Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG (Trang 65 - 68)

Hình 2.2 : Seal hải quan

3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam

Những năm gần đây ngành dịch vụ Logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng đóng vai trị quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng.

3.1.1. Cơ hội

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác… đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải.

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải như: đường bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều cảng nước sâu, có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống được bộ dọc theo đất nước.

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển logistics khi tham gia các hiệp định quốc tế như: CPTPP, FTA, AFTA. Khi tham gia các hiệp định quốc tế sẽ mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư, gia tăng quy mô, hiệu quả kinh doanh cũng như giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp Logistics. Bên cạnh đó sẽ làm hoạt động xuất nhập khẩu sôi động hơn và đây là cơ hội gia tăng khách hàng cũng như mở rộng quy mô thị trường dịch vụ hậu cần đặc biệt là dịch vụ hậu cần quốc tế. Đặc biệt hơn những cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan và cam kết tạo điều kiện thương mại mang đến kỳ vọng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần làm giảm chi phí dịch vụ hậu cần.

hạ tầng, cơ cấu lại thị trường vận tải hàng không vào năm 2020 sẽ góp phần phát triển thị trường vận tải hàng hóa và tăng vai trò vận tải hàng không, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm và vùng sâu vùng xa. Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế đang và sẽ đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn các công trình kết cấu hạ tầng như khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Hà Khẩu – Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Mặt khác, các thể chế như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu… tiếp tục được củng cố, cải thiện. Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động giao nhận đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý nhà nước cũng như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7/2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm 2007 sẽ áp dụng trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rât lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, hàng container qua các cảng biển Việt Nam đạt hơn 14,2 triệu TEU và dự báo tiếp tục tăng trong năm 2020, tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn. Tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước. Khắc phục tình trạng trên chính là điều kiện, tiền đề cho việc xây dựng Việt Nam thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa và phân phối quốc tế.

3.1.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, ngành giao nhận vận tải của Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, cũng như các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành.

Khi nói đến đối tượng sử dụng dịch vụ logistics, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng, đặc biệt là các công đoạn còn lại từ cảng trong nước đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình giao nhận vận tải cịn nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn so với các nước. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết hợp tác để tạo ra sức cạnh tranh dẫn đến các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành giao nhận vận tải của Việt Nam. Quy mô hoạt động, vốn và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực có kiến thức và trình độ quản lý logistics cịn rất ít; môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nhà nước ta trong hội nhập logistics. Thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics.

Từ khi tham gia vào những hiệp định quốc tế như CPTPP, FTA, AFTA bên cạnh những quy định có lợi cho ta thì cũng có nhiều quy định mà ngành giao nhận phải tuân thủ. Theo đó, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải có 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà. Đặc biệt, với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đã đến rất gần, được biết, khá nhiều DN logistics các nước thuộc khối ASEAN đã sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Ngoài ra, nhờ vào các FTA, số lượng DN FDI tăng nhanh. Thường thì, những DN này sẽ sử dụng dịch vụ vận tải của các công ty logistics có vốn đầu tư từ nước họ. Như vậy, các DN logistics trong nước sẽ khó tiếp cận, hợp tác làm ăn với những DN FDI trên. Đa phần các DN dịch vụ logistics của VN là DN nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển…; do đó chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan… Chuỗi cung ứng ngành có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng khác nhau theo từng giai đoạn, dẫn đến sự kém hiệu quả ở mức độ hệ thống. Hiệu suất thấp cùng với quy trình hải quan kéo dài và cơ sở hạ tầng kém phát triển dẫn tới chi phí logistics

chiếm đến gần 25% GDP cả nước. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ chi phí logistics trên GDP này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Singapore (8%), Malaysia (13%), Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%). Chi phí logistics theo GDP của Việt Nam cao gần gấp 3 lần so với Hoa Kỳ (7,7%) và gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (11%) và các nước khối EU (10%).

Các số liệu trên cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành logistics VN vẫn còn thấp so với các nước. Cùng với làn sóng các công ty logistics nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư kinh doanh vào VN sau khi các FTA lớn như EVFTA, TPP được ký kết, đây sẽ là thách thức lớn cho các DN logistics nước ta. Bên cạnh đó khách hàng ngày càng khó tính chính là những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w