Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi
2.1.5.1. Chính sách huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Các chủ trương, chính sách liên quan đến huy động nguồn lực trong xây dựng NTM là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nước ta áp dụng nhằm huy động tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng NTM theo mục tiêu đã định.
Về phía Nhà nước: Các chủ trương chính sách huy động nguồn lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, làm mới bộ mặt nông thôn. Một số chính sách có ý nghĩa tích cực từ phía Nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM như: Chính sách quản lý và sử dụng đất đai; chính sách hỗ trợ vốn; chính sách huy động vốn; chính sách huy động sự đóng góp nội lực của người dân…Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của Nhà nước đối với các vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng điều kiện KT - XH còn khó khăn là điều vô cùng cần thiết và thường được thực hiện qua các chương trình mục tiêu như: Chương trình xây dựng nhà văn hóa; tu sửa trường học; xây dựng đường giao thông ngõ xóm, đường nội đồng; cung cấp nước sạch…Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò như “vốn mồi” để thu hút sự đóng góp của các tổ chức khác (Vũ Đức Lập, 2009).
Về phía địa phương: Các địa phương đều quán triệt, triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Nhà nước về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM vào thực tế. Tuy nhiên để áp dụng các chính sách hiệu quả thì mỗi địa phương sẽ có điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình trong phát triển (Vũ Đức Lập, 2009).
2.1.5.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương
Các yếu tố đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến huy động nguồn lực trong xây dựng NTM, đặc biệt là đất đai. Đất đai là nguồn lực quan trọng tạo nền móng vật chất hữu hình cho quá trình hình thành và phát triển nông thôn. Những vùng có điều kiện thuận lợi có thể đạt hiệu quả cao đối với các dự án huy động nguồn lực. Ngược lại những vùng có điều kiện tự nhiên, KT - XH kém phát triển sẽ cho hiệu quả dự án thấp.
Ngoài ra, đặc điểm xã hội của vùng cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực cho xây dựng NTM như: Phong tục, tập quán sản xuất canh tác của người dân, trình độ dân trí của người dân. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tính khả thi của các công trình, dự án thông qua nhận thức và sự đóng góp cả vật chất và tinh thần (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.5.3. Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ cơ sở
Đối với chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác huy động nguồn lực trong xây dựng NTM nói riêng thì không thể thiếu sự tham gia của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ cơ sở có nhiệm vụ thực hiện các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức tuyên truyền cho người dân và trực tiếp tham gia quản lý xây dựng các công trình. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt thì tiến độ thực hiện dễ dàng và chất lượng các công trình thường cao. Ngược lại, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, năng lực quản lý còn yếu kém sẽ làm chậm tiến độ công việc và chất lượng công trình không cao (Vũ Đức Lập, 2009).
2.1.5.4. Nhận thức về sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới Để đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM, cần tạo ra một động lực mới mạnh mẽ, trong đó vấn đề nổi lên là làm sao để người dân tham gia quá trình này một cách chủ động nhất. Người dân chính là chủ thể của quá trình, vừa là người thực hiện đồng thời cũng chính là người hưởng lợi từ chương trình này. Vì thế nhận thức và sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án đặc biệt là huy động nguồn lực có vai trò quan trọng. Người dân có hiểu biết và tham gia chủ động vào các hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến giám sát, quản lý sẽ là động lực lớn giúp công tác huy động nguồn lực đạt hiệu quả tối đa. Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng NTM, người dân cũng là đối tượng chủ yếu sử dụng và duy tu thường xuyên các công trình (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.1.5.5. Cơ chế giải ngân vốn nhà nước hỗ trợ cho các dự án do nhóm thợ và cộng đồng dân cư thực hiện
Đối với chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác huy động nguồn lực trong xây dựng NTM nói riêng thì không thể thiếu sự tham gia của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ cơ sở có nhiệm vụ thực hiện các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức tuyên truyền cho người dân và trực tiếp tham gia quản lý xây dựng các công trình. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt thì tiến độ thực hiện dễ dàng và chất lượng các công trình thường cao.
Ngược lại, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, năng lực quản lý còn yếu kém sẽ làm chậm tiến độ công việc và chất lượng công trình không cao (Đỗ Hoài Nam, 2001).