Vai trò của nhân viên CTXH trong trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.3 Vai trò của nhân viên CTXH trong trường học

Với học sinh: Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh…

Với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.

Với thầy cô giáo: Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ;

Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.

Nói tóm lại, nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em có được điều kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Họ làm việc với cá nhân học sinh, gia đình, với giáo viên,

những nhà quản lý giáo dục khác và các cán bộ trong trường học. Ngoài ra, họ cũng là người hỗ trợ kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá, giới thiệu và điều phối các dịch vụ giữa trường học với cộng đồng. Vai trò của nhân viên xã hội học đường được thể hiện trong các dịch vụ đánh giá, biện hộ cho phụ huynh được tiếp cận các nguồn lực; tạo lập các nhóm nhỏ giải quyết các vấn đề tình cảm xã hội; hỗ trợ cá nhân học sinh trong chương trình giáo dục đặc biệt; liên hệ với địa phương; can thiệp khủng hoảng; giám sát các chương trình phòng ngừa; cộng tác hỗ trợ với giáo viên.

Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức lớn về chất lượng cũng như cách thức đào tạo con người có ích cho xã hội. Các dịch vụ Công tác Xã hội sẽ là một trong những dịch vụ có tác động đáng kể vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi lẽ:

Đối với cá nhân học sinh, sinh viên: Nhân viên Công tác Xã hội sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, khai thác những điểm mạnh để các em có thể tham gia một cách hiệu quả nhất vào quá trình học tập. Gần đây, chúng ta phải chứng kiến nhiều em học sinh bị căng thẳng thần kinh, trầm cảm và cả những vụ tự tử do sức ép của học hành, thi cử ( như vụ tự tử tập thể của nhóm các em nữ học sinh… và nhiều hiện tượng tiêu cực khác). Nhiều em học sinh bỏ học không những vì lý do kinh tế mà còn do không có hứng thú trong học tập. Nhiều em gặp phải những khó khăn về tâm lý, không được cai khuyên giải, tham vấn hỗ trợ nên quá bức xúc, quẩn bách và đi đến tự tử. Thật đau xót khi chúng ta đã phải chứng kiến 5 em học sinh ở Hải Dương rủ nhau tự tử tập thể do những bất ổn về tâm lý với gia đình không được giải toả. Có thể sẽ không có những cái chết và những vòng hoa trắng nếu các em được một ai đó ở trường chăm sóc, hỗ trợ tinh thần.

Đối với mối quan hệ nhà trường, gia đình và cộng đồng: Nhân viên xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối nhằm tạo những điều kiện

tốt nhất cho quá trình giáo dục và đào tạo. Như chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo con người không chỉ nằm ở một khâu trong nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Hiện nay, mối liên kết giữa các cấu thành trên còn lỏng lẻo. Đâu đó vẫn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nếu như một học sinh hư, học kém thì gia đình đổ lỗi cho nhà trường, nhà trường lại đổ lỗi cho gia đình, cộng đồng xã hội.

Đối với giáo viên đặc biệt giáo viên chủ nhiệm: Sẽ bớt các gánh nặng ngoài chuyên môn của mình, giảm tải cho giáo viên để giáo viên bớt căng thẳng stress tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân [28, trang 1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)