Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Năm 2000 phường Lê Hồng Phong được ra đời từ nghị định 53 Cp/2000 của chính phủ về việc mở rộng quy hoạch đô thị thành phố Phủ Lý. Phường Lê Hồng Phong ra đời từ chia cắt một phần của xã Châu Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam trước đây. Ngày 11/11/2000 phường Lê Hồng Phong được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa những truyền thống từ thế hệ cha anh, phường Lê Hồng Phong vẫn luôn giữ gìn và phát huy những bản sắc vốn có, viết tiếp lên những trang sử hào hùng vẻ vang của đảng bộ và nhân dân phường. Cũng từ đây năm 2003 trường THCS Lê Hồng Phong đươc thành lập từ sự chia tách trường Châu Sơn thành hai trường Lê Hồng Phong và Châu Sơn. Trường Lê Hồng Phong được xây mới khang trang thuộc tổ 19 phường Lê Hồng Phong thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam.

Trường được xây dựng khang trang sạch đẹp an toàn với diện tích 12780 m2 đầy đủ các trang thiết bị phòng học với 22 phòng học 2 phòng lãnh đạo, 02 phòng của các tổ chuyên môn, phòng y tế phòng sinh hoạt đoàn đội, các phòng chức năng, phòng thí nghiệm thực hành phòng hoc bộ môn, thư viện trường học, phòng đa chức năng, kho chứa thiết bị thí nghiệm, phòng y tế, bảo vệ, bếp ăn. Khu vực để xe, sân chơi, bãi tập, vệ sinh. Nhà trường có

nhà xe cho giáo viên, nhà để xe cho học sinh có sân chơi cho học sinh chơi và hoạt động tập thể có bãi tập học môn thể dục, sân chơi bóng rổ, bóng đá, cầu lông. Trang thiết bị dạy học sách thư viên (sử dụng sách, thiết bị) nhà trường có thư viện được sở GD-ĐT tỉnh Hà Nam kiểm tra và công nhận đạt chuẩn năm học 2011-2012. Thư viện có số lượng đầu sách tham khảo, sách giáo khoa và hoạt động đúng quy định. Cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ tốt đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Nhà trường có 3 phòng học bộ môn (phòng Vật lý, phòng hóa, phòng sinh học) hoạt động theo đúng quy chế của phòng học bộ môn. Giáo viên thường xuyên sử dụng phòng học bộ môn và sử dụng đồ dùng dạy học thể hiện qua sổ theo dõi và sổ đăng ký sử dụng của cán bộ phụ trách thiết bị.

* Cơ cấu tổ chức nhà trường:

Cán bộ quản lý: 02.

Cán bộ giáo viên 29/29. Ngoài ra còn có nhân viên y tế, nhân viên thư viện, nhân viên văn thư, bảo vệ.

Số học sinh năm học 2013-2014 là 536 học sinh.

*Cơ cấu tổ chức:

Tổ chức lớp học:

Bình quân học sinh các lớp thấp 37,16 học sinh/ lớp. Có 4 khối lớp 6,7,8,9 Khối 6 có 5 lớp khối 7 3 lớp khối 8 3 lớp khối 9 3 lớp

Tổ chức tổ chuyên môn Có 3 tổ chuyên môn Tổ khoa học tự nhiên 12 giáo viên

Tổ khoa học xã hội và nhân văn 12 giáo viên Tổ văn thể mỹ: 5 giáo viên

Nhà trường luôn thực hiện quy chế chuyên môn thực hiện nội dung đảm bảo đúng chế độ sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tháng. Tăng cường hiệu quả sinh hoạt đổ nhóm chuyên môn thảo luận về việc đổi mớ phương pháp,

các chuyên đề. Các tổ luôn lập kế hoạch xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho tổ viên đạt các chỉ tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Tổ hành chính:

Có đủ số người đảm nhận các công việc hành chính, văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ theo các qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở

Có đủ các loại hồ sơ, sổ quản lý và sử dụng đúng theo qui định của Điều lệ trường trung học cơ sở

Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định mức, số lượng và tỷ lệ cán bộ nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn.

Tổ chức Đảng, Đoàn Đội:

Chi bộ Đảng luôn đạt trong sạch vững mạnh.

Hoạt động Đoàn Đội luôn đạt tiên tiến xuất sắc. là trường điểm về các hoạt động Đoàn Đội.

Chất lượng giáo dục: Học lực: Loại giỏi: 11,45% Loại khá: 43,69% Loại trung bình: 44,86% Hạnh kiểm Loại tốt: 75,93% Loại khá: 24,06%

Theo điều tra kết quả tuyển sinh vào các trường THCS trường xếp thứ 7 thành phố. Ngoài những học sonh đỗ vào các trường THCS trường chuyên thì các em đi học nghề cắt tóc, làm công nhân cho các công ty trên địa phương.

Sự phối hợp giữa gia đình nhà trường

Trong 2 năm gần đây với sự thay đổi cách thức của người quản lý mới. Việc thực hiện liên kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh vô cùng khăng khít và mạnh mẽ. Ban phụ huynh của trường hoạt động rất hiệu quả. Trường rất coi trọng mối liên hệ này từ mối liên hệ khăng khít này đã mang lại rất nhiều tích cực cho học sinh cũng như giáo viên. Ngoài các cuộc họp phụ huynh đầu năm học, kết thúc các kỳ thi, tổng kết cuối năm nhà trường tiến hành họp thảo luận với nhiều trường hợp gia đình có học sinh cá biệt. Điêu này là một điều có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự thay đổi từ chính học sinh cũng như phụ huynh học sinh.

Xã hội hóa giáo dục

Trong những năm qua trường luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. cụ thể việc đóng góp xây dựng khuân viên trường, các phòng thiết bị chức năng, cơ sở vật chất…vv

Đánh giá thuận lợi khó khăn

Thuận lợi:

Nhà trường đã có đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như có đầy đủ các loại tài liệu tham khảo và chương trình tập huấn của ngành để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với mọi yêu cầu chỉ đạo của phương pháp dạy học tích cực theo định hướng đổi mới. Đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết với nghề Trường nhận được sự quan tâm từ phía các cấp lãnh đạo, chính quyền phường thành phố cũng như tỉnh Hà Nam.

Khó khăn:

Một số phòng đa năng vẫn chưa có, các phòng đầy đủ thiết bị máy chiếu để việc sử dụng trực quan làm giáo cụ dạy vẫn ít và chưa đầy đủ.

Một số giáo viên vẫn chỉ quan tâm đến việc “rèn chữ” chỉ lên lớp hết tiết về, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa quan tâm tới các học sinh trong lớp của

mình vì thế mối liên hệ giữa giáo viên và học viên còn thấp. Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình và lối sống chưa gương mẫu làm mất đi tính trang nghiêm của người thầy kéo theo sự cợt nhả của một bộ phận học sinh. Đây là một trường nằm ở vùng thành phố mới nhập cư dân trí chưa cao nhưng có điều kiện kinh tế cộng với việc chạy theo xu hướng biến đổi xã hội chiều con một cách vô lối khiến con cái hư, khó bảo lại quay sang trách cứ nhà trường không bảo ban dạy dỗ gây mất thiện cảm với giáo viên làm mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh gặp nhiều khó khăn. Có những em là đối tượng thuộc hộ nghèo, các em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt chiếm 0,4% cũng là sự trở ngại cho phía nhà trường. Sự phát triển của xã hội, kéo theo việc du nhập những văn hóa xấu nhưng chưa có định hướng từ người lớn vì cha mẹ mải lo làm ăn không quan tâm con cái dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Đánh giá việc thực hiện công tác xã hội trong trường:

Khi phỏng vấn sâu với đối tượng là giáo viên về công tác xã hội trong trường học học viên nhận được kết quả gần như các giáo viên còn xa lạ với cụm từ công tác xã hội trong trường học nhưng nếu nói đến tư vấn học đường các giáo viên rất tích cực năng nổ trao đổi. Ở trường hàng năm được phòng GD-ĐT thành phố Phủ Lý đều có lớp tập huấn đầu năm về tư vấn học đường.

Tuy chưa được đào tạo về công tác xã hội nhưng hiệu trưởng trường lại tìm hiểu một số kỹ năng tham vấn kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm trong việc quản lý học sinh và những vấn đề xảy ra trong trường. Chính cô là người sáng lập phòng tư vấn ngay tại chính văn phòng cô. Rất nhiều trường hợp học sinh cá biệt rất khó bảo nhưng khi được cô chia sẻ lắng nghe thì em lại khóc và muốn thay đổi. Đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực và cho chúng ta thấy được vai trò của công tác xã hội trong trường học là như thế nào và điều cần thiết để có công tác xã hội trong nhà trường.

Việc kết nối nguồn lực giữa nhà trường và phụ huynh cũng được ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng đặc biệt với những em học sinh cá biệt có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhà trường luôn có những cuộc gặp gỡ trao đổi nói chuyện để tìm được tiếng nói chung từ đó tim ra cách trợ giúp đối với những em học sinh gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Phải nói rằng công tác xã hội đã xuất hiện và đang được thực hiện tại trường THCS Lê Hồng Phong tuy nhiên nó chỉ mới xuất hiện từng phần nhỏ, nhưng vẫn chưa được thừa nhận và phát triển sử dụng nó trong môi trường trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)