Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tạ

4.2.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách huy động nguồn lực

Trong những năm qua, huyện đã chủ trương, chính sách huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu huy động từ phía người dân sống trên địa bàn huyện. Điều này bước đầu đã đạt được kết quả tốt do huyện đã kết hợp với các ban ngành liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, bám sát vào nội dung đã quy hoạch. Những chủ trương này kịp thời, tương đối đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện trong huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.

Việc thực thi các biện pháp huy động nguồn lực trên địa bàn xã được thực hiện theo Quyết định 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và Thực hiện quyết định số: 19/2011/QDD-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành chương trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020. Từ công tác quy hoạch đến việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM xã đã chỉ đạo thực hiện theo các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện của Trung ương, thị xã đến xã. Hiện nay việc huy động nguồn lực trên địa bàn xã đang được triển khai theo quyết định số: 19/2011/QDD-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành chương trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, cùng với các chủ trương của thị xã, của HĐND, UBND huyện

Lạng Giang về thực hiện chương trình xây dựng NTM. Các chính sách này được ban hành và được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình huy động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường chính sách của huyện. Theo ban quan lý thực hiện chương trình xây dựng NTM thì yếu tố, cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn ( 58,08%) tới công tác hoàn thành xây dựng NTM. Các phương hướng và phương pháp huy động được nêu trong đề án cũng ảnh hưởng lớn (27,92%) tới việc hoàn thành công tác xây dựng NTM.

Có thể cho rằng, cơ chế huy động nguồn lực là bộ xương sống của việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM. Bản thân cơ chế có tốt, cơ chế có mở cửa, hấp dẫn thì mới thu hút được nguồn lực để thực hiện. Hầu hết số hộ điều tra cho rằng, cơ chế huy động nguồn lực ở huyện Lạng Giang là tốt. Qua điều tra thực tế cho thấy, những hộ có nhận xét tốt (57,78%) là do họ nhận được sự hưởng lợi từ chương trình này nhiều hơn so với các hộ nhận xét là không tốt (20%). Các hộ có nhận xét là không tốt họ tham gia các buổi họp dân một các gượng ép, bắt buộc, thậm chí họ còn lôi kéo những hộ khác đồng ý với quan điểm của mình. Điều đó gây cản trở lớn đối với việc huy động nguồn lực từ dân cho xây dựng NTM.

Bảng 4.27. Ý kiến của người dân về cơ chế huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Tốt 52 57,78

2 Bình thường 20 22,22

3 Không tốt 18 20,00

Tổng 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Bên cạnh các cơ chế chính sách, các quyết định các thông tư được ban hành. Hiện nay, việc áp dụng một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện đang gặp phải một số khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã là khác nhau và các chính sách của Đảng và Nhà nước thì không thể chi tiết: Như vấn đề về quy hoạch không có con số cụ thể để tiến hành thực hiện, Việc xây dựng đường giao thông nông thôn tại huyện theo quy định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM không đề

cập đến việc chi tiết làm đường như, bề mặt đương rộng bao nhiêu? Cứng hóa bao nhiêu bê tông thì đạt chuẩn? Tỷ lệ xi măng, sắt thép là bao nhiêu?... Thực tế cho thấy chính sách của nhà nước quyết định sự tham gia của người dân và các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể trong xã hội vào các hoạt động chương trình xây dựng NTM. Việc đề bạt lên cấp trên việc thay đổi chính sách và các điều mục chính sách phù hợp với nhu cầu của huyện là hoàn toàn cần thiết trong cơ chế mà tình hình phát triển kinh tế của địa phương như hiện nay, để công tác thực hiện huy động xây dựng NTM ngày càng hiệu quả và nhanh được hoàn thành hơn. Mỗi xã khác nhau cần có những chính sách riêng để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ngoài ra, huyện hiện vẫn đang gặp phải khó khăn về thủ tục hành chính khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đấu giá đất xen kẹt...các hộ dân tự mình góp tiền của và công sức làm đường trong xóm mình, khi làm xong họ giải trình lên cấp trên xin lại kinh phí đã bỏ ra thì không được thanh toán. Các cấp trên bắt buộc người dân phải làm quá nhiều các thủ tục xin ý kiến từ cấp xã đến cấp huyện sau đó là cấp Trung ương và bắt buộc phải có “hóa đơn đỏ” thì mới được giải quyết. Như vậy việc khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính cơ bản là do cán bộ các cấp chính quyền họ không muốn làm, các thủ tục này còn liên quan đến nhiều người cấp trên cao hơn, nhiều vấn đề mang tính tế nhị khác.

Do là các xã điểm thực hiện mô hình NTM nên các nguồn vốn để thực hiện tất cả các hạng mục phần lớn dựa vào nguồn đấu giá sử dụng đất, nguồn vốn huy động từ dân vẫn còn ít, nên triển khai đầu tư chưa đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng song nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra. Vấn đề giải ngân các xã vẫn đang gặp nhiều bất cập, việc đầu tư cho các hạng mục còn chưa hợp lý nên chưa đạt kết quả cao. Tình trạng này nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn các xã.

Như vậy yếu tố này do chất lượng của bản cơ chế chính sách quyết định. Nếu tốt thì công tác thực hiện huy đông nguồn lực xây dựng NTM sẽ hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)