tại các xã miền núi
Chương trình xây dựng NTM cần huy động rất nhiều nguồn lực bao gồm cả nội lực và ngoại lực.
2.1.4.1. Huy động nguồn lực tài chính
a. Nguồn đóng góp của cộng đồng
Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ… Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập. Đóng góp để xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất… Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước (Bùi Thọ Quang, 2016).
b. Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, hộ tư nhân
Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như Chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu gom và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến phà, bến đò… Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ (kho hàng, khu trồng rau, hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống…). Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công… (Đỗ Hoài Nam, 2001).
c. Vốn tín dụng
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước được phân bổ cho các tỉnh theo các chương trình: Kiên cố hóa kênh mương; đường giao thông nông thôn; cơ sở hạ tầng làng nghề và nuôi trồng thủy sản. Nguồn vốn vay thương mại (Đỗ Hoài Nam, 2001).
d. Vốn ngân sách (bao gồm cả Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
Vốn từ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo
trên địa bàn. Vốn trực tiếp cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Thị Lan Hương, 2012).
e. Các khoản thu ngân sách nhà nước từ đất đai
Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư; thu lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất (mua, bán nhà đất). Thu tiền sử dụng đất từ xử lý các tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai (xử lý vi phạm lấn chiếm, mua bán đất trái thẩm quyền…). Thu tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất công và đất công ích thuộc xã quản lý làm dự án (Đỗ Hoài Nam, 2001).
f. Vốn thực hiện xã hội hóa
Nguồn vốn này do các tổ chức và cá nhân tự bỏ vốn, góp vốn cùng Nhà nước, doanh nghiệp, đầu tư thực hiện chương trình, xây dựng cơ bản… (Đỗ Hoài Nam, 2001).
g. Vốn ủng hộ, vốn tài trợ
Nguồn vốn ủng hộ, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn khác. 2.1.4.2. Huy động nguồn lực đất đai
Nguồn lực đất đai phục vục cho xây dựng các cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, việc các cơ sở hạ tầng cần được người dân ủng hộ đất do việc quy hoạch hiện nay chưa có tầm nhìn rộng cho nên khi tiến hành xây dựng NTM các công trình cần cải tạo, làm mới sẽ phạm vào đất của người dân. Người dân tham gia ủng hộ đất chủ yếu được dùng vào cho xây dựng các công trình phục vụ chính nhu cầu của người dân như: nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… Để người dân ý thức được vai trò của đóng góp đất cần những biện pháp tuyên truyền tích cực từ phía chính quyền (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.4.3. Huy động công lao động từ người dân
Với việc đóng góp tài chính, đất đai thì người dân còn tham gia đóng góp công lao động, công lao động được người dân đóng góp bằng hình thức trực tiếp tham gia lao động vào các công trình được vận động sức dân như: nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống trạm, trường… Việc đóng góp bằng công lao động có ý nghĩa rất lớn khi các nhóm hộ nghèo không có tài chính đủ để đóng góp cho công cuộc xây dựng NTM thì họ có lao động, có
sức để đóng góp. Giúp cho việc bình đẳng cao hơn trong xã hội nông thôn (Vũ Đức Lập, 2009).