16 tỷ đồng gồm tiền mặt, ngày công lao động và 15.000 m2 đất các loại, nhiều hộ dân đã chủ động tháo dỡ tường rào để mở rộng đường giao thông nông thôn. Một số địa phương có những cách làm hay trong việc huy động vốn đối ứng như việc vận động các doanh nghiệp địa phương, các cơ quan, đơn vị gúp đỡ, vận động con em là người địa phương đang công tác, điển hình như xã Yên Mỹ, Tân Dĩnh, An Hà…

4.1.1.8. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các xã đăng ký tiêu chí phấn đấu hoàn thành trong năm. Qua tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (19 tiêu chí), kết quả hoàn thành các tiêu chí của các xã trên địa bàn huyện sau 5 năm thực hiện cụ thể như sau:

- Xã đạt 19 tiêu chí: 5 xã, đạt 21,74% - Xã đạt 10 - 12 tiêu chí: 6 xã, đạt 26,09%; - Xã đạt 2 - 9 tiêu chí: 10 xã, đạt 52,17%.

Có thể nói, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân, hệ thống chính trị ở các xã miền núi được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn các xã miền núi của huyện Lạng Giang, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang

(Tính đến cuối năm 2016)

Tiêu chí Tỷ lệ xã đạt Số xã chưa đạt

I. Về quy hoạch

1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 23/23 0

II. Hạ tầng kinh tế - xã hội

2. Giao thông 7/23 16

3. Thuỷ lợi 8/23 15

4. Điện 5/23 18

5. Trường học 11/23 12

6. Cơ sở vật chất văn hóa 5/23 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 61)