Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạng Giang

Từ kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lạng Giang, như sau:

Thứ nhất, Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong huy động

nguồn lực cho xây dựng NTM. Người dân phải biết, được bàn bạc ngay từ bước lập quy hoạch, đề án, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện Chương trình; từ đó phát huy được nội lực từ phía người dân một cách tối đa.

Thứ hai, Sự hỗ trợ của nhà nước rất quan trọng nhưng không phải là tất cả

và sẽ là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp chính mình. Cán bộ cần khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau đây là vấn đề mấu chốt để phát triển nông thôn.

Thứ ba, Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng để làm gương cho kẻ

khác và tạo niềm tin trong nhân dân, đồng thời đảm bảo rằng tất cả vật lực, tài lực huy động từ các nguồn đều được sử dụng vào các dự án phát triển NTM.

Thứ tư, Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, xác định cơ sở hạ tầng vững

chắc là nền tảng cho quá trình tiếp theo.

Thứ năm, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho ai cũng biết về

chương trình NTM, xác định được nhu cầu của dân để làm thay đổi nhận thức của người dân về đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM từ đó dễ dàng vận động được người dân góp ngày công lao động, kinh phí, hiến đất.

Thứ sáu, Mở các lớp dạy nghề ở ngay địa phương phù hợp với các nghề phổ biến ở xã để tận dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có ở xã, nâng cao trình độ chuyên môn nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 41)