Khó khăn trong mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải

2.1.5 Khó khăn trong mối quan hệ gia đình

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng là nơi bình yên cần thiết nhất gần gũi nhất mà bất kỳ ai cũng muốn hướng về. Gia đình là điểm tựa của các em cung cấp vật chất cũng như những giá trị tinh thần là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách của các em. Nhất là với lứa tuổi THCS đây là lứa tuổi đang gặp “khủng hoảng” bởi sự phát triển đột biến về tâm sinh lý các em đã ý thức đước sự phát triển của cơ thể theo hướng một

ngưới lớn do vậy các em cũng thấy được vị trí xã hội của mình có sự thay đổi, các em có vị trí không ổn định giữa người lớn và trẻ em cùng với việc các em được giao nhiệm vụ nhiều hơn được người lớn đòi hỏi sự cư xử nghiêm chỉnh hơn cũng chính là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng này. Hơn lúc nào hết các em rất cần được cha mẹ quan tâm định hướng, cần cha mẹ hiểu những nhu cầu cần thay đổi của các em trong chính mối quan hệ giữa cha mẹ. Nếu những nhu cầu này không được chấp nhận các em dễ bướng bỉnh, bất bình, không nghe lời. Vì thế khi tiến hành nghiên cứu với các nhóm khó khăn trong mối quan hệ gia đình nghiên cứu đã cho kết quả rằng 158 em học sinh có mâu thuẫn với cha mẹ trên tổng số 200 phiếu phát ra, với các mâu thuẫn chủ yếu là cha mẹ quá kỳ vọng vào các em, cha mẹ nhiếc móc, mắng chửi, cấm đoán, áp đặt suy nghĩ của mình vào các em. Trong quá trình trò chuyện các em chia sẻ rằng các em rất ít khi nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, hoặc các em không muốn chia sẻ bất kỳ điều gì với cha mẹ của mình hoặc cứ mỗi khi các em trình bày ý kiến gì là lại có mâu thuẫn xảy ra, nhiều em cho biết bố mẹ rất hay cáu gắt dù em cố gắng làm mọi cách hài lòng cha mẹ nhưng cha mẹ vẫn không hài lòng, luôn so sánh em với người khác khiến em cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Điều này cũng dễ hiểu khi cả hai phía có những suy nghĩ chất chứa nhưng lại không bày tỏ quan điểm với nhau, đó cũng do một phần tính cách kín đáo của người Phương Đông nên sự cởi mở chia sẻ giữa hai thế hệ bố mẹ và con cái là rất hiếm có. Vì thế mà cha mẹ không hiểu con cái cũng như ngược lại con cái không hiểu cha mẹ nên mâu thuẫn càng dồn lên. Cha mẹ không phải lúc nào cũng có những quyết định hay suy nghĩ sáng suốt nhưng không chịu nghe ý kiến của con, nhiều khi cũng chỉ vì câu nói :”Mày biết gì mà nói”khiến cho đứa trẻ THCS cảm thấy bị tổn thương, cha mẹ không tôn trọng, bản thân bị coi trường gây ức chế cho đứa trẻ, làm cho đứa trẻ đó tự ti, và nó sẽ không bao giờ chia sẻ với cha mẹ điều gì nữa. Việc áp

đặt suy nghĩ của mình vào con cái cũng luôn khiến các em bức xúc và hợp tác một cách miễn cưỡng: “Khi em mong muốn được đi học nhóm vì em khá yếu môn Anh bố mẹ nhất quyết không cho đi vì cứ bảo rằng học thì ít tụ tập thì nhiều. Nhiều khi em muốn mời bố mẹ đến nhóm dự một buổi học nhóm xem chúng em học hiệu quả đến đâu nhưng bố mẹ em cứ bảo vải thưa che mắt thánh, tính lừa bố mẹ,..”.Bên cạnh đó có những em là học sinh cá biệt càng được thể hiện mình hơn khi bố mẹ không quan tâm nên các em sống bất cần hay việc cha mẹ luôn coi con cái mình đúng mặc định cho nhà trường sai cô giáo trù dập các bạn ganh ghét không thế mà có trường hợp phụ huynh học sinh chặn đánh giáo viên gây ra hình ảnh không đẹp về người nhà giáo làm mất đi quyền tôn trọng của học sinh với thầy cô của mình. Có những cha mẹ quá quan tâm đến con, chăm chút cho con từng tí một đã không ngần ngại đọc trộm tin nhắn, sổ nhật ký của con, làm mất đi sự tổn trọng tình yêu thương với cô giáo . Việc cha mẹ quá kỳ vọng mà không tính đến sức học của con khiến các em càng trở nên nặng nề áp lực. “Em quá mệt mỏi với việc cả ngày đến trường để học, tối về lao đầu vào các nơi học thêm. Nếu thi cuối cấp em không vào trường chuyên chắc em sẽ chết quá.” Không chỉ những mâu thuẫn đến từ phía con cái và cha mẹ. Khi cha mẹ xảy ra những xung đột cũng khiến những đứa trẻ tổn thương. “Bố mẹ em thường xuyên cãi nhau, những lúc đấy em thường thu mình vào góc để khóc. Em chán lắm, chỉ muốn bỏ đi cho xong để không phải chứng kiến nữa”. (PVS học sinh nữ lớp 7). Một gia đình có sự bất hòa mâu thuẫn không thể là một môi trường tốt để con cái trưởng thành tốt. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh lại chưa quan tâm chú ý đến những điều này. Họ mặc định đứa trẻ còn nhỏ, không hiểu chuyện mà không biết rằng chúng đang bị tổn thương. Ở lứa tuổi này việc các em đang gặp khủng hoảng tuổi mới lớn rất cần sự quan tâm của cha mẹ. Các em có nhu cầu có khuynh hướng muốn làm người lớn từ đầu tóc trang phục…Việc cha mẹ ra sức cấm

đoán không tạo hiệu ứng tốt mà gây ra sự ức chế miễn cưỡng, nhiều em nếu không kiềm chế sẽ dễ dẫn đến tình bất cần. Tuy vậy ngoài những em có mâu thuẫn với cha mẹ thì những em học sinh còn lại có mối quan hệ với cha mẹ tốt đẹp,những học sinh này chủ yếu ở những gia đình bố mẹ là cán bộ công nhân viên chức. Các em thấy thoải mái dễ dàng chia sẻ khi nói chuyện với cha mẹ của mình. Nhiều em chia sẻ rằng bố mẹ luôn quan tâm một cách chừng mực, bố mẹ cũng là nguồn động viên giúp em học hành tiến bộ.

Có thể nói gia đình luôn là nơi có tầm quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần buồn vui của các em. Vì thế gia đình ấm cúng sẽ tạo ra những nhân cách đẹp. Cách quan tâm đúng mực của cha mẹ chính là nơi các em yên tâm gửi gắm những mối tâm sự của mình với cha mẹ. Tuy nhiên ngược lại nếu gia đình không phải là nơi các em có thể tin tưởng để gửi gắm mà còn khiến các em ngột ngạt mệt mỏi thì cần thiết phải có một người gỡ nút thắt mâu thuẫn làm mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn.

Tóm lại, học sinh THCS đang gặp phải nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ học tập đến mối quan hệ xã hội, sinh hoạt trong cuộc sống…Những điều đó tác động đến tâm đến những suy nghĩ và hành động. Cần hơn nữa sự quan tâm phối hợp của cả nhà trường gia đình và xã hội và chính công tác xã hội sẽ kết nối những nguồn lực đó để các em có thể giải tỏa hết những khúc mắc của bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)