Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.3. Một số nghiên cứu liên quan

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM thôn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, được Đảng, Nhà nước và toàn dân đặc biệt quan tâm. Từ khi bắt đầu có chương trình xây dựng NTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng NTM, cụ thể:

1. Thủ tướng Chính phủ (2010). “Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010)”. Đây là một quyết định mang tính chiến lược. Nó được phổ biến rông khắp trong cả nước. Quyết định này cụ thể hóa các mục tiêu cần pải thực hiện trong hoạt động xây dựng NTM, thông qua quyết định này đề cập đến tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình xây dựng NTM là vô cùng quan trọng trong cả nước. Tất cả các tỉnh các huyện các xã trong cả nước cần phải thực hiện quyết định này để nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng và xóa đói giam nghèo phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2. “Giải pháp huy động vốn để thực hiện đề án nông thôn mới tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” được nghiên cứu bởi Nguyễn Thị Vân Anh; đã đề cập khá chi tiết về nhu cầu sử dụng vốn cho từng hạng mục cho xây dựng NTM, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM, tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp huy động vốn từ ngân sách thành phố; ngân sách huyện; ngân sách xã; vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu trương ướng, thành phố; từ cộng đồng; từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hợp tác xã, tư nhân nhằm huy động đủ số vốn đảm bảo các mục tiêu đề ra, phấn đấu đến 2015 xã Dương xá hoàn thành việc xây dựng NTM theo mục tiêu của Chính phủ. Nghiên cứu đã đề cập rất chi tiết và đầy đủ các giải pháp để huy động nguồn vốn một cách tối đa cho xây dựng NTM, nhưng chưa đề cập đến một số nguồn lực khác cũng rất cần thiết cho xây dựng NTM như: Lao động, đất đai…từ đó dễ dẫn đến cái nhìn thiên lệch về việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác nhau cho xây dựng NTM.

3. Luận văn thạc sĩ của Vũ Đức Lập (2008) “ Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng Sông Hồng”. Với nội dung này làm sáng tỏ vai trò của người dân trong xây dựng NTM, tìm ra khó khăn, hạn chế từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng NTM.

4. Luận văn thạc sĩ của Tạ Thị Thủy (2013)“ Huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” luận văn cho thấy, và đề cập chi tiết về thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang thời gian qua bao gồm các nội dung: Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực từ sức dân, từ các tổ chức kinh tế trong xã hội, nguồn lực từ các chương trình phối hợp lồng ghép, việc sử dụng nguồn lực, đánh giá kết quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM, đồng thời đưa ra một số giải pháp trên cơ sở thực tế và có thể thực hiện ngay tại địa bàn về huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Yên Dũng Tỉnh Bắc Gang.

5. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phan Đình Hà (2011) “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An” luận văn đề cập chi tiết đến thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện và việc hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của MTQG. Bên cạnh đó nêu nên những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng NTM huyện. Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM ở xã gồm các giải pháp vi mô, vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)