Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG (Trang 77 - 89)

Hình 2.2 : Seal hải quan

3.4. Một số kiến nghị

Cơ quan Luật

Hiện nay dịch vụ Logistics liên quan tới vận tải đường bộ chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, Công ước về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (CMR), Công ước vận tải đường bộ quốc tế (TIR). Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ Logistics còn chịu tác động của các thoả thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999), Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (1968), Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các tập quán quốc tế như điều kiện giao nhận hàng (Incoterms), quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ, bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…

Hiện nay Việt Nam cũng đã sử dụng Luật thương mại năm 2005 để thay thế cho Luật thương mại 1997, đồng thời các luật hàng không, đường bộ, đường sắt, tường thuỷ nội địa, luật hải quan, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo hiểm cũng ra đời. Năm 2007 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan tới Logistics. Từ việc chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến

năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.

Tóm lại: Do phải chịu nhiều loại luật trong và ngoài nước; đôi khi do không hiểu rõ, hoặc các điều luật bị chồng chéo, thiếu tính thống nhất đã làm cho việc áp dụng luật tại các doanh nghiệp ngành Logistics gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy kiến nghị cơ quan luật nên có các văn bản luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn luật cụ thể, cập nhật sớm tại một địa chỉ thống nhất để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, áp dụng.

Cơ quan hải quan

- Cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong khâu làm thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính. Cải tiến công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời trong hoạt động CBT. Xây dựng sổ tay CBT với đầy đủ hướng dẫn về thủ tục, giấy tờ, luật lệ liên quan của các nước liên quan đến CBT nhằm giúp lái xe và doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí, nhất là chi phí ngoài luồng.

- Cần rà soát tổng thể để có phương án đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ phải nộp xuất trình vừa đảm bảo tính minh bạch, vừa hiệu quả trong quản lý nhà nước. Ngoài ra việc kiểm tra chuyên ngành cũng cần được cải cách. Một số văn bản qua rà soát không còn phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Hiện nay tuy đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận xử lý hồ sơ, dữ liệu thông tin đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành nhưng việc kiểm tra vẫn bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng đúng bản chất của phương pháp rủi ro trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (vẫn kiểm tra theo lô hàng).

- Các hướng dẫn của hải quan phải ngày càng rõ ràng, dễ hiểu và công khai hơn cho các doanh nắm vững các bước khai báo.

- Có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các tiêu cực khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục hải quan.

Cơ quan thuế

Cơ quan thuế cần có những thủ tục đóng thuế, cách thu thuế và thủ tục thu thuế thông thoáng hơn, đơn giản hơn đó là điều mà các doanh nghiệp luôn mong

muốn. thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp cần nhanh chóng, đơn giản hơn cho các doanh nghiệp khi họ đi hoàn thuế.

Cần có những biện pháp hạn chế những tiêu cực khi các doanh nghiệp tới cơ quan thuế để hoàn thuế. Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác đầu tư và xúc tiến thương mại với nước ngoài, thường xuyên tổ chức các chương trình; hội chợ; triển lãm hàng hoá của Việt Nam ở trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình ra thế giới, đồng thời đây cũng là hoạt động kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Cơ quan lãnh đạo nhà nước

Các cơ quan nhà nước cần tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ trong Quyết định số 200/QĐ-TTG ngày 14/2/2017 tại các bộ ngành địa phương và hiệp hội. Các Bộ ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng được đà phát triển mạnh. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Một trong những nôi dung quan trọng nhất trong chuỗi nghiệp vụ thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu đó là giao nhận hàng hoá.

Là công ty dịch vụ vận tải và Logistics hoạt động có uy tín trong và ngoài nước, Danalog luôn nỗ lực khai thác những tiềm năng sẵn có để nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thị trường hiện tại cũng như mở rộng thị trường mới. Danalog đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường trong và ngoài nước, công ty đang dần hoàn thiện để trở thành một công ty giao nhận hàng đầu Việt Nam. Những kết quả mà công ty đạt được cũng nhờ vào những bước đi đúng đắn và sự am hiểu thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty. Nhờ vào quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đảm bảo rằng hàng hoá được giao và nhận theo đúng thời gian quy định, theo đúng yêu cầu của khách hàng. Qua bài Khoá luận tốt nghiệp này, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát hơn về cách thức tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cụ thể là quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ. Đồng thời chúng ta thấy được nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ là một bước nhỏ trọng hoạt động ngoại thương nhưng đóng vai trò rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu, nắm vững nghiệp vụ hải quan, nắm bắt kị thời những quy định của Nhà nước ban hành và luôn cập nhập những quy định mới, tuân thủ đúng quy định của Pháp luật Việt Nam. Trong thời gian thực tập thực tế tại công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty, em đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều điều, được trực tiếp trải nghiệm, trực tiếp cọ sát với thực tế để so sánh với lý thuyết và thấy rằng những kiến thức được trang bị trên giảng đường ở trường đại học Duy Tân thật quý báu, sát thực tế và rất cần thiết để chúng em có thể vận dụng trong quá trình đi làm sau này.

Vì thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn, bài báo cáo này chưa thể đề cập được hết tình hình giao nhận hàng hoá bằng đường bộ tại công ty, song báo cáo là kết quả nghiên cứu về mặt lý luận trong quá trình học tập tại trường và qua thực tế tại công ty thực tập. Em hy vong rằng, với những gì đã trình bày, người đọc có thể nắm được tình hình kinh doanh và các thông tin của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng một cách tổng quát và chính xác nhất. Hơn hết người đọc có thể hiểu được quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ của công ty từ đó có thể áp dụng và thực hiện quy trình một cách chuyên nghiệp và chính xác nhất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Thanh Thương đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

PHỤ LỤC

- Phiếu EIR

- Phiếu cân (VGM)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2012). Logistics và cơ hội phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Giáo trình. Quản trị Logistics kinh doanh.

3. PGS.TS Hoàng Văn Châu, Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, (1999) Nhà xuất bản Kho học và Kỹ thuật.

4. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải bảo hiểm trong ngoại

thương (2007), Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Báo cáo thường niên 2019 của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng.

6. Báo cáo tài chính 2019 của Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng.

7. Hoàng Thị Nguyệt Anh (2009). Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thị Hiền (2010). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dịch vụ vận tải và thương mại Việt Hoa, Khoá luận tốt nghiệp.

9. Luật thương mại Việt Nam 2005

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG (Trang 77 - 89)

w