Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tạ

4.2.3. Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở

Đội ngũ cán bộ cơ sở xã có vai trò quan trọng trong chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác huy động nguồn lực trong xây dựng NTM nói riêng. Đội ngũ cán bộ các xã làm NTM qua phỏng vấn 30 người, trong đó có 9 chức danh công chức và 21 cán bộ chuyên trách. Tỷ lệ cán bộ NTM đạt chuẩn của Bộ nội vụ đạt 100%. Số lượng cán bộ NTM về cơ bản đã đủ về số lượng, có trình độ cao, có tới 83,3% số người có trình độ đại học và tương đương đại học

Cán bộ của địa phương đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định trong xây dựng nông thôn mới, từ việc tiếp thu các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc xây dựng NTM từ đó khảo sát xây dựng đề án NTM sát với thực tế địa phương, hợp lý, có tính khả thi để nhận được sự đầu tư của nhà nước. Sau khi đề án được phê duyệt cán bộ có các kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện đề án.

Đối với nhân dân thì có kế hoạch tuyên truyền để huy động đóng góp từ dân địa phương, phát huy vai trò chủ đạo của người dân trong xây dựng NTM.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cán bộ lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với địa phương đồng thời đưa ra các ưu tiên, ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương.

Ngoài ra cán bộ cần có năng lực để đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng NTM. Cán bộ cũng phải đi đầu làm gương trong các chương tình dự án kêu gọi đóng góp xây dựng NTM.

Cán bộ vừa là người chỉ đạo, vừa là người làm cùng, vừa là người giám sát, đánh giá nếu không có năng lực sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ trên.

Hơn nữa, cán bộ địa phương còn đóng vai trò không nhỏ trong phát triển kinh tế, tìm hướng đi chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân trong huyện, vừa phải nắm vững điều kiện kinh tế của huyện, vừa phải tiếp thu KH-KT tìm tòi sáng tạo để có những cách làm hay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tuy nhiên, đội ngũ vẫn còn hạn chế kiến thức về xây dựng NTM và huy động nguồn lực trong xây dựng NTM. Vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng cũng như việc phân cấp đầu tư còn bất cập, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của huyện. Các cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo để đưa việc quản lý xây dựng vào nề nếp. Việc dự kiến chi phí thường thấp hơn chi phí thực tế và dự kiến hoàn thành thường lạc quan quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn

đến việc làm chậm tiến độ dự án đầu tư một phần ảnh hưởng là do trình độ chuyên môn của các cán bộ không được tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng huy động nguồn lực trong huyện: Cán bộ chủ chốt trong ban quản lý chỉ giữ vai trò kiêm nhiệm, không chuyên sâu. Việc tham gia từ khâu quy hoạch đến triển khai thực hiện, huy động và phân bổ nguồn lực mang tính chậm trễ, không có hiệu quả, đôi khi làm việc theo kinh nghiệm thực tế. Nhiều cán bộ vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế huy động nguồn lực, công tác đề bù đất đai... gây ra việc tuyên truyền sai lệch, huy động nguồn lực không đầy đủ, tốn kém chi phí, mất lòng tin của nhân dân... điều này gây khó khăn cho công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 91)