Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.2 Lý thuyết vai trò

Thuật ngữ vai trò được nhắc đến từ đầu thế kỷ XX với những công trình nghiên cứu của Horton Coolay, Geogre Herbbert Mead… Thuật ngữ này được các nhà xã hội học vay mượn từ kịch bản sân khấu để miêu tả ảnh hưởng như thế nào tới đời sống xã hội.

Đến nay thuật ngữ :” vai trò xã hội” được sử dụng ngày một rộng rãi với tư cách là một thuật ngữ khoa học quan trọng. Vai trò xã hội được sử dụng để lý giải các quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với xã hội. Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù”. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hóa thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy dự khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn- được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội

khác nhau thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau [15, tr 41, 42].

Vận dụng thuyết vào đề tài nghiên cứu, nhân viên công tác xã hội trong trường học đóng nhiều vai trò khác nhau trong quá trình trợ giúp cho thân chủ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)