Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tạ
4.2.4. Trình độ học vấ n nhận thức của người dân
Mỗi chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn đều lấy người dân là mục tiêu trung tâm, điều đó nói lên vai trò quan trọng của người dân. Khi người dân vẫn đứng ngoài cuộc thì mọi chính sách áp dụng đều dẫn đến thất bại bởi không có sự tham gia của người hưởng lợi, người chịu trách nhiệm. Người dân có hiểu, có đồng tình ủng hộ thì họ mới tự nguyện góp sức người, sức cuả cho công tác xây dựng NTM. Vai trò của người dân ở đây là “dân biết, dân là, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. Khi người dân đã nhận thức đúng vai trò của mình họ sẽ tham gia nhiệt tình như một người chỉ đạo chính trong xây dựng NTM. Chính vì vậy nhận thức của người dân về vai trò của mình là yếu tố quyết định thành bại trong xây dựng NTM.
Trình độ học vấn của người dân cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự đóng góp của người dân trong quá trình xây dựng NTM qua bảng số liệu cho thấy:
Bảng 4.28. Trình độ văn hóa của các hộ tại tại địa bàn nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Tiểu học 48 53,33
2 Trung học cơ sở 30 33,33 3 Trung học phổ thông 12 13,33
Tổng 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
- Người được điều tra tốt nghiệp tiểu học, có mức độ đóng góp tài chính, đất đai và nguyên vật liệu ít, tuy đổng giá trị đóng góp công lao động thứ 2 nhưng bình quân đóng góp công lao động của 1 người lại là cao nhất do có 48 hộ
tốt nghiệp tiểu học. Có thể trình độ dân trí chưa cao, hầu hết các hộ dân chỉ dừng lại ở mức tốt nghiệp tiểu học hầu hết là hộ nghèo nên do tự ti, họ tham gia họp dân một cách khiêm tốn, và có sự đóng góp ý kiến một cách thụ động, không nhiệt tình.
- Người được điều tra tốt nghiệp Trung học cơ sở có mức đóng góp tài chính đứng thứ 2, tuy vậy bình quân đóng góp của một người không cao hơn so với các hộ tốt nghiệp TH nhiều. Giá trị quyên góp đất của các hộ này đứng thứ 2 nhưng do quá nhiều hộ điều tra nên giá trị bình quân là ít nhất. Tuy nhiên các buổi họp của xã, đại diện các hộ tham gia đóng góp ý kiến nhiệt tình cho xây dựng NTM tại địa phương.
- Người được điều tra tốt nghiệp Trung học phổ thông có mức đóng góp bình quân tài chính, đất và nguyên vật liệu cao nhất, vượt hơn hẳn các hộ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tuy nhiên do có nhiều công việc nên các hộ này tham gia đóng góp ngày công lao động một các rất khiêm tốt, trung bình chỉ 2.500.000 đồng quy theo giá trị của một hộ đóng góp.
Qua đó chúng ta thấy rằng, trình độ dân trí và việc người dân hiểu biết chương trình NTM hết sức quan trọng. Như vậy trước hết cần phải điều tra xem, người dân có hiểu biết về chương trình xây dựng NTM của địa phương hay không? Để ban lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương có những biện pháp vận động tuyên truyền hợp lý.
Đặc điểm về trình độ dân trí, văn hóa ảnh hưởng nhiều tới nhận thức của người dân và sự đóng góp về tiền của, sức lao động, hiết đất...Người dân ở huyện có trình độ nhận thức tương đối khá nên có ảnh hưởng tích cực trong việc nhận thức về đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM. Hầu hết người dân đã biết về chương trình xây dựng NTM, và đã tích cực tham gia đóng góp ngày công, tiền mặt để xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên việc đóng góp vốn của người dân vẫn còn thấp, chỉ chiếm 12,22% trong tổng cơ cấu vốn xây dựng NTM; việc tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông vẫn còn hạn chế, hiện toàn bộ huyện mới chỉ có một vài trăm hộ tự nguyện hiến đất, có hiến cũng chỉ một phần diện tích nhỏ. Đây đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền.
Sự tham gia đóng góp nguồn lực của người dân có vai trò quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân vẫn còn chưa cao. Do việc tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã rộng nhưng chưa
sâu nhiều cán bộ chưa hiểu hết về chương trình xây dựng NTM nên không thể truyền đạt tốt cho người dân hiểu dẫn đến tình trạng nhiều người mới chỉ biết nhưng chưa hiểu rõ về nội dung và mục đích của chương trình, chưa hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng góp nguồn lực phục vụ cho xây dựng NTM. Ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong các hoạt động lập kế hoạch, đến quản lý, giám sát, sử dụng còn chưa cao, làm giảm sự đóng góp, ủng hộ của người dân. Các doanh nghiệp rất muốn tham gia đóng góp nhưng họ cũng gặp những khó khăn về vốn, trong khi thủ tục vay vốn rất ngặt nghèo. Để vay được vốn thì người vay vốn phải có thế chấp, trong khi đó người vay vốn chủ yếu lại là người nông dân nên điều kiện đó họ không đáp ứng được.
Số liệu điều tra là 90 hộ dân trong đó tỷ lệ tham gia họp bàn lập kế hoạch xây dựng NTM của người dân chiếm 22,22%. Trong 20 hộ tham gia thì có tới 12 hộ tham gia một cách tự nguyện chiếm 60% tổng số hộ tham gia họp bàn, 40% còn lại là do được thôn cử đi. Có 70/90 hộ dân không tham gia đóng góp ý kiến họp bàn về xây dựng NTM chiếm 77,78%, lý do quan trọng nhất khiến họ không tham gia đó là họ không có thời gian chiếm 57,14% tổng số hộ không tham gia họp bàn, còn việc không biết về chương trình xây dựng NTM chỉ có 13/90 hộ điều tra..
Bảng 4.29. Tỷ lệ người dân tham gia họp bàn lập kế hoạch
STT Nội dung Số hộ (hộ) Mức độ tham gia (%)
I Tổng số hộ điều tra 90 100,00 II Số hộ tham Gia 20 22,22
1 Lý do tham gia
- Được thôn cử đi 8 40,00
- Tự nguyện 12 60,00
2 Lý do không tham gia - Không quan tâm 17 24,29 - Không có thời gian 40 57,14
- Không biết 13 18,57
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Việc người dân có tham gia vào công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM của huyện hay không ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các tiêu chí trong
bộ tiêu chí quốc gia. Việc tham gia của người dân làm giảm đi một phần không nhỏ trong nguồn kinh phí thực hiện huy động. Lấy ý kiến của người dân góp phần hoàn thiện hơn công tác huy động, hiểu được ý dân muốn gì, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của chính các hộ gia đình trong huyện.